Bài soạn môn Vật lý 9 - Tuần 14

I. Mục tiêu

 1.Về kiến thức:

- Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ.

- Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.

 2.Về kĩ năng:

- Phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Giải thích được hoạt động của nam châm điện.

 3.Về thái độ

 - Thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học

II.Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

Mỗi nhóm HS :

+ 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3 cm, 1 giá thí nghiệm và 1 biến trở, 1 nguồn điện 6 vôn, 1 công tắc điện, 1 ampe kế, 1 nam châm hình chữ U, 5 đoạn dây nối.

 2. Học sinh:

- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 26

 III. Tiến trình bài dạy

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý 9 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2013 tiết: 27 tuần: 14 Bài 26 ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ. - Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật. 2.Về kĩ năng: - Phân tích, tổng hợp kiến thức. - Giải thích được hoạt động của nam châm điện. 3.Về thái độ - Thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: Mỗi nhóm HS : + 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3 cm, 1 giá thí nghiệm và 1 biến trở, 1 nguồn điện 6 vôn, 1 công tắc điện, 1 ampe kế, 1 nam châm hình chữ U, 5 đoạn dây nối. 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 26 III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ : - Tại sao dùng lõi sắt non làm nam châm điện ? Nêu cách làm tăng lực từ của nam châm điện ? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện - Loa điện là một ứng dụng của nam châm điện. Loa điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. - Yêu cầu HS đọc phần 1a - Cho tiến hành TN. - Theo dõi , hướng dẫn. - Nêu kết luận ? -Yêu cầu HS đọc mục I.2, quan sát hình 26.2 nêu cấu tạo loa điện ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ - Treo hình 26.3 - Rơ le điện từ là gì ? - Các bộ phận chủ yêu của rơle điện từ và nêu công dụng của từng bộ phận ? Hoạt động 3 : Vận dụng - Yêu cầu HS trả lời C3 ; C4 - Đọc phần 1a - Tiến hành TN theo nhóm. - Đại diện njhóm nêu kết quả TN - Đọc kết luận SGK - Đọc phần tóm tắt quá trìng biến đổi dao động điện thành dao động âm - Cá nhân nghiên cứu tìm hiểu cấu tạo hoạt động của rơ le điện từ - Cá nhân hoàn thành C1. - Cá nhân hoàn thành C3 ; C4 I. Loa điện 1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện a. Thí nghiệm: b. Kết luận : 2. Cấu tạo của loa điện : II. Rơle điện từ 1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ C1 : Khi đóng mạch điện 1 nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch 2. III. Vận dụng C3 : Bác sĩ có thể dùng nam châm để lấy mạt sắt ra khỏi mắt bệnh nhân vì nam châm hút được sắt. C4: Khi dòng điện qua động cơ quá mức cho phép, từ tính của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi lò xo và hút thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt ® động cơ ngừng hoạt động. 4. Củng cố: - GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ. - Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập. 5 . Dặn dò : - Làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài 27 “ LỰC ĐIỆN TỪ ” IV. Rút kinh nghiêm: Ngày soạn: 15/11/2013 tiết: 28 tuần: 14 Bài 27 LỰC ĐIỆN TỪ I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Mô tả TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện. 2.Về kĩ năng: - Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và cá cdụng cụ điện. - Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm. 3.Về thái độ - Cẩn thận, trung thực II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: *Mỗi nhóm HS : + 1 nam châm chữ U, 1 biến thế nguồn, 1 biến trở, 1 công tắc điện, 1 ampe kế, 7 đoạn dây nối, 1đoạn dây AB f=2,5mm, dài 10cm. + Tranh phóng to27.1 ,27.2 + Vẽ các hình câu C2, C3, C4 ra bảng phụ . 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 27 III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ : - Em hãy nêu cấu tạo và nguyên li hoạt động của loa điện ? 3. Bài mới Dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm, vậy ngược lại kim nam châm có tác dụng lực từ lên dòng điện hay không ? Bài học hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện - Yêu cầu HS quan sát h.27.1 - Cho HS tiến hành TN - Lưu ý: dây AB đặt sâu vào lòng nam châm chữ U, không chạm vào nam châm. - Yêu cầu HS trả lời C1 - So sánh với dự đoán rút ra kết luận. Hoạt động 3 : Tìm hiểu chiều của lực điện từ - Kết quả TN trên của các nhóm khác nhau, thanh AB bị hút vào hoặc bị đẩy ra. - Vậy lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Theo dõi hướng dẫn - Qua 2 TN rút ra kết luận gì? - Để dễ dàng xác định chiều của lực từ khi biết chiều dòng điện và chiều đường sức từ người ta dùng qui tắc bàn tay trái. - Thống báo qui tắc bàn tay trái - Treo hình 27.2 Hoạt động 4 : Vận dụng - Chiều lực từ phụ thuộc vào yếu tố nào? - Nếu cùng lúc đổi chiều dòng điện và chiều đường sức từ thì chiều của lực từ có thay đổi không ? TN kiểm tra - Yêu cầu HS trả lời C2 ;C3 ; C4 - Đọc TN và quan sát H.27.1. - Tiến hành TN - Đại diện nhóm trả lời C1 - Rút ra kết luận - Thảo luận đưa ra dự đoán - Tiến hành TN kiểm tra - Nêu kết luận - Đọc qui tắc bàn tay trái - Lên bảng đặt bàn tay kiểm tra. - Trả lời và các nhóm tiến hành TN kiểm tra - Cá nhân hoàn thành C2 ; C3 ; C4. I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện 1. Thí nghiệm C1: Đoạn dây AB chịu tác dụng của lực nào đó. 2. Kết luận II. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? * Thí nghiệm * Kết luận - Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. 2. Quy tắc bàn tay trái SGK- 74 III. Vận dụng C2 : Đoạn dây AB dòng điện có chiều từ B đến A. C3: Đường sức từ của nam châm có chiều từ dưới lên. C4: 4. Củng cố: - GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ. - Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập. 5. Dặn dò : - Làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài 28 “ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU ” Ký duyệt Lương Ngọc Nam IV. Rút kinh nghiêm:

File đính kèm:

  • docvat li 9.tuan 14.doc
Giáo án liên quan