I/Mục tiêu:
Kiến thức :
- Diễn đạt được các khái niệm: phân tích chuyển động,chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp.
- Viết được phương trình chuyển động của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
Kỹ năng:
- Chọn hệ tọa độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần.
- Áp dụng định luật II Nêutơn để lập các phương trình cho hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
- Tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động tổng hợp (chuyển động thực).
- Vẽ được (một cách định tính) quỹ đạo parabol của một vật bị ném ngang.
II/Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Thí nghiệm kiểm chứng hình 15.2 SGK.
Học sinh:
- Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và của sự rơi tự do.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 25: Bài toán về chuyển động ném ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 25
Ngày soạn:24.11.06 Ngày dạy:28.11.06
Bài 15 : BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
I/Mục tiêu:
Kiến thức :
- Diễn đạt được các khái niệm: phân tích chuyển động,chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp.
- Viết được phương trình chuyển động của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
Kỹ năng:
- Chọn hệ tọa độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần.
- Áp dụng định luật II Nêutơn để lập các phương trình cho hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
- Tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động tổng hợp (chuyển động thực).
- Vẽ được (một cách định tính) quỹ đạo parabol của một vật bị ném ngang.
II/Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Thí nghiệm kiểm chứng hình 15.2 SGK.
Học sinh:
- Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và của sự rơi tự do.
III/Tiến trình:
Ổn định :
Kiểm tra:
Bài mới :
Hoạt động 1: Phân tích chuyển động ném ngang.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Chọn hệ quy chiếu.Đọc SGK.
- Vật chuyển động theo đường cong.
- Vật tham gia hai chuyển động.
- Hs phân tích.
- Đặt vấn đề: khảo sát bài toán chuyển động của một vật bị ném ngang.
- Việc làm đầu tiên để giải một bài toán chuyển động là gì?
- Khi ném ngang vật chuyển động theo quỹ đạo như thế nào?
- Vậy vật tham gia mấy chuyển động?Gv hướng dẫn cho hs phân tích hai chuyển độngthành phần của vật.
I/ Khảo sát chuyển động ném ngang:
1/ Chọn hệ tọa độ:Oxy (SGK)
2/ Phân tích chuyển động ném ngang:
Chuyển động ném ngang có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần theo hai trục tọa độ (gốc O tại vị trí ném,trục Ox hướng theo vectơ vận tốc đầu, trục Oy hướng theo vectơ trọng lực ).
Hoạt động 2: Xác định các chuyển động thành phần.
- Hoàn thành C1.
- Viết các phương trình chuyển động cho mỗi chuyển động thành phần.
-Gợi ý: Vật ném ngang chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
-Các phương trình của chuyển động thẳng đều?
- Các công thức của sự rơi tự do?
3/ Xác định các chuyển động thành phần:
a/ Chuyển động thành phần theo trục Ox là chuyển động thẳng đều với các phương trình: ax = 0
Vx = v0
X = v0t
b/ Chuyển động thành phần theo trục Oy là chuyển động rơi tự do với các phương trình: ay = g
Vy = gt
y =
Hoạt động 3: Xác định chuyển động tổng hợp của vật.
-Hs làm theo sự hd của Gv để viết pt quỹ đạo của chuyển động ném ngang.
-Xác định thời gian chuyển động của vật ném ngang.
- Xác định tầm xa ném.
- Vận dụng trả lời C2.
Hd:
- Từ pt tọa độ x , rút ra t, thay vào pt tọa độ y , từ đó tìm ra mối liên hệ giữa hai tọa độ.
- Trình bày về dạng quỹ đạo của chuyển động ném ngang.
- Thời gian chuyển động của vật ném ngang như thế nào?
- Tầm xa ném =?
II/ Xác định chuyển động của vật:
1/ Dạng của quỹ đạo:
Qũy đạo của chuyển động ném ngang là đường parabol.
2/ Thời gian chuyển động: bằng thời gian rơi tự do từ cùng độ cao:
3/ Tầm xa ném:L = v0t =
Hoạt động 4: Thí nghiệm kiểm chứng.
- Quan sát thí nghiệm và trả lời C3 về mục đích thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm như hình 15.2
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C3.
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
- Câu hỏi và bài tập /88 SGK.
File đính kèm:
- Tiet 25.doc