I/Mục tiêu
1/Kiến thức:
-Phát biểu được định luật III Newton và viết được hệ thức của định luật này
-Nêu được các đặc điểm của lực và phản lực.
2/Kỹ năng
-Vận dụng định luật III Newton để giảI thích một số hiện tượng liên quan đến tương tác giữa các vật
-Giải được các bài tập vật lý biểu diễn vectơ lực và phản lực trong một số trường hợp cụ thể.
3/Thái độ:- Hứng thú vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống
II.Chuẩn bị
*Giáo viên: Một nam châm,một lõi thép treo trên giá,các lực kế.
*Học sinh: Ôn lại định luật I,II Newton.
III.Tiến trình bài học
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (nâng cao) - TrườngTHPT Hoà Vang - Định luật III Newton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐịNH LUậT III NEWTON
I/Mục tiêu
1/Kiến thức:
-Phát biểu được định luật III Newton và viết được hệ thức của định luật này
-Nêu được các đặc điểm của lực và phản lực.
2/Kỹ năng
-Vận dụng định luật III Newton để giảI thích một số hiện tượng liên quan đến tương tác giữa các vật
-Giải được các bài tập vật lý biểu diễn vectơ lực và phản lực trong một số trường hợp cụ thể.
3/Thái độ:- Hứng thú vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống
II.Chuẩn bị
*Giáo viên: Một nam châm,một lõi thép treo trên giá,các lực kế.
*Học sinh: Ôn lại định luật I,II Newton.
III.Tiến trình bài học
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
5/
-Phát biểu định luật II Newton và viết biểu thức của định luật?Giải thích các đại lương trong biểu thức?
-Trình bày điều kiện cân bằng của một chất điểm?
Trả lời câu hỏi
Nhận xét câu trả lời
Hoạt động 2: Nhận xét về sự tương tác giữa các vật
10/
-Treo tranh vẽ H 16.1
-Vì sao An đẩy vào lưng Bình ,Bình tiến về phía trước ,An lùi về phía sau?
-Khi quả bóng bay đập vào tường thì quả bóng bật trở lại.Vì sao?
-Tiến hành thí nghiệm như H16.2
+Giữ nam châm cho dây treo thẳng đứng.Treo thỏi sắt gần nam châm
+Tương tự giữ thỏi sắt....
+Thả đồng thời cả nam châm và thỏi sắt.
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Dự đoán hiện tượng xảy ra
Quan sát nhận xét và rút ra kết luận
1.Nhận xét:
a/Ví dụ1:
b/Ví dụ 2:
c/Thí nghiệm:
-Khi vật A tác dụng lên vật B thì vật B cũng tác dụng lên vật A.Đó là sự tác dụng tương hổ(tương tác)giữa 2 vật
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung định luật III Newton
10/
-Giới thiệu dụng cụ và cách làm thí nghiệm H.16.3
-Qua thí nghiệm, em hãy nhận xét độ lớn, phương, chiều, của lực tương tác giữa 2 lò xo?
-Khái quát và phân tích định luật và yêu cầu học sinh biểu diễn 2 lực trong tương tác.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm
Trả lời câu hỏi
Biểu diễn
2/Định luật III Newton.
a/Thí nghiệm.
-H16.3.
b/Nội dung (sgk)
FAB=-FBA(H16.3)
FAB: Lực do A tác dụng lên B.
FBA: Lực do B tác dụng lên A.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm lực và phản lực
3/
Thông báo trong 2 lực FAB và FBA ta gọi một lực là lực tác dụng,lực kia là phản lực.
3/ Đặc điểm lực và phản lực:
-Trực đối nhưng không cân bằng nhau
-Cùng loại
Hoạt động 5 : Rèn luyện kỹ năng vận dụng định luật III Newton.
15/
-Cho học sinh đọc bài tập 1 sgk/73
-Theo định luật II Newton gia tốc được tính như thế nào?
-Từ đó hãy vận dụng định luật III Newton để so sánh gia tốc giữa bóng và tường?
-Cho học sinh đọc bài tập 2 sgk/73
ở H16.4a,thì 2 đầu dây chịu tác dụng bởi 2 lực như thế nào?
-ở H 16.4b,2 người cầm 1 đầu dây kéo thì đầu dâyđó chịu tác dụng bởi lực như thế nào?
-Sợi dây truyền lực 2F tới cây,thì cây tác dụng lại dây một lực bao nhiêu?
-Bây giờ lực tác dụng lên 2 đầu dây thay đổi như thế nào?
Cho học sinh đọc bài tập 3 sgk/74
-Em hãy phân tích và biểu diễn các lực tác dụng vào vật?Vào bàn?
-Dựa vào đặc điểm cặp lực cân bằng, xác định các cặp lực trực đối cân bằng và không cân bằng?
Đọc đề
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Xác định lực và biểu diễn lực.
Trả lời câu hỏi
4.Bài tập vận dụng
a/Bài tập 1.
Bóng: a = FAB/m
Tường: a/= FBA/M
Vì: FAB=FBAvà M>>m
Nên,a/ << a.
b/Bài tập 2.
H16.4a: 2 đầu dây chịu tác dụng bởi 2 lực cân bằng nhau: F và -F.
H16.4b: 2 đầu dây chịu tác dụng bởi 2 lực cân bằng nhau là 2F và -2F.Vì dây bị kéo về 2 phía với lực lớn gấp đôi nên dây bị đứt
c/Bài tập 3
-Vật A: P, N
-Bàn: P/.
- P và N là2 lực trực đối cân bằng,vì cùng tác dụng lên vật A
-P/ và N là2 lực trực đối không cân bằng,vì tác dụng lên 2 vật khác nhau.
Hoạt động 6:Củng cố và dặn dò.
2/
-Tương tác giữa 2 vật có tính tương hổ (qua lại) không cân bằng.
-Làm các bài tập sgk trang 74, 75
Ghi phần dặn dò.
File đính kèm:
- dl IIIn.doc