Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tiết 49: Mắt cận và mắt lão

A. Mục tiêu :

1.Kiến thức :Nêu được đặc điểm của mắt cận là không nhìn các vật ỏ xa mắt và cách khắc phục mắt cận thị là đeo kính phân kì ; nêu được đặc điểm chính của mắt lão và không nhìn được các ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ .;

2.kĩ năng : Giải thích được cách khắc phục tật mắt cận thị và mắt mắt lão ; Biết thử mắt bằng thử thị lực y tế .

3.Thái độ :

B. Chuẩn bị :

1.Giáo viên :

2.học sinh : 1 kính cận và 1 kính lão

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tiết 49: Mắt cận và mắt lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO Mục tiêu : 1.Kiến thức :Nêu được đặc điểm của mắt cận là không nhìn các vật ỏ xa mắt và cách khắc phục mắt cận thị là đeo kính phân kì ; nêu được đặc điểm chính của mắt lão và không nhìn được các ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ .; 2.kĩ năng : Giải thích được cách khắc phục tật mắt cận thị và mắt mắt lão ; Biết thử mắt bằng thử thị lực y tế . 3.Thái độ : Chuẩn bị : 1.Giáo viên : 2.học sinh : 1 kính cận và 1 kính lão C.Hoạt động dạy học : Hoạt động của trò Trợ giúp của GV Hoạt động 1( phút ) kiểm tra bài cũ – gíới thiệu bài mới a) Từng hs làm C1 , C2 , C3 , tham gia thảo luận trên lớp về các câu trả lời của bạn C1: Những biểu hiện của tật cận là : +Khi đọc sách phải đặt sách gần hơn mắt bình thường . +Ngồi dưới lớp nhìn chữ trên bảng thấy mờ . +Nhìn trong lớp nhìn không rõ vật ở ngoài sân trường . C2: Mắt cận không nhìn rõ vật ở xa mắt . Điểm cực viễn CV của mắt cận ở gần hơn mắt bình thường . C3:Để kiểm tra xem kính cận có phải là thấu kính phân kì hay không ta có thể xem kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật hay không ? b) Từng hs làm C4 :Vẽ ảnh của một vật tạo bởi kính cận như hình 49.2 + Khi không đeo kính mắt cận không nhìn thấy rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn CV của mắt +Khi đeo kính , muốn nhìn rõ ảnh A’B’ của vật AB thì A’B’ phải hiện lên trong khoảng từ điểm cực cận tới điểm cực viễn của mắt , tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn CV c)Kết luận về biểu hiện của mắt cận và loại kính đeo để khác phục tật cận thị * Đề nghị hs : - Vận dụng kiến thức vốn hiểu biết trong cuộc sống để trả lời C1 , một vài hs nêu nội dung trả lời và cho cả lớp thảo luận - Vận kết quả C1 và kiến thức đã có về điểm cực viễn để làm C2 ( Lưu ý hs về điểm cực viễn ) -Vận dụng kiến thức nhận dạng về thấu kính phân kì để làm C3 : Có thể nhận qua dạng hình học của thấu thấu kính phân kì ( có bề dày phần giữa , nhỏ bé hơn bề dày phần ria mép ) hoặc qua cách tạo ảnh của thấu kính phần kì ) ( vật thật dòng chữ cho ảnh aỏ nhỏ hơn vật * Trước hết GV vẽ mắt , cho vị trí điểm cực viễn , vẽ vật AB xa mắt hơn so với điểm cực viễn Hình 49.1 và đặt câu hỏi mắt có nhìn rõ vật AB không ?vì sao ? *Sau đó GV vẽ thêm kính cận là thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với cực viễn và được đặt sát mắt , Đề nghị hs vẽ ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính này hình 49.2 GV hỏi : Mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của vật AB không ? vì sao ? mắt nhìnn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật ? * Để kết luận yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau : -mắt cận không nhìn rõ vật ở gần hay ở xa mắt ? -Kính cận là thấu kính loại gì ? kính phù hợp có tiêu điểm nằm ở điểm nào của mắt ? F, CV Mắt B B’ A F Cc A’ Hoạt động 2 ( phút ) Tìm hiểu về tật lão và cách khắc phục a) đọc mục 1 phần II SGK để tìm hiểu đặc điểm của mắt lão b)Làm C5.Muốn thử kính lão có phải là thấu kính hội tụ hay không ta có thể xem kính đó có khả năng cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc cho ảnh thật hay không ? c)Làm C6:Vẽ ảnh của vật tạo bởi kính lão : xem hình 49.4 SGK + Khi không đeo kính , mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm cực cận CC của mắt + Khi đeo kính lão thì ảnh A’B’ cũa vật AB phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận CC của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này . Với kính lão trong baì yêu cầu này hoàn toàn được thảo mãn . d)Nêu biểu hiện mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão . *Nêu các câu hỏi sau để kiểm tra việc đọc hiểu của hs -Mắt lão nhìn rõ vật ở xa hay ở gần ? -So với mắt bình thường thì điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn hay ở gần hơn *Đề nghị hs -Vận dụng cách nhận dạng thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì để nhận dạng kính lão . - Có thể quan sát ảnh của dòng chữ tạo bởi thấu kính khi đặt thấu kính sát với dòng chữ rồi dịch ra xa , nếu ảnh này to hơn đó là thấu kính hội tụ , còn nếu ảnh nhỏ dần đó là thấu kính phân kì . - Có thể bằng cách so sánh bề dày phần giữa với bề dày phần rìa mép của thấu kính , nếu phần giữa dày hơn đó làa thấu kính hội tụ , nếu phần rìa dày hơn đó là thấu kính phân kì . * Yêu câu hs vẽ mắt cho vị trí điểm cực cận Cc vẽ vật AB được dặt gần mắt hơn so với điểm đặt cực cận và đặt câu hoỉ: Mắt có nhìn rõ vật AB không ? vì sao ? * Sau đó yêu cầu hs vẽ thêm kính lão ( làa thấu kính hội tụ ) đặt gần sát mắt vẽ ảnh A’B’ của vật AB tạo bợi kính này (hình 49.4 ) GV Đặt câu hỏi : Mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của vật AB không ? vì sao ? Mắt nhìn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật ? - Kính cận là thấu kính gì ? có tiêu điểm ở đâu? *Gợi ý -Mắt lão không nhìn rõ vật ở gần hay ở xa mắt ? -Kính lão là thấu kính loại gì ? kính phù hợp có tiêu điểm nằm ở điểm nào của mắt ? B’ B A’ Cc A kính lão mắt Hoạt động 3 ( phút ) Củng cố Nêu biểu hiện mắt cận ,mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt cận , mắt lão . *Đề nghị một số hs nêu hs biểu hiện của mắt cận và mắt lão , loại kính phải đeo để khắc phục mỗi tật này của mắt . D. Nội dung ghi bảng E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docB49.DOC