Bài soạn môn Vật lý 9 - Tuần 16, 17

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm không.

- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và có chiều dòng điện chạy trong ống dây.

- Biết xử lí và báo cáo kết quả TH, rèn kĩ năng thực hành.

2. Kỹ năng: Lắp ráp và tiến hành được TN .

3. Thái độ: tích cực khi làm TN, hoạt động nhóm

II-CHUẨN BỊ:

+ Mỗi nhóm HS: 1 nguồn điện 3V và 6V; 2 đoạn dây dẫn, một bằng thép, một bằng đồng dài 3,5cm; ống dây A khoảng 200 vòng quấn sẵn trên ống nhựa; ống dây B khoảng 300 vòng quấn sẳn trên ống nhựa, trên ống có khoét một lỗ tròn; 2 đoạn chỉ nilon; 1công tắc; 1 giá TN.

 + Mỗi HS : Kẻ sẳn báo cáo thực hành, trả lời câu hỏi phần 1.

III- PHƯƠNG PHÁP:

- Làm thí nghiệm, nhận xét, rút ra kết luận.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý 9 - Tuần 16, 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần:16 Tiết: 31 Bài29: THỰC HÀNH:CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN I-MỤC TIÊU: Kiến thức: Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm không. Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và có chiều dòng điện chạy trong ống dây. Biết xử lí và báo cáo kết quả TH, rèn kĩ năng thực hành. Kỹ năng: Lắp ráp và tiến hành được TN . Thái độ: tích cực khi làm TN, hoạt động nhóm II-CHUẨN BỊ: + Mỗi nhóm HS: 1 nguồn điện 3V và 6V; 2 đoạn dây dẫn, một bằng thép, một bằng đồng dài 3,5cm; ống dây A khoảng 200 vòng quấn sẵn trên ống nhựa; ống dây B khoảng 300 vòng quấn sẳn trên ống nhựa, trên ống có khoét một lỗ tròn; 2 đoạn chỉ nilon; 1công tắc; 1 giá TN. + Mỗi HS : Kẻ sẳn báo cáo thực hành, trả lời câu hỏi phần 1. III- PHƯƠNG PHÁP: Làm thí nghiệm, nhận xét, rút ra kết luận. VI-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành,trả lời các câu hỏi: Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS Yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi chuẩn bị trong mẫu báo cáo. Cho cả lớp thảo luận, bổ sung và hòan chỉnh các câu trả lời. GV nhận xét chung việc chuẩn bị ở nhà của HS GV nêu tóm tắt yêu cầu của tiết thực hành, nhắc nhở thái độ học tập lúc thực hành. Giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. HĐ2: Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu: Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ phần I trong SGK về nội dung thực hành Gọi 1, 2 HS nêu tóm tắt các bước thực hiện GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, theo dõi nhắc nhở, uốn nắn hoạt động của các nhóm. Nhắc HS ghi kết quả vào báo cáo thực hành. HĐ3: Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện : Yêu cầu HS nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 2. Theo dõi các nhóm để uốn nắn hoạt động của HS, lưu ý cách treo kim nam châm trong lòng ống dây HĐ4: Tổng kết tiết thực hành: Yêu cầu cá nhân hoàn thành nốt báo cáo thực hành GV thu báo cáo thực hành. Nhận xét , rút kinh nghiệm về: Thao tác thí nghiệm Thái độ học tập của nhóm Ý thức kỷ luật. Tuyên dương các nhóm làm tốt HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV Thảo luận bổ sung Nhận dụng cụ thực hành theo nhóm Cá nhân nghiên cứu SGK, nêu được tóm tắt các bước thực hành. HS thực hành theo nhóm: Mắc mạch điện vào ống dây A , dùng dây thép và dây đồng chế tạo nam châm. Thử từ tính đểà xem dây nào là nam châm. Xác định từ cực của nam châm vừa chế tạo. Hoàn thành bảng 1 Cá nhân HS nghiên cứu phần 2 , nêu tóm tắt các bước thực hành phần 2. Nhóm tiến hành các bước của phần 2. Đặt nam châm nằm song song với mặt phẳng của vòng dây Đóng mạch điện Quan sát, nhận xét Ghi kết quả vào báo cáo. Hoàn chỉnh báo cáo thực hành. Thu dọn dụng cụ. 1- Trả lời câu hỏi: Đặt thanh thép trong từ trường của nam châm , hoặc của dòng điện. Treo kim bằng sợi chỉ không xoắn và xem có chỉ hướng Bắc – Nam không. Đưa kim lại gần mạt sắt xem có hút mạt sắt không. Đặt kim lên miếng xốp nhỏ đặt trong nước xem kim có chỉ hướng Bắc – Nam không Đặt kim nam châm vào trong lòng ống dây. Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ à xác định tên từ cực à dùng qui tắc bàn tay trái xác định chiều dòng điện. 2- Kết quả chế tạo nam châm vĩnh cửu: ( HS ghi kết quả vào báo cáo) 3-Kết quả nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện : ( HS ghi kết quả vào báo cáo) 3/ Củng cố: Loại vật liệu nào giữ được tính từ lâu dài. Khi đặt nam châm trong lòng ống dây thì nó được định hướng như thế nào? 4/ Dặn dò: - Học bài, Ôn lại qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái. - Xem trước bài 30 “ Bài tập vận dụng qui tắc bàn tay phải và bàn tay trái”. V-RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy: Tuần:16 Tiết: 32 Bài30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI I-MỤC TIÊU: Kiến thức: Vận dụng qui tắc nắm tau phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. Vận dụng qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ . Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận logic và vận dụng kiến thức vào thực tế. Kỹ năng: giải bài tập vật lí theo đúng các bước giải Thái độ : cẩn thận, trung thực. II-CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm HS: 1 ống dây dẫn khoảng từ 500à 700 vòng; 1 thanh nam châm; 1 sợi dây mảnh dài 20cm; 1 giá TN; 1 nguồn điện 6V; 1 công tắc. III- PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, làm bài tập, rút ra kết luận. VI-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Giải bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài 1 Bài tập này đề cập đến những vấn đề gì? Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nắm tay phải, quy luật tương tác giữa hai nam châm. Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp lời giải a) và b). Nhận xét các bước giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra. Theo dõi các nhóm thực hiện TN. Lưu ý HS quan sát kỹ trường hợp b). HĐ2: Giải bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài Yêu cầu HS vẽ hình vào vở Nhắc lại kí hiệu ,Å cho biết điều gì, luyện cách đặt và xoay bàn tay trái cho phù hợp với mỗi hình vẽ. Nhắc HS tự lực làm bài mà không xem gợi ý cách giải. Gọi 1 HS lên bảng trình bày. Hướng dẫn HS trao đổi kết quả trên lớp , sửa bài trên bảng. Nhận xét các bước giải bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái HĐ3: Giải bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài Yêu cầu cá nhân HS giải, gọi 1 HS lên bảng giải Hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp để đi đến đáp án đúng. GV đưa ra mô hình khung dây đặt trong từ trường của nam châm giúp HS hình dung mặt phẳng khung dây trong hình 30.3 HĐ4: Rút ra các bước giải bài tập: Hướng dẫn HS trao đổi, nhận xét để đưa ra các bước chung khi giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Nhấn mạnh các điểm cần lưu ý khi làm bài tập *Về nhà: HS đọc đề bài và nghiên cứu đề bài. 2 HS nhắc lại quy tắc nắm tay phải và quy luật tương tác giữa hai nam châm Cá nhân tự lực giải bài tập . Trao đổi trên lớp về cách giải câu a) và b) Các nhóm thực hiện TN kiểm tra, ghi chép hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận. HS đọc đề bài Vẽ lại các hình vào vở, suy luận để nhận thức vấn đề của bài toán, vận dụng quy tắc bàn tay trái để giải bài tập Biểu diễn kết quả trên hình vẽ. Nêu kết quả và trao đổi trên lớp. Từng HS giải 1 HS lên bảng giải HS đọc đề bài 1 HS lên bảng giải Các HS khác tự lực làm bài Tham gia thảo luận chung Nêu kết quả theo yêu cầu của đề bài Trao đổi, thảo luận chung cả lớp để đưa ra các bước giải . Bài 1: a) Nam châm bị hút về phía ống dây. b) Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây. Bài 2: a) chiều của lực điện từ từ trái sáng phải. Aa chầu b)Chiều của dòng điện đi từ phía sau ra phía trước. c)Cực Bắc bên trái, cực Nam bên phải. Bài 3: Giải: a) Đoạn dây AB lực F1 hướng xuống, đoạn dây CD lực F2 hướng lên b) Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ. c) Khi lực F1, F2 có chiều ngược lại. Muốn vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường. 3/ Củng cố: Học lại qui tắc nắm bàn tay phải và qui tắc bàn tay trái. 4/ Dặn dò: - Làm bài tập SBT -Chuẩn bị bài 31 “ Hiện tượng cảm ứng điện từ”. V-RÚT KINH NGHIỆM: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy: Tuần:17 Tiết: 33 Bài31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I-MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng. Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng namchâm Sử dụng đúng thuật ngữ: dòng điện cmả ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra. Thái độ : cẩn thận, trung thực. II-CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm HS: 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED hoặc có thể thay bằng điện kế nhạy; 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh; 1 nam châm điện và 2 pin 1,5V III- PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận, làm thí nghiệm, nhận xét, rút ra kết luận. VI-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề: * Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Bài tập 30.3. *Đặt vấn đề:Để tạo ra dòng điện ta dùng gì? Vậy thử nghỉ xem có cách nào không dùng pin hoặc acquy mà vẫn tạo ra dòng điện được không? HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của dinamô xe đạp: Yêu cầu HS xem H31.1 và quan sát dinamô để chỉ ra các bộ phận chính của dinamô Yêu cầu HS dự đoám xem bộ phận chính nào của dinamô tạo ra dòng điện . HĐ3: Tìm hiểu cách dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện : Yêu cầu HS đọc C1, nêu dụng cụ cần thiết để tiến hành TN và các bước tiến hành. Giao dụng cụ TN cho các nhóm. GV hướng dẫn HS các thao tác TN : Cuộn dây phải được nối kín Động tác nhanh, dứt khoát. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét rõ: dòng điện xuất hiện trong khi di chuyển nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây Yêu cầu HS đọc C2, nêu dự đoán và làm TN kiểm tra dự đoán theo nhóm HĐ4: Tìm hiểu cách dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện: Tượng tự GV yêu cầu HS đọc TN 2, nêu dụng cụ cần thiết. Yêu cầu HS tiến hành TN 2 theo nhóm. Hướng dẫn HS lắp ráp dụng cụ TN Yêu cầu HS làm rõ: Khi đóng mạch( hay ngắt mạch) thì dòng điện có cường độ thay đổi như thế nào? Từ trường của nam châm điện thay đổi thế nào? HĐ5: Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ: Thông báo về hiện tượng cảm ứng điện từ. Qua TN 1 và 2, hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng? HĐ6: Vận dụng: Có mấy cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng? Em hiểu thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Yêu cầu HS làm C4, C5 Làm TN như hình 31.4 cho HS quan sát 1 HS lên bảng trả lời. Pin hoặc acquy Cá nhân suy nghĩ trả lời Có thể nêu lên ở xe máy, xe đạp. Quan sát hình 31.1 và dinamô Bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. HS nêu dự đoán Cá nhân đọc C1 HS nêu dụng cụ TN Làm TN theo nhóm Thảo luận trả lời C1, Đại diện nhóm phát biểu , thảo luận chung cả lớp để rút ra nhận xét , chỉ ra trong trường hợp nào nam châm vĩnh cửu tạo ra dòng điện Nêu dự đoán và làm TN theo nhóm, trả lời C2 Cá nhân nghiên cứu các bước TN 2 Tiến hành TN theo nhóm Thảo luận trả lời C3 Trong khi đóng mạch điện thì 1 đèn LED sáng, khi ngắt mạch điện thì đèn LED 2 sáng. Dòng điện tăng (giảm), từ trường tăng (giảm) HS đọc phần thông báo SGK Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV Cá nhân trả lời câu hỏi của GV Trả lời C4, C5 Quan sát TN H31.4 I-Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp: Trong dinamô có một nam châm và một cuộn dây . Khi quay núm của dinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng. II-Dùng nam châm để tạo ra dòng điện: 1/ Dùng nam châm vĩnh cửu: Thí nghiệm 1: Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuốn dây dẫn đó hoặc ngược lại. 2/ Dùng nam châm điện: Thí nghiệm 2: Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch điện của nam châm điện (dòng điện biến thiên) III-Hiện tượng cảm ứng điện từ: Dòng điện xuất hiện như trên gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. *C4: Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện. *C5: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện. 3/ Củng cố: Yêu cầu HS đọc “Có thể em chưa biết”. Có những cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng. Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ. 4/ Dặn dò: - Làm bài tập 31.1 à31.4 SBT - Chuẩn bị bài 32 V-RÚT KINH NGHIỆM: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy: Tuần:17 Tiết: 34 Bài32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG I-MỤC TIÊU: Kiến thức: - Xác định có sự biến đổi (tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. - Dựa trên quan sát TN, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. - Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng . - Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác thí nghiệm. Phân tích, tổng hợp kiến thức cũ . Thái độ : ham học hỏi, yêu thích môn học. II-CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm HS: Mô hình cuộn dây dẫn và đường sức từ của nam châm hoặc tranh phóng to H32.1. III- PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, Đàm thoại, nhận xét, rút ra kết luận. VI-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Kiểm tra bài cũ, tạo tình huống: * Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín? *Đặt vấn đề:Như SGK HĐ2: Nhận biết được vai trò của từ trường trong hiện tượng cảm ứng điện từ: Thông báo: các nhà khoa học cho rằng chính từ trường của nam châm đã tác dụng một cách nào đó lên cuộn dây dẫn và gây ra dòng điện cảm ứng. Ta có thể biểu diễn từ trường bằng cách nào? Vậy làm cách nào để nhận biết sự biến đổi của từ trường trong lòng cuộn dây khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây? à phần I HĐ3: Khảo sát sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn: GV treo mô hình 32.1, giới thiệu mô hình Cho HS làm việc theo nhóm theo các bước : Đọc mục quan sát Thao tác trên mô hình đếm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi đưa nam châm ra xa và lại gần cuộn dây Trả lời C1 Thảo luận chung cả lớp. Rút ra nhận xét ? HĐ4: Tìm hiểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng: Yêu cầu HS nhắc lại trường hợp xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín khi dùng nam châm vĩnh cửu. Yêu cầu HS hoàn thành C2 theo bảng 1 theo nhóm. Qua bảng 1 HS trả lời C3 Từ trường của nam châm điện biến đổi thế nào khi cường độ dòng điện qua nam châm điện tăng, giảm? Cho HS trả lời C4 Kết hợp 2 nhận xét yêu cầu HS rút ra kết luận chung HĐ5: Vận dụng: Ta không nhìn thấy từ trường , vậy làm thế nào để khảo sát được sự biến thiên của từ trường ở chổ có cuộn dây? Làm thế nào nhận biết được mối quan hệ giữa số đường sức từ và dòng điện cảm ứng? Với điều kiện nào thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? Yêu cầu HS làm C5, C6. 1 HS lên bảng trả lời. HS đọc phần mở bài Tìm hiểu Bằng đường sức từ Khảo sát sự biến đổi số các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây Quan sát mô hình và nhận xét Hoạt động nhóm Đọc mục quan sát Thao tác trên mô hình theo sự hướng dẫn của Trả lời C1: Tăng Không đổi Giảm Tăng Từng nhóm đưa ra ý kiến Rút ra kết luận chung Đưa nam châm lại gần , ra xa cuộn dây Nhóm HS trả lời C2( có .....có; không..... không; có.....có) Cá nhân trả lời C3 Từ trường của nam châm cũng tăng, giảm HS hoàn thành C4 Nêu kết luận chung HS trả lời các câu hỏi của GV . Thực hiện C5, C6 I-Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng hoặc giảm II-Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên III-Vận dụng: C5: Khi quay núm của dinamô, nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng. C6: (tương tự như C5) 3/ Củng cố: - Nhắc lại điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín? 4/ Dặn dò: Học bài, làm bài tập 32.1 à32.4 SBT. V-RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT16-17.doc
Giáo án liên quan