1/ Về kiến thức:
- Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.
- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
- Học sinh hiểu biện pháp bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng dây dẫn đúng cường độ dòng điện định mức để đảm bảo an toàn.
2/ Về kỹ năng:
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn.
- Vận dụng được công thức R và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.
3/ Về thái độ:
- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Yêu thích môn học
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/9/ 2012
Ngày dạy: / 10/2012
BÀI 9. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ
VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức:
- Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.
- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
- Học sinh hiểu biện pháp bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng dây dẫn đúng cường độ dòng điện định mức để đảm bảo an toàn.
2/ Về kỹ năng:
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn.
- Vận dụng được công thức R và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.
3/ Về thái độ:
- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Yêu thích môn học
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Nội dung: SGK, SGV.
2. Đồ dùng dạy học:
- Cho học sinh: 01 biến thế nguồn, 01 bảng lắp điện, 01 vôn kế và 01 ampe kế, 02 cuộn dây dẫn có cùng chiều dài (l = 1800 mm), cùng tiết diện ( ) nhưng làm bằng hai chất khác nhau (constantan và vônfram), 05 đoạn dây nối
- Cho giáo viên: Như học sinh
3. Phương pháp dạy học:
Dạy học nêu vấn đề, giảng giải, thực nghiệm, thảo luận nhóm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. Để kiểm tra sự phụ thuộc này ta chọn các dây dẫn có đặc điểm gì?
TL: Như bài học
3. Bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.
-Yêu cầu một HS trả lời câu hỏi :
+Qua 2 bài học trước ta đã biết điện trở của 1dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào ? phụ thuộc như thế nào ?
+Muốn kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn ta phải tiến hành TN ra sao?
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm thí nghiệm
- Cho HS làm thí nghiệm với hai cuộn dây dẫn bằng constantan và nicrom.
- Gv theo dõi và hướng dẫn hs làm thí nghiệm.
- Yêu cầu hs rút ra nhận xét về R1 và R2
- Yêu cầu hs rút ra kết luận về sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điện trở suất
- Yêu cầu hs tìm hiểu sgk để biết khái niệm điện trở suất
- Gv giới thiệu cho hs kí hiệu và đơn vị của điện trở suất
- Cho hs tìm hiểu xem bảng 1 sgk để biết giá trị điện trở suất của 1 số chất.
- Yêu cầu hs cho biết ý nghĩa của điện trở suất.
- Cho hs thảo luận làm C2
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính điện trở.
- Hướng dẫn hs tính R1; R2; R3 theo các bước như sgk
- Gv giới thiệu cho hs công thức:
GV tích hợp kiến thức :
- Điện trở của dây dẫn là nguyên nhân làm tỏa nhiệt trên đường dây. Nhiệt lượng tỏa ra là vô ích, làm hao phí điện năng.
- Nếu sử dụng dây dẫn không đúng cường độ làm dây dẫn nóng chảy , gây hỏa hoạn, những hậu quả môi trường nghiêm trọng.
- Biện pháp: Tiết kiệm năng lượng, sử dụng dây dẫn có điện trở suất nhỏ.
Yêu cầu HS rút ra kết luận.
Hoạt động4: Vận dụng
- Hướng dẫn hs làm C4 tại lớp. Cho 1 hs lên bảng giải
+ Yêu cầu hs khác nhận xét bổ sung
+ Gv chỉnh cho hs
- Hướng dẫn hs về nhà làm các câu còn lại
HS trả lời C1
- Chọn các dây dẫn có cùng tiết diện, cùng chiều dài nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau.
- Làm việc theo hướng dẫn GV: Xác định điện trở của hai cuộn dây dẫn bằng constantan và nicrom.
- Lấy số liệu và tính điện trở.
-
- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Làm việc cá nhân: Tìm hiểu sgk
- Lắng nghe và ghi chép
- Làm việc cá nhân: Tìm hiểu sgk
- Cho biết điện trở của dây dẫn có l =1m; S=1m2.
- HS thảo luận làm C2
C3
- Lắng nghe và ghi chép
- Lắng nghe và ghi chép
I/Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
C1: Đo điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau
1/ Thí nghiệm: Làm thí nghiệm với hai dây dẫn có cùng chiều dài ( 1800mm), cùng tiết diện
( ) nhưng làm bằng hai vật liệu khác nhau
( constantan và nicrom)
2/ Kết quả
U(V)
I(A)
R(
Cons tan tan
Ni crom
3/ Kết luận
Điện trở của dõy dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dõy dẫn.
II/ Điện trở suất. Công thức tính điện trở
1/ Điện trở suất
- Khái niệm:sgk
- Ký hiệu:( rô )
- Đơn vị: ( ôm mét)
- Ý nghĩa: Cho biết giá trị điện trở của dây dẫn có l =1m, S = 1m2
C2:
Đoạn dây constantan có chiều dài 1m, tiết diện 1mm2
=10-6m2 có điện trở là 0,5
2/ Công thức tính điện trở
: Điện trở suất(.m)
l : Chiều dài d/dẫn (m)
S :Tiết diện d/dẫn (m2)
3. Kết luận:
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn
III/ Vận dụng:
C4:
Giải
4. Củng cố:
?- Đại lượng nào cho biết sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn? ( Điện trở suất)
- Căn cứ vào đâu để nói chất này dẫn điện tốt hơn hay kém hơn chất kia? ( Điện trở suất càng nhỏ thì vật liệu dẫn điện càng tốt)
- Điện trở của dây dẫn được tính theo công thức nào?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ và làm bài tập trong sách bài tập
- Đọc phần có thể: “ em chưa biết”
- Chuẩn bị bài mới: Biến trở. Điện trở dùng trong kỹ thuật
File đính kèm:
- T9.doc