Bài soạn môn Vật lý 9 - Tiết 49 đến tiết 54

A.Mục tiêu:

- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hay trên mô hình hai bộ phận quan trọng của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới

- Nêu được chức năng của thể thuỷ tinh và màng lưới, so sánh được chúng và các bộ phận tương ứng của máy ảnh

- Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, ssiểm cực cận và điểm cực viễn

- Biết cách thử mắt

B. Chuẩn bị:

- Giáo án, SGK, tranh vẽ mắt bổ dọc, mô hình con mắt, bảng thị lực của y tế

C. Các hoạt động dạy học trên lớp

 

doc44 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Vật lý 9 - Tiết 49 đến tiết 54, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 54 Bài 48. Mắt A.Mục tiêu: - Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hay trên mô hình hai bộ phận quan trọng của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới - Nêu được chức năng của thể thuỷ tinh và màng lưới, so sánh được chúng và các bộ phận tương ứng của máy ảnh - Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, ssiểm cực cận và điểm cực viễn - Biết cách thử mắt B. Chuẩn bị: - Giáo án, SGK, tranh vẽ mắt bổ dọc, mô hình con mắt, bảng thị lực của y tế C. Các hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: Đặt vấn đề GV: Đặt vấn đề như tình huống SGK * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt GV: Yêu cầu HS đọc sgk và trả lời câu hỏi mắt gồm có những bộ phận chính nào? HS: Trả lời GV: Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như một TKHT? Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào? HS: Trả lời GV:ảnh của vật mà ta nhìn thấy hiện ở đâu? GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C1 HS: So sánh sự giống và khác nhau GV: Chốt lại và cho HS ghi bảng * Hoạt động 3: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi: Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực hiện quá trình gì? HS: Mắt phải điều tiết GV: Sự điều tiết của mắt là gì? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2 HS: Trả lời GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ ảnh của vật lên võng mạc khi vật ở xa và ở gần tiêu cự của thể thuỷ tinh thay đổi như thế nào? HS: lên bảng vẽ * Hoạt động 4: Tìm hiểu điểm cực cận và điểm cực viễn GV: điểm cực viễn là gì? Khoảng cực viễn là gì? HS: Trả lời GV: Người mắt tốt thì có thể nhìn thấy vật ở rất xa mà không phải điều tiết sau đó cho hai hs so sánh khoảng cực viễn GV: Cực cận là gì? Khoảng cực cận là gì? Tại đó mắt phải điều tiết nên mỏi mắt HS: Xác định điểm cực cận của mình * Hoạt động 5: Củng cố- vận dụng GV: Hệ thống các kiến thức của bài HS: Thực hiện câu hỏi C5 GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C6 HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và yêu cầu HS về nhà học SGK * Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ - Đọc phần có thể em chưa biết - Làm các bài tập SBT - Đọc trước bài “ Mắt cận và mắt lão” Trả lời được biểu hiện của mắt cận và biểu hiện của mắt lão, cách khắc phục hai tật này I/ Cấu tạo của mắt 1. Cấu tạo - Hai bộ phận chính của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới - Thể thuỷ tinh là một TKHT, nó phồng lên dẹt xuống để thay đổi tiêu cự - Màng lưới ở đáy mắt tại đó ảnh hiện lên rõ 2. So sánh mắt và máy ảnh C1: - Giống nhau:Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT, phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh - Khác nhau: Thể thuỷ tinh của mắt có tiêu cự thay đổi được, vật kính của máy ảnh có tiêu cự f không đổi II/ Sự điều tiết Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới F2 A A A1 B1 B2 A2 B B O O F1 III/ Điểm cực cận và điểm cực viễn 1.Cực viễn Cực viễn là điểm xa nhất mà mắt nhìn rõ mà không phải điều tiết Khoảng cách từ điểm cực viễn tới mắt là khoảng cực viễn 2.Cực cận -Cực cận là điểm gần nhát mà mắt còn nhìn rõ - Khoảng cách từ điểm cực cận tới mắt là điểm cực cận IV/ Vận dụng h h’ O F’ C5: C6: Cực cận thì tiêu cự ngắn nhất Cực viễn thì tiêu cự dài nhất * Ghi nhớ(SGK) Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 55 Mắt cận và mắt lão Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn thấy vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK - Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT - Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão - Biết cách thử mắt 2. Kĩ năng Biết vận dụng các kiến thức quang học để khắc phục các tật về mắt II/ Chuẩn bị Giáo án, SGK, kính cận, kính lão III/ Các hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Tạo tình huống học tập GV: Hãy so sánh ảnh ảo tạo bởi TKHT vàg ảnh ảo tạo bởi TKPK? GV:Đặt vấn đề ( SGK) * Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục GV: Chiếu nội dung câu hỏi C1 và yêu cầu HS thực hiện HS: Báo cáo kết quả về sự lựa chọn của mình GV: Chốt lại và yêu cầu HS ghi lại những biểu hiện của tật cận thị mà ta thường thấy GV: Yêu cầu HS thực hiện câu hỏi C2 HS: Tìm hiểu câu hỏi C2 và trả lời GV: Có một kính cận làm thế nàop để biết được đó là TKPK? HS: Trả lời GV: Chốt lại bằng hai phương pháp GV: Yêu cầu học sinh thực hiện câu hỏi C4? HS: đọc SGK về các thông tin GV: Kính cận thích hợp là kính có tiêu cự bằng khoảng cực viễn GV: Yêu cầu HS vẽ hình xác định ảnh của vật qua kính cận và trả lời câu hỏi ảnh của vật qua kính cận nằm trong khoảng nào? HS: Trả lời GV: Nếu không đeo kính mắt có nhìn thấy vật không? Vì sao? HS: Trả lời GV: Kính cận là loại TK gì? Người đeo kính cận với mục đích gì? Kính cận thích hợp với mắt phải có tiêu cự như thế nào? HS: Trả lời GV: Chốt lại * Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện của mắt lão và cách khắc phục GV: Mắt lão thường gặp ở người có tuổi như thé nào? Điểm cực cận so với người bình thường như thế nào? HS: Trả lời GV: Yêu cầu học sinh thực hiện câu hỏi C5 HS:Đưa ra các phương pháp nhận biết kính hội tụ GV: Yêu cầu học sinh thực hiện câu hỏi C6 HS: Lên bảng vẽ ảnh cảu một vật của người mắt lão sau khi đeo kính GV: Hãy giải thích tại sao khi đeo kính hội tụ thì người mắt lão lại nhìn thấy vật bình thường GV: Hãy rút ra kết luận về cách khắc phục tật mắt lão * Hoạt động 4: Củng cố- vận dụng GV: Hệ thống các kiến thức của bài Yêu cầu HS thực hiện câu hỏi C7, C8? HS: Thực hiện GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK * Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà Học phần ghi nhớ SGK và giải thích cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão? Làm các bài tập SBT Đọc trước bài " Kính lúp"và trả lời câu hỏi kính lúp là gì? Cách quan sát một vật qua kính lúp -TKPK: ảnh ảo nằm trong tiêu cự(gần thấu kính) - TKHT: Cho ảnh ảo nằm ngoài tiêu cự( xa thấu kính) I/ Mắt cận 1. Những biểu hiện của tật cận thị C1: + Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường + Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ +Ngồi trong lớp nhìn không rõ các vật ngoài sân trường C2: Mắt cận không nhìn rõ vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận gần hơn mắt bình thường 3. Cách khắc phục tật cận thị Phương pháp 1: Bằng hình học thấy giữa mỏng hơn rìa Phương pháp 2: Để tay ở các vị trí trước kính đều thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật C4: K M F,Cv - ảnh của vật qua kính cận nằm trong khoảng cách từ cực cận đến cực viễn( gần mắt) - Không đeo kính vật nằm ngoài Cv nên mắt không thể đièu tiết nhìn thấy vật được Kết luận : Kính cận là TKPK. Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt II/ Mắt lão 1.Những đặc điểm của mắt lão - Mắt lão thường gặp ở người già - Sự điều tiết của mắt kém nênchỉ nhìn thấy vật ở xa mà không nhìn thấy vật ở gần Cc xa hơn Cc của người bình thường 2.Cách khắc phục tật mắt lão C5: Cách 1: Bằng hình học thấy rìa dày hơn giữa Cách 2: để vật gần thấy ảnh cùng chiều lớn hơn vật Cc F -Khi mắt không đeo kính mắt không nhìn thấy vật AB vì mắt không điều tiết được do vật nằm trong khoảng cực cận - Đeo kính thì ảnh của vật nằm ngoài khoảng cực cận nên mắt nhìn rõ vật Vậy người có tật mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn thấy vật như bình thường III/ Vận dụng C7 C8 Ghi nhớ( SGK) Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 56 Bài 50. Kính lúp I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được kính lúp dùng để làm gì? - Học sinh nêu được đặc điểm của kính lúp. - Học sinh nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. 2. Kỹ năng: - Biết cách sử dụng kính lúp để nhìn các vật có kích thước nhỏ - Học sinh tìm tòi những ứng dụng thực tế của kính lúp. II. Chuẩn bị Giáo viên: chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh 3 kính lúp có cự khác nhau Học sinh: Thước nhựa vật mẫu nhỏ III. Tiến trình bài dạy Hoạt động của thày và trò Ghi bảng HĐ 1: Kiểm tra bài cũ Hãy dựng ảnh của một vật qua TKHT khi d f Nhận xét đặc điểm ảnh của vật O A A’ B’ B F F’ Hs: 1 hs lên bảng, hs còn lại làm vào vở -Nhận xét: ảnh ảo lớn hơn vật HĐ 2:Tìm hiểu kính lúp Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK Hs: Đọc thông tin trong SGK Gv: Giới thiệu số bội giác của thấu kính như SGK Gv: Cho các nhóm học sinh dùng kính lúp có độ bội giác khácnhau để quan sát cùng một vật nhỏ, yêu cầu học sinh sắp xếp các kính lúp theo thứ tự cho ảnh từ nhỏ tới lớn, đối chiếu với số bội giác của thấu kính, trả lời các câu hỏi C1, C2 Hs: Thực hiện theo nhóm Gv: Cho hs nêu phần kết luận trong SGK Hs: Trả lời HĐ 3: Tìm hiểu cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp Gv: Cho hs quan sát vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự đã biết. Đo khoảng cách từ vật -> thấu kính, so sánh với tiêu cự của thấu kính. Hs: Thực hiện theo nhóm, trả lời các câu hỏi C3, C4 Gv: Qua kết quả trên các em hãy cho biết cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp Hs: Trả lời theo phần kết luận SGK HĐ 4: Vận dụng củng cố Gv: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi C5, C6 Hs: Trả lời HĐ5: Hướng dẫn về nhà - Học bài theo phần ghi nhớ SGK - Làm các bài tập 50.1 -> 50.5 trong SBT - Đọc trước và làm các bài tập trong bài 51 I.Kính lúp là gì? 1. Kính lúp 2. Dùng kính lúp quan sát các vật nhỏ C1: G càng lớn thì f càng nhỏ C2: => 3. Kết luận II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp 1, Quan sát vật nhỏ qua kính lúp O A A’ B’ B F F’ C3: Qua kính lúp sẽ cho ảnh ảo, to hơn vật C4: Muốn có ảnh ảo thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự trước thấu kính 2. Kết luận: SGK III. Vận dụng Ngày soạn:9/8/07 Ngày giảng:10/8/07 Tiết 57 Bài 51. bài tập quang hình I. Mục tiêu bài học + Hs vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và các dụng cụ đơn giản + Hs thực hiện được các phép tính về quang hình. II. Chuẩn bị Gv: chuẩn bị cho mỗi nhóm hs 1 phiếu học tập có kích thước đủ lớn để các nhóm hoạt động HS: Chuẩn bị mỗi em một phiếu học tập có vẽ sẵn một thấu kính hội tụ và trục chính của thấu kính. III. Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1:Kiểm tra bài cũ ( 5’) GV: Nêu câu hỏi kiểm tra + Khi nào sảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng? +Nêu cách vẽ ảnh của một vật qua TKHT và qua TKPK? + Hãy cho biết các tật của mắt và cách khắc phục. HS: Tại chỗ trả lời HĐ2: Giải bài tập 1 Gv: Đưa đề bài lên bảng phụ, yêu cầu 1hs đọc đề bài Hs: Đọc đề bài Gv: Cho học sinh phân tích đầu bài tập Hs: Phải nêu được hiện tượng: +Một bình trụ có bán kính đáy là 8 cm và chiều cao là 20 cm. +Đặt mắt nhìn vào trong bình sao cho thành bình vừa vặn che khuất hết đáy bình. +Đổ nước vào trong bình khoảng xấp xỉ 3/ 4 bình. +Đặt mắt ở vị trí cũ thì lúc này lại thấy tâm O của đáy GV: Khi đổ nước vào ta nhìn thấy tâm O của đáy bình điều đó chứng tỏ điều gì? HS: Chứng tỏ có ánh sáng truyền từ điểm O tới mắt GV: Tại sao lúc này ta lại nhìn thấy tâm O cảu đáy? HS: Vì lúc này sảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. GV: Đường truyền của tia sáng từ O tới mắt ta theo đường nào? HS: Từ O tới mặt phân cách rồi từ mặt phân cách tới mắt. Gv: yêu cầu hs lên bảng vẽ đường truyền của tia sáng từ O tới mắt. Hs: 1 hs lên bảng vẽ hình, hs còn lại vẽ vào vở GV: Chốt lại các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. HĐ 3: Giải bài tập 2 Gv: Treo bảng phụ đề bài tập 2 (SGK- T135 ) Hs: Đọc đề bài tập. Gv: Yêu cầu học sinh tại chỗ tóm tắt đề bài. HS: Tóm tắt đề bài GV: Ghi bảng nội dung tóm tắt. GV: Cho học sinh hoạt động theo nhóm giải quyết phần vẽ và đo ảnh. Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ Phát phiếu học tập cho các nhóm Nội dung của phiếu học tập nhóm: Nhóm Phiếu học tập +Vẽ ảnh của AB qua TKHT + Đo chiều cao của vật và ảnh và cho biết ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. GV: Điều khiển các nhóm thảo luận: + Từng cá nhân vẽ ảnh của AB vào phiếu học tập nhỏ mà mình đã chuẩn bị ở nhà. + Cả nhóm thảo luận kết quả và thư kí của nhóm tổng hộ các ý kiến thống nhất vào bảng phụ của nhóm mình. + Chỉnh sửa những sai lầm mà học sinh mắc phải kịp thời: Vẽ vật quá to, vẽ hình không đúng tỷ lệ, không vẽ đường truyền của tia sáng. HS:+ Sau khi đã hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình lên bảng dán kết quả từ trái sang phải. + Các nhóm tráo bài của từng cá nhân đã thực hiện cho nhóm khác kiểm tra. Nhóm1,2,3 lần lượt kiểm tra bài của nhóm 4,5,6. GV: Dành thời gian 1 phút cho các nhóm kiểm tra. Treo bảng phụ nội dung đáp án của phiếu học tập. HS: các nhóm kết hợp bài làm của cả nhóm với bài làm của từng cá nhân nhận xét bài làm của nhóm bạn. GV: Sau khi các nhóm nhận xét bài làm của nhóm bạn yêu cầu lên bảng kiểm tra tỉ lệ xem đã chính xác chưa. Gv: Hướng dẫn hs thực hiện phép tính để so sánh AB và A’B’ + Các em xét cặp tam giác đồng dạng từ đó rút ra tỉ số đồng dạng DOAB vàDOA’B’ DF’OI và D F’A’B’ Hs: 1 hs lên bảng, hs còn lại làm vào vở HĐ 4: Làm bài tập 3 GV: treo bảng phụ đề bài tập 3 HS: Đọc nội dung đề bài tập Gv: Yêu cầu hs làm bài tập 3 theo phần gợi ý trong SGK GV: Biểu hiện của tật cận thị là gì? HS: Là không nhìn thấy các vật ở xa. GV: Hoà và Bình ai cận nặng hơn? Hs: Hoà bị cận nặng hơn Bình vì Cv Hoà< Cv Bình Gv: Cho học sinh trả lời phần b) Hs: Trả lời Gv: Yêu cầu học sinh chứng minh hình ảnh của vật luôn nằm trong khoảng tiêu cự. Hs: CM bằng cách vẽ ảnh của vật HĐ 5: Củng cố: GV: Hệ thống các dạng bài tập và cách giải quyết từng dạng. Củng cố lại các kiến thức đã học phần quang học HĐ 6: Hướng dẫn về nhà + Xem lại các bài đã làm + Làm các bài tập 51.1 -> 51.6 trong SBT + Đọc trước bài 52 “ánh sáng trắng và ánh sáng màu” O A I Bài 1: -Khi đổ nước vào sảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên ta nhìn thấy điểm O. - Tia sáng truyền từ O tới mặt phân cách theo đường thẳng rồi truyền từ mặt phân cách tới mắt theo đường thẳng. Bài 2: AB vuông góc với trục chính f = 12cm a, vẽ ảnh theo đúng tỉ lệ b, đo AB và A’B’, tính tỉ số I A A’ B’ F’ F O A’B’ 3AB + Ta có: DOABDOA’B’ => (1) + DF’OI D F’A’B’ => + Mặt khác: AB = OI => (2) + Từ (1) & (2) => Thay số tìm được OA’= 48 cm hay OA’= 3OA Vậy ảnh cao gấp ba lần vật Bài 3. a, Hoà bị cận nặng hơn Bình vì Cv Hoà< Cv Bình b, Đeo TKPK để tạo ảnh gần mắt, kính thích hợp phải có F trùng với điểm Cv + fH < fB O I D Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 58 Bài 52. ánh sáng trắng và ánh sáng màu I. Mục tiêu bài học - Hs nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu - Hs nêu được cách tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu - Hs giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng trong thực tế. II. Chuẩn bị Gv: Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs: 1 nguồn sáng, các tấm lọc màu Hs: Chuẩn bị các giấy bóng màu III.Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng ĐVĐ: Trong thực tế ta nhìn thấy ánh sáng có các loại màu. Vậy nhưng vật nào phát ra ánh sáng màu? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. HĐ 1: Tìm hiểu nguồn ánh sáng trắng và nguồn ánh sáng màu Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong sgk. Hs: Đọc sgk Gv: Những nguồn nào phát ra ánh sáng trắng? Hs: Trả lời Gv: Giới thiệu các nguồn phát ra ánh sáng màu HĐ 2: Nghiên cứu cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu Gv: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như sgk Hs: làm thí nghiệm theo nhóm, rút ra nhận xét Gv: Yêu cầu đại diện các nhóm đọc kết quả Hs: Đọc kết quả Gv: Cho hs tiến hành làm các thí nghiệm tương tự, thay các màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh => nhận xét Hs: Thực hiện Gv: Qua các thí nghiệm trên các em có thể rút ra kết luận gì? Hs: Trả lời theo phần kết luận sgk Gv: Yêu cầu hs đọc phần kết luận Hs: Đọc kết luận Gv: Yêu cầu hs thảo luận trả lời C2 Hs: Thảo luận, trả lời HĐ 3: Vận dụng củng cố Gv: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi C3; C4 Hs: Đứng tại chỗ trả lời Gv: Nhận xét sửa chữa HĐ 4: Hướng dẫn về nhà - Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và câu hỏi trong sgk - Làm bài tập 52.1; 52.2; 52.3; 52.5 - Đọc trước bài 53 I. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu. 1. Các nguồn phát ánh sáng trắng. - Mặt trời. - Các đèn dây tóc khi nóng sáng bình thường 2. Các nguồn phát ra ánh sáng màu - Đèn LED - Bút Laze - Đèn ống II. Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. 1.Thí nghiệm a, Chiếu một chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ => thu được ánh sáng màu đỏ b, Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ => thu được ánh sáng màu đỏ c, Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh => thu được ánh sáng màu tối 2. Các thí nghiệm tương tự 3. Kết luận C2: - Chùm ánh sáng trắng dễ bị nhuộn màu bởi các tấm lọc màu. - Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua. - Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ nên chùm ánh sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ. III. Vận dụng C3: ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu. C4: Một bể nhỏ có thành trong suốt, đựng nước màu, có thể coi là một tấm lọc màu. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 59 Bài 53. sự phân tích ánh sáng trắng I. Mục tiêu bài học - phát biểu được khẳng định trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau - Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu. - Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra được kết luận như trên. II. Chuẩn bị Gv: Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs: + 1 lăng kính tam giác đều + 1 màn chắn trên có khoét khe hẹp + bộ các tấm lọc màu xanh, đỏ, nửa xanh đỏ. + 1 đĩa CD + 1 nguồn sáng + 1 máy biến thế nguồn Hs: đọc trước bài III.Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Kiểm tra bài cũ Gv: Nêu yêu cầu kiểm tra: H1: Nêu các nguồn phát ra ánh sáng màu, cách tạo ra ánh màu H2: Làm bài tập 52.2 và 52. 5 Hs: Trả lời HĐ 2: Tìm hiểu việc phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính Gv: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm, giới thiệu tác dụng của từng dụng cụ thí nghiệm Hs: Quan sát gv Gv: Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm Hs: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm Gv: Yêu cầu hs mô tả được ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh sáng gì? ánh sáng mà ta nhìn thấy sau lăng kính có đặc điểm như thế nào? Hs: Quan sát nhận xét ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh sáng trắng, sau lăng kính là dải màu Gv: Dải màu sau lăng kính có đặc điểm như thế nào? Hs: Trả lời Gv: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm 2 Nêu mục đích thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm Yêu cầu hs dự đoán Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm Hs: Dự đoán kết quả Quan sát thí nghiệm trả lời C2 Gv: nhận xét bổ sung Hs: Ghi vở Gv: Yêu cầu hstiếp tục thảo luận nhóm để trả lời C3 và C4 Hs: Thảo luận nhóm Gv: Yêu cầu các nhóm trả lời Hs: Trả lời Gv: Thống nhất ý kiến các nhóm ghi lại kết quả Gv: Qua thí nghiệm trên các em có thể rút ra được kết luận gì? Hs: Trả lời Gv: Nêu kết luận SGK HĐ 3: Tìm hiểu việc phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD Gv: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm 3. Hs: Làm thí nghiệm 3 như trong SGK. Nhận xét trả lời C5, C6 Gv: Gọi hs trả lời Hs: Trả lời Gv: Nhận xét Gv: Qua các thí nghiệm trên các em có nhận xét gì về chùm ánh sáng trắng? Hs: Trả lời Gv: Đây chính là phần kết luận, gọi 1 hs đọc phần kết luận trong SGK Hs: Đọc phần kết luận trong SGK HĐ 4: Vận dụng củng cố Gv: - Nhắc lại nội dung bài học Yêu cầu hs trả lời C7; C8 Hs: Trả lời HĐ 5: Hướng dẫn về nhà + Học bài theo phần ghi nhớ trong SGK + Làm bài tập 53.1 -> 53.4 trong SBT + Đoc trước bài 54 I. Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính 1. Thí nghiệm 1: C1: Dải màu có nhiều màu nằm sát cạnh nhau.ở bờ này là màu đỏ, rồi đến màu da cam, vàng.... ở bờ bên kia là màu tím. 2. Thí nghiệm 2. C2: Trường hợp a, khi chắn khe sáng bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ, bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh, hai vạch này không nằm cùng một chỗ Trường hợp b, khi chắn khe sáng bằng tấm lọc nửa trên màu xanh nửa dưới màu đỏ thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau. C3: ý kiến thứ 2 đúng C4: Trước lăng kính ta chỉ có một dải sáng trắng. Sau lăng kính ta thu được giải nhiều màu. Như vậy lăng kính đã phân tích ánh sáng trắng thành dải nhiều màu. Ta nói thí nghiệm 1 là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng. 3. Kết luận ( SGK) II. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD. 1. Thí nghiệm 3. C5: Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ, ta thấy nhìn theo phương này có ánh sáng màu này, nhìn theo phương khác có ánh sáng màu khác. C6: - ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng. - Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấy ta có thể thấy ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia. - Trước khi đến đĩa CD chùm sáng là chùm sáng trắng sau khi phản xạ ta thu được chùm sáng nhiều màu. III. Kết luận chung IV. Vận dụng C7: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng đỏ. Ta có thể coi như tấm lọc màu đỏ có tác dụng tách chùm sáng đỏ khỏi chùm sáng trắng. Nếu thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh thì ta lại được ánh sáng xanh. Cứ như thế cho các tấm lọc màu khác, ta sẽ biết được trong chùm sáng trắng có những ánh sáng nào. Đây cũng là một cách phân tích ấnh sáng trắng. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 60 Bài 54. sự trộn màu các ánh sáng I. Mục tiêu bài học: - Học sinh trả lời được câu hỏi , thế nào là sự trộn hai hay nhiều màu ánh sáng màu với nhau. - Học sinh trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu. - Học sinh biết dựa vào thí nghiệm để mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau. II. Chuẩn bị Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: + 1 đèn chiếu có ba cửa sổ và hai gương phẳng + 3 tấm lọc màu: Đỏ, xanh, tím + 1 màn hứng + 1 giá quang học III.Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Kiểm tra Gv: Nêu câu hỏi kiểm tra. Thế nào là sự phân tích ánh sáng trắng. Lờy ví dụ. Hs: Trả lời theo sgk Gv: Nhận xét, đánh giá ĐVĐ: Gv đặt vấn đề như sgk HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu. Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk Hs: đọc thông timn trong sgk Gv: Để nghiên cứu sự trộn hai hoặc ba ánh sáng màu với nhau, ta dùng thiết bị sau ( lấy dụng cụ thí nghiệm, chỉ tên từng bộ phận của dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn cách tiến hành làm thí nghiệm) Hs: Quan sát gv trình bày HĐ 3: Tìm hiểu kết quả của sự trộn hai ánh sáng màu Gv: Yêu cầu hs làm thí nghiệm 1 Gv (nhắc nhở hs) để đảm bảo cho hai chùm sáng có cường độ tương đương nhau, nên đặt hai tấm lọc màu ở hai bên cửa sổ, còn cửa sổ ở giữa thì chắn bằng tấm chắn sáng Hs: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm theo từng bước, quan sát kết quả, trả lời câu hỏi C1 Gv: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C1 Hs: trả lời Gv: Qua thí nghiệm trên các em rút ra được kết luận gì? Hs: Trả lời Gv: Nhắc lại phần kết luận trong sgk HĐ 3: Tìm hiểu sự trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng Gv: Cho hs làm thí nghiệm 2 Hs: Làm thí nghiệm 2 theo nhóm, nhận xét kết quả Gv: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C2 Hs: trả lời Gv: Trong trường hợp học sinh làm thí nghiệm mà kết quả không thành công thì gv cần phải phân tích, do điều kiện ánh sáng trong phòng không phù hợp với điều kiện ( điều kiện cần phải trong phòng kín, tối) Gv: Qua thí nghiệm trên và các thí nghiện khác ta thấy có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách trộn các ánh sáng màu với nhau. Gv: Yêu cầu hs đọc phần kết luận treong sgk Hs: Đọc phần kết luận trong sgk HĐ 4: Vận dụng củng cố Gv: Yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học Hs: trả lời Gv: Cho hs thực hiện C3 và trả lời Hs: Thực hiện và trả lời HĐ 5: Hướng dẫn về nhà + học bài theo phần ghi nhớ SGK + Đoc trước nội dung bài 55 I. Thế nào là sự trộn các các ánh sáng màu với nhau? II. Trộn hai ánh sáng màu với nhau. 1. Thí nghiệm 1. C1: + Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục => ánh sáng màu vàng + Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam => ánh sáng màu hồng + Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam => ánh sáng màu nõn chuối + Không có ánh sáng màu đen 2. Kết luận III. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng 1. Thí nghiệm 2. C2: Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau ta thu được ánh sáng màu trắng 2. Kết luận. III. Vận dụng Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 61 Bài 55. màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu I. Mục tiêu bài học + Hs trả lời được câu hỏi: Có ánh sáng màu nào chiếu vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen... + Hs giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy vật có màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen... + Hs giải thích được hiện tượng: khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ có vật màu đỏ mới giữ nguyên màu, còn các vật có màu khác thì bị thay đổi màu sắc. II. Chuẩn bị. Gv: + Một đèn sáng có cửa sổ để thay đổi tấm lọc màu, tấm lọc màu, nguồn đi

File đính kèm:

  • docvat li9.2.doc