I/Mục tiêu:
Kiến thức :
- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính,ba định luật Neutơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.
- Viết được công thức của định luật II, định luật III Neutơn và công thức tính trọng lực.
- Nêu được những đặc điểm của cặp “ Lực và phản lực”.
Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật I Neutơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp “ lực và phản lực” . Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng.
- Vận dụng phối hợp định luật II và định luật III Neutơn để giải các bài tập ở trong bài.
II/Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Chuẩn bị thêm một số ví dụ minh họa ba định luật.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức đã học về cân bằng lực và quán tính.
- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 17, 18: Ba định luật newton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 17-18
Ngày soạn:28.10.06 Ngày dạy:31.10.06
Bài 10 : BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
I/Mục tiêu:
Kiến thức :
- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính,ba định luật Neutơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.
- Viết được công thức của định luật II, định luật III Neutơn và công thức tính trọng lực.
- Nêu được những đặc điểm của cặp “ Lực và phản lực”.
Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật I Neutơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp “ lực và phản lực” . Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng.
- Vận dụng phối hợp định luật II và định luật III Neutơn để giải các bài tập ở trong bài.
II/Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Chuẩn bị thêm một số ví dụ minh họa ba định luật.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức đã học về cân bằng lực và quán tính.
- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
III/Tiến trình:
Ổn định :
Kiểm tra:
- Lực là gì? Thề nào là hai lực cân bằng? Điều kiện cân bằng của một chất điểm?
- Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành?
Bài mới :
Tiết 1:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Nhận xét về quãng đường hòn bi lăn được trên máng nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng này.
- Xác định các lực tác dụng lên hòn bi khi máng 2 nằm ngang.
- (Hòn bi ở trạng thái chuyển động thẳng đều).
- Trình bày ý tưởng thí nghiệm của Ga-li-lê với 2 máng nghiêng.
- Quãng đường hòn bi lăn được trên máng nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng ?
- Trình bày dự đoán của Ga-li-lê.
- Các lực tác dụng lên hòn bi khi máng 2 nằm ngang ( bỏ qua ma sát)?
-Khi các lực tác dụng lên hòn bi cân bằng thì hòn bi ở trạng thái nào?
I/ Định luật I Neuton:
1/ Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê:
(SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật I Neutơn và khái niệm quán tính.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc sgk, tìm hiểu định luật I Neutơn.
- Vận dụng khái niệm quán tính để trả lời C1.
- Vì sao vật đứng yên?
- Vì sao vật chuyển động thẳng đều?
- Nêu và phân tích định luật I Neutơn.
- Quán tính là gì?Điều gì chứng tỏ mọi vật đều có quán tính?
- Nêu khái niệm quán tính.
-Tại sao chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính?
2/ Định luật I Neutơn:SGK
3/ Quán tính:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
-Định luật I Neutơn được gọi là định luật quán tính. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật II Neutơn.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Xác định mối liên hệ giữa gia tốc, lực, khối lượng thông qua hướng dẫn của giáo viên.
- Phát biểuđịnh luật và viết biểu thức.
- Viết biểu thức định luật II cho trường hợp có nhiều lực tác dụng lên vật.
- Trả lời C2, C3.
- Nhận xét các tính chất của khối lượng.
- M không đổi: + F1 a1
+ F2 a2
- F không đổi: + m1 a1
+ m2 a2
- Nêu và phân tích địnhluật II Neutơn.
- Hd hs viết biểu thức.
- Trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì gia tốc được tính như thế nào?
- Từ định luật II Neutơn: F = ma.
m lớn a nhỏít thay đổi vận tốc. Kết luận khối lượng.
- Nêu và phân tích định nghĩa khối lượng dựa trên mức quán tính.
- Tính chất của khối lượng?
II/ Định luật II Neutơn:
1/ Định luật II Neutơn:
a/ Nội dung: SGK
b/ Biểu thức:
hay
ª Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của các lực đó ().
2/ Khối lượng và mức quán tính:
a/ Định nghĩa:Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b/ Tính chất:
- Khối lượng là đại lượng vô hướng,có giá trị dương.
- Khối lượng có tính chất cộng được.
Hoạt động4: Giao nhiệm vụ về nhà.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
- Câu hỏi 1,2,3 và bài tập 7,8,9,10,11/65 SGK.
- Bài mới : Định luật III Neuton.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Phân biệt trọng lực và trọng lượng.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Trả lời câu hỏi và xác định gốc, phương, chiều, độ lớn của trọng lực.
FG = ma P = mg
- Trả lời C4.
- Trọng lực là gì?( Dựa vào định nghĩa rơi tự do)
- Lực là đại lượng vectơ. Vậy nó có gốc, phương, chiều, độ lớn như thế nào?
- Giới thiệu khái niệm trọng tâm của vật.
- Yêu cầu xác định công thức tính trọng lực từ bài toán vật rơi tự do và theo định luật II Neutơn.
- Phân biệt trọng lực và trọng lượng.
3/ Trọng lực – Trọng lượng:
a/ Trọng lực:
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng vào các vật gây ra gia tốc rơi tự do. Ký hiệu là
- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.Điểm đặt của trọng lực là ở trọng tâm của vật.
- Độ lớn của trọng lực là : P = mg.
ª Công thức của trọng lực :
b/ Trọng lượng:
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật.
P = mg
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật II Neutơn.
- Quan sát hình 10.2, 10.3, 10.4 và nhận xét về sự ttác giữa hai vật bao giờ cũng có tác dụng hai chiều.
- Hs viết biểu thức của định luật.
- Nêu ra được các đặc điểm của lực và phản lực.
- Phân biệt hai lực trực đối và hai lực cân bằng.
- Trả lời C5.
- Mô tả thí nghiệm hình 10.2, 10.3, 10.4 và nhấn mạnh tính chất hai chiều của sự tương tác giữa các vật.
- Nêu và phân tích định luật III Neutơn.
- Yêu cầu hs viết biểu thức?
- Hd hs tìm ra được đặc điểm của lực và phản lực.
- Trực đối?
- Cân bằng?
- Phân tích ví dụ về cặp lực và phản lực ma sát.
III/ Định luật III Neutơn:
1/ Sự tương tác giữa hai vật:SGK
2/ Định luật III Neutơn:
a/ Nội dung: SGK.
b/ Biểu thức:
3/ Lực và phản lực:
Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm sau:
- Lực và phản lực luôn xuất hiện ( hoặc mất đi) đồng thời.
- Lực và phản lực là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Hoạt động 3: Vận dụng,cũng cố.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Làm bài tập:
+ F = ma
+ P = mg
- Trả lời câu hỏi bài 14.
- Định luật II : F =?
P = ?
- Định luật III: đặc điểm của lực và phản lực?
1/ Bài 11/65SGK:
+ F = ma = 8* 2 = 16 N
+ P = mg = 8 *10 = 80N
ĐS: B.
2/ Bài 14/65SGK:
a/ F = 40N
b/ Hướng xuống dưới.
c/ Tác dụng vào tay người.
d/ Túi đựng thức ăn.
Hoạt động4: Giao nhiệm vụ về nhà.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
- Câu hỏi và bài tập /65 SGK.
File đính kèm:
- Tiet 17-18.doc