Bài soạn môn Vật lý 9 - Tuần 15

I. Mục tiêu

 1.Về kiến thức:

- Mô tả được các bộ phận chính , giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều, nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.

- Phát hiện được sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.

 2.Về kĩ năng:

- Vận dụng qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ.

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều

 3.Về thái độ

 - Ham hiểu biết, yêu thích môn học

II.Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

- Mỗi nhóm HS :1 mô hình động cơ điện một chiều hoạt động được,1 nguồn điện 6 vôn

 2. Học sinh:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý 9 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2013 tiết: 29 tuần: 15 Bài 28 ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Mô tả được các bộ phận chính , giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều, nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện. - Phát hiện được sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động. 2.Về kĩ năng: - Vận dụng qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều 3.Về thái độ - Ham hiểu biết, yêu thích môn học II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Mỗi nhóm HS :1 mô hình động cơ điện một chiều hoạt động được,1 nguồn điện 6 vôn 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 28 III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định 2. Kiểm tra 15 phút: - Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? Cách xác định chiều lực từ khi dùng quy tắc bàn tay trái ? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của động cơ điện một chiều - Yêu cầu HS đọc mục I.1, quan sát mô hình - Nêu cấu tạo của động cơ điện một chiều ? Hoạt động 2 : Nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều - Đọc thông báo và nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều ? - Treo hình 28.1. Yêu cầu HS thực hiện C1, C2. - Cho HS làm TN C3 - Yêu cầu HS rú ra kết luận Hoạt động 3 : Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện - Yêu cầu HS tìm sự biến đổi năng lượng Hoạt động 5 : Vận dụng -Yêu cầu HS trả lời C5 ; C6 , C7 - Thực hiện theo yêu cầu GV. - Nghiên cứu trả lời - Cá nhân thực hiện yêu cầu GV - Cá nhân HS thực hiện C1, C2. - Tiến hành TN theo nhóm C3 - Nêu kết luận (SGK) - Cá nhân HS nêu sự biến đổi năng lượng . - Cá nhân hoàn thành C5; C6 , C7. I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều 1.Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều. - Khung dây dẫn - Nam châm - Cổ góp điện. 2. Hoạt động của động cơ điện một chiều C2 : Khung dây quay do tác dụng của hai lực. 3. Kết luận III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện - Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được biến đổi thành cơ năng. III. Vận dụng C5 : S N Quay ngược chiều kim đồng hồ C6: Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện. C7: Đồ chơi trẻ em. 4. Củng cố: Tích hợp BVMT: - Khi động cơ điện một chiều hoạt động, tại các cổ góp (chỗ đưa điện vào roto của động cơ) xuất hiện các tia lửa điện kèm theo không khí có mùi khét. Các tia lửa điện này là tác nhân sinh ra khí NO, NO2, có mùi hắc. Sự hoạt động của động cơ điện một chiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện khác (nếu cùng mắc vào mạng điện) và gây nhiễu các thiết bị vô tuyến truyền hình gần đó. - Biện pháp bảo vệ môi trường: + Thay thế các động cơ điện một chiều bằng động cơ điện xoay chiều. + Tránh mắc chung động cơ điện một chiều với các thiết bị thu phát sóng điện từ. - Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập. 5. Dặn dò : - Làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài 29 “ THỰC HÀNH CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN ” IV. Rút kinh nghiêm: Ngày soạn: 23/11/2013 tiết: 30 tuần: 15 BÀI TẬP I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Vận dụng qui tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái khi biết trong 3 yếu tố : chiều dòng điện, chiều đường sức từ, chiều lực từ. 2.Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập xác định đường sức từ, chiều dòng điện, chiều đường sức từ. 3.Về thái độ - Cá nhân cẩn thận tỉ mỉ biết cách hợp tác trong các hoạt động trên lớp. II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - 1 ống dây điện khoảng 500 –700 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3 cm. - 1 giá thí nghiệm và 1 biến trở. - 1 nguồn điện 6 vôn, 1 công tắc điện. - 1 thanh nam châm. 5 đoạn dây nối. 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 30 III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : - Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc nắm bàn tay trái ? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Qui tắc nắm tay phải dùng để làm gì ? phát biểu qui tắc nắm tay phải. - Phát phiếu học tập -Thu phiếu học tập chiếu lên . cho các nhóm thảo luận nhận xét. -Yêu cầu vài HS giải thích -Yêu cầu HS TN kiểm tra - GV cho HS hoạt động cá nhân. - Thảo luận chung cả lớp thống nhất phương án trả lời. - GV cho HS hoạt động cá nhân. - Thảo luận chung cả lớp thống nhất phương án trả lời. - Trả lời yêu cầu GV - Đọc đề bài 1 - Đại diện nhóm nhận phiếu học tập và thực hiện câu a,b - Làm TN kiểm tra - Một HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - Một HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. Bài tập 1 : a) Nam châm bị hút vào ống dây. b) Lúc đầu nam châm bị đẩy ra , sau đó nam châm xoay lại và bị hút vào ống dây. Bài tập 28.1 SBT Dòng điện chạy từ trục đĩa theo đường bán kính OA ( A là điểm mà đĩa tiếp xúc với thủy ngân ) . Lực điện từ do từ trường của Nam châm tác dụng vào dòng điện ( theo quy tắc bàn tay trái ) là lực kéo OA ra phía ngoài Nam châm. Kết quả là đĩa quay theo chiều kim đồng hồ. Bài tập 28.2 SBT a, Lực điện từ tác dụng lên khung tại các vị trí từ 1 đến 6 theo chiều từ dưới lên trên, còn các vị trí từ 7 đến 12 theo chiều từ trên xuống dưới . Kết quả khung quay theo chiều kim đồng hồ. b, Không. Nếu do quán tính, khung quay thêm một chút nữa thì lực điện từ sẽ làm khung quay theo chiều ngược lại. c, Khung sẽ tiếp tục quay theo chiều cũ. 4. Củng cố: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập. 5. Dặn dò : - Làm bài tập trong sách bài tập IV. Rút kinh nghiêm: Ký duyệt Lương Ngọc Nam Ký duyệt Lương Ngọc Nam

File đính kèm:

  • docvat li 9.tuan 15.doc