Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tiết 32: Bài tập

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Củng cố kiến về: Quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.

2. Về kĩ năng

- Vẽ hình, xác định cực nam châm, xác định chiều lực điện từ

3. Về thái độ

- Nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV: Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của HS: Đồ dùng học tập, giấy nháp

III. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: lồng trong bài

3. Dạy nội dung bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tiết 32: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 12/ 2012 Ngày dạy: / 12/ 2012 Tiết 32. BÀI TẬP Mục tiêu Về kiến thức Củng cố kiến về: Quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Về kĩ năng Vẽ hình, xác định cực nam châm, xác định chiều lực điện từ Về thái độ Nghiêm túc, yêu thích môn học. Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị của GV: Phiếu học tập Chuẩn bị của HS: Đồ dùng học tập, giấy nháp Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. Tiến trình bài dạy: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: lồng trong bài Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung chính + GV: Gọi 1 vài HS nhắc lại hai quy tắc này. + GV: Nhấn mạnh nội dung hai quy tắc này và giao bài tập để HS hiểu rõ, thành thạo hơn. Bài 1. Trên hình 1 là dạng đường sức từ của một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. a) Dùng quy tắc nắm tay phải hãy xác định chiều của đường sức từ của ống dây. b) Nếu đặt một kim nam châm (có thể quay tự do) tại điểm A thì kim nam châm sẽ định hướng như thế nào? Bài 2. Nối hai đầu ống dây dẫn với hai cực của nguồn điện thông qua công tắc K như hình vẽ 2. a) Đóng công tắc K cho dòng điện chạy qua ống dây. Hãy xác định các cực từ của ống dây. b) Vẫn đóng công tắc K, đưa cực Bắc của một nam châm thẳng lại gần đầu P, hiện tượng sẽ xảy ra thế nào? Bài 3. Hình 3 mô tả khung dây ABCD có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường của một nam châm. a) Hãy vẽ lực F1 tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và lực F2 tác dụng lên đoạn dây dẫn CD. b) Cặp lực F1, F2 làm cho khung dây quay theo chiều nào? c) Để cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì phải làm thế nào? S7777. Áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều của đường sức từ trong các trường hợp được biểu diễn trên hình vẽ 4 a, b, c. Kí hiệu và lần lượt chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng giấy, có chiều đi từ ngoài vào trong và có chiều đi từ trong ra ngoài. A – Lý thuyết 1. Quy tắc nắm tay phải 2. Quy tắc bàn tay trái B – Bài tập Bài 1: Hướng dẫn a) Chiều đường sức từ của ống dây được biểu diễn trên hình 1’. b) Sự định hướng của kim nam châm theo quy luật: Các đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm, nên tại A cực Bắc của kim nam châm hướng vào trong lòng ống dây. Bài 2; Hướng dẫn a) Khi đóng công tắc K, đầu P của ống dây là từ cực Nam, đầu Q là từ cực Bắc. b) Nếu đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu P (tức cực từ Nam) của ống dây thì nam châm và ống dây sẽ hút nhau. Bài 3: Hướng dẫn a) Các lực F1 tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và lực F2 tác dụng lên đoạn dây dẫn CD biểu diễn như hình 3’. b) Cặp lực F1, F2 làm cho khung dây quay theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. c) Muốn cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì có thể thực hiện theo các phương án sau: - Đổi chiều dòng điện trong khung và giữ các cực từ của nam châm. - Giữ nguyên chiều dòng điện trong khung và đổi vị trí các cực từ của nam châm. Bài 4: Hướng dẫn Chiều của lực điện từ, chiều dòng điện, chiều của đường sức từ trong các trường hợp được biểu diễn như hình 4’. Củng cố, luyện tập Nhấn mạnh lại dạng bài tập trên. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Về xem và làm lại các bài tập đã chữa. Bài về: Làm hết bài tập 1, 2, 3 – Bài học 30/ SGK/.

File đính kèm:

  • docT32.doc