Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Học kì I - Nguyễn Hoàng Hoanh - Tuần 9

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 Vận dụng ĐL Jun – len – xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.

 2. Kĩ năng: Giải bài tập theo các bước giải; Phân tích, tổng hợp kiến thức.

 3. Thái độ: Trung thực, kiên trì, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

 1. GV: SGK, bài soạn, bài tập Vật lí; Giải trước các bài tập.

 2. HS: Sgk, học bài Định luật Jun – Len xơ; Giải trước các bài tập.

III. Tiến trình giảng dạy

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ.

- Phát biểu và viết biểu thức của fĐịnh luật Jun – len – xơ ?

 ( 9A sửa bài tập 16.1_SBT)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Học kì I - Nguyễn Hoàng Hoanh - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9-10-2013 Tuần 9 - Tiết 17 Bài 17. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN - LEN XƠ. I. Mục tiêu 1. Kiến thức Vận dụng ĐL Jun – len – xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. 2. Kĩ năng: Giải bài tập theo các bước giải; Phân tích, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Trung thực, kiên trì, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, bài soạn, bài tập Vật lí; Giải trước các bài tập. 2. HS: Sgk, học bài Định luật Jun – Len xơ; Giải trước các bài tập. III. Tiến trình giảng dạy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ. - Phát biểu và viết biểu thức của fĐịnh luật Jun – len – xơ ? ( 9A sửa bài tập 16.1_SBT) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Giải bài tập 1 GV: Gọi 1 h/s đọc, tóm tắt bài 1 HS: Đọc đầu bài và lên bảng tóm tắt. GV: Gợi ý h/s giải theo SGK HS: Giải bài tập theo gợi ý của giáo viên. - Vận dụng CT nào để tính nhiệt lượng mà bếp toả ra ? - Nhiệt lượng cung cấp làm nước sôi Qi được tính theo công thức nào ? - Tính nhiệt lượng do bếp toả ra ? Từ đó tính công suất của bếp ? - Để tính tiền điện phải trả phải tính điện năng tiêu thụ trong một tháng theo đơn vị kWh ® Tính bằng CT nào ? * Hoạt động 2: Giải bài tập 2 GV: Gọi 1 h/s đọc, tóm tắt đầu bài bài 2 HS: Đọc đầu bài và lên bảng tóm tắt. GV: Yêu cầu h/s giải theo gợi ý SGK HS: Giải bài tập theo gợi ý SGK GV: Gợi ý cho h/s giải HS: Giải bài tập theo gợi ý của giáo viên. - Nhiệt lượng cung cấp làm nước sôi Qi được tính theo công thức nào ? - Từ CT thức tính hiệu suất ® tính nhiệt lượng toàn phần của bếp điện ? - Từ CT thức tính nhiệt lượng toàn phần ® tính thời gian đun ? * Hoạt động 3: Giải bài tập 3 GV: Gọi 1 h/s đọc, tóm tắt đầu bài bài 3 HS: Đọc đầu bài và lên bảng tóm tắt. GV: gợi ý - Điện trở của dây dẫn được tín theo CT nào ? - Viết CT tính công suất điện ® tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn? - Nhiệt lượng toả ra được tính theo CT nào ? HS: Giải bài tập theo gợi ý của giáo viên. BÀI 1: Tóm tắt R = 80W; I = 2,5A a. t = 1s ® Q = ? b. V = 1,5l ® m = 1,5kg; t01= 250c; t02 =1000c t = 20ph = 1200s; c = 4200J/kg.K® H = ? c. t = 30.3h = 90h; 1 kWh = 700đ ® M = ? (đ) Giải a. ADCT của ĐL Jun – len – xơ ta có: Q = I2.R.t = (2,5)2.80.1 = 500J - Nhiệt lượng do bếp toả ra trong 1s là 500J b. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: Qi = c.m.Dt = c.m.(t02 - t01) =1,5.4200.(1000c - 250c) = 472.000 J - Nhiệt lượng do bếp toả ra là Qtp= I2.R.t ® Qtp= (2,5)2.80.1200 = 600.000J - Hiệu suất của bếp là: H = Qi/Qtp Thay số: H = 472.000J/600.000J. 100% = 78,75% c. Công suất toả ra của bếp là: P = 500W (vì A= Q) ® A = P .t = 0,5kW. 90h = 45kWh - Số tiền phải trả trong một tháng là: M = 45kWh. 700đ = 31.500đ BÀI 2: Tóm tắt: UA = 220V; P A = 1000W; U = 220V; c = 4200J/kg.K V = 2l ® m = 2kg; t01= 200c; t02 =1000c; H = 90% Tính: a. Qci = ? b. Qtp = ? c. t = ? Giải a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: Qi = c.m.(t02 - t01) =2.4200.(1000c - 200c) = 672.000J b. ADCT: H = Qi/Qtp ® Qtp= Qi/H Thay số: Qtp= Qi/H = 672000.100/90 = 746666,67J - Nhiệt lượng do bếp toả ra là 746666,67J c. Vì bếp sử dụng ở hđt U = 220V bằng hđt định mức. Do đó công suất của bếp là: = 1000W Mà Qtp = I2.R.t ® t = Qtp/I2.R = Qtp/P ® t = 746666,67J/1000W = 746,7s - Thời gian đun sôi lượng nước trên là 746,7s BÀI 3: Tóm tắt: l = 40m; s = 0,5mm2; 0,5.10-6m2; U = 220V P A = 165W; U = 220V; t = 90h; r = 1,7. 10-8Wm Tính: a. R = ? b. I = ? c. Q = ? Giải a. Điện trở của toàn bộ đường dây là: R = r.l/s = 1,7. 10-8.40/0,5.10-6 = 1,36W b. Từ CT: P = U.I ® I = P /U =165/220 = 0,75A - Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 0,75A c. Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn là: Qtp = I2.R.t = (0,75)2.1,36.90.3600s = 247860J 4. Củng cố: - Viết CT tính nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn ? 5. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 16-17.5, 16-17.6 _SBT IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 9-10-2013 Tuần 9- Tiết 18 Bài 19. SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 3. Thái độ: Nghiêm túc, ham học hỏi. II. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, bài soạn. 2. HS: Sgk, Đọc và chuẩn bị trước bài 19_SGK III. Tiến trình giảng dạy 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở GV: Yêu cầu h/s đọc và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4 HS: Đọc SGK, thảo luận theo bàn ® trả lời GV: Gọi một số h/s trình bày câu trả lời. HS: Trình bày câu trả lời. GV: Kết luận về các câu trả lời. 2. Một số quy tắc GV: Yêu cầu h/s thảo luận, trả lời các câu hỏi C5, C6. HS: Thảo luận ® trả lời câu hỏi C5, C6. GV: Gọi một số h/s trình bày câu trả lời. HS: Trình bày câu trả lời. GV: Kết luận về các câu trả lời. * Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và sử dụng tiết kiệm điện năng. GV: Trường hợp điện năng được chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng, nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn có điện trở R1, có I1 chạy qua trong thời gian t được tính theo CT nào ? HS: Tìm hiểu trả lời. GV: Treo hình 16.1_SGK ® yêu cầu h/s mô tả TN trong SGK HS: Quan sát hình vẽ ® mô tả TN trong SGK GV: yêu cầu h/s tính điẹn năng tiêu thụ theo CT tính điện năng tiêu thụ A ? HS: Thảo luận xử lý kết quả TN ® trả lời câu C1. * Hoạt động 4: Vận dụng GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu C4. - Nhiệt lượng toả ra ở dây nối và dây tóc đèn khác nhau do yếu tố nào ? - So sánh điện trở của dây nối và dây tóc đèn ? ® Từ đó rút ra kết luận gì ? HS: Trả lời câu C4. GV: Yêu cầu h/s tóm tắt đầu bài câu C5 HS: tóm tắt đầu bài câu C5 I. An toàn khi sử dụng điện. 1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7. C1: Chỉ làm TN với nguồn điện có U dưới 40V C2: Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện. C3: Cần mắc cầu chì có I định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch. C4: Khi tiếp xúc cần chú ý: - Cẩn thận khi tiếp xúc vì mạng điện này có hđt 220V gây nguy hiểm cho tính mạng con người. - Đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn đối với các bộ phận của thiết bị. 2. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện. C5: - Vì khi đó không có dòng điện chạy qua cơ thể người kho có sự cố. - Ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì để đảm bảo an toàn khi thay bóng đèn. - Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà. Vì nếu có dòng điẹn đi qua cơ thể thì dòng điện đó nhỏ do điện trở của nền, vật lớn. C6: Nối đát cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện. II. Sử dụng tiết kiệm điện năng. 1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng. (SGK/Tr. 52) C7: - Sử dụng các dụng cụ và thiết bị hợp lí, có công suất phù hợp. - Ngắt điện khi ra khỏi nhà để tránh các tai nạn về điện. - Dành phần điện năng tiết kiệm cho xuất khẩu. - Giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện. 2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. C8: Công thức tính điện năng sử dụng: A = p.t C9: - Cần chọ và sử dụng các dụng cụ và thiết bị có công suất phù hợp. - Không. Vì như thế là lãng phí điện năng (t sử dụng điện nhiều thì điện năng tiêu thụ lớn) III. Vận dụng C10: - Viết dòng chữ đặt lên trước cửa ra vào “nhớ tắt điện khi ra khỏi nhà” C11: D C12: * Điện năng sử dụng trong 8000 giờ là: - Bóng đèn dây tóc: A1 =p1 .t1 = 0,075kW.8000h = 600kWh - Bóng đèn com pắc: A2 =p2 .t2 = 0,015kW.8000h = 120kWh * Chi phí phải trả khi sử dụng bóng đèn là: - Mua 8 bóng đèn dây tóc ® chi phí là: T1 = 8. 3500đ + 600. 700đ = 448.000 đ - Mua 1 bóng đèn com pắc ® chi phí là: T1 = 1. 60.000đ + 120. 700đ = 144.000 đ * Dùng đèn com pắc có lợi hơn vì: - giảm bớt được 304.000đ tiền chi phí trong 8000h. - Công suất nhỏ hơn, giảm bớt quá tải. 4. Củng cố: - Gọi 2 h/s đọc phần ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc phần ghi nhớ SGK, ôn lại toàn bộ chương I - Làm bài tập 19.1, 19.2, 19.3_SBT - Đọc và chuẩn bị trước bài 20_SGK IV. Rút kinh nghiệm : KÍ DUYỆT TUẦN 9

File đính kèm:

  • docTUẦN 9.doc