A. Ý TƯỞNG
-Đây là một tiết thực hành, vì thế Hs hoạt động là chủ yếu, thầy chỉ nhận xét tổng kết. Có thể cho Hs chuẩn bị trước ở nhà theo cá nhân rồi lên lớp trình bày, hoặc tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm ở trên lớp, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
B. MỤC TIÊU
-Củng cố và nâng cao nhận thức về một số biện pháp tu từ cú pháp (phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen): đặc điểm và tác dụng của chúng.
-Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết.
C. CHUẨN BỊ THẦY-TRÒ
-Thầy: Giáo án, tìm tòi thêm các bài tập ngoài sgk, dặn dò Hs chuẩn bị chu đáo. Sử dụng PowerPoint
-Trò:Sgk; Xem lại các nội dung đã được học ở lớp dưới. Chuẩn bị tốt các bài tập trong sgk, sưu tầm thêm những bài tập hay.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
1. Hoạt động 1: Thực hành về phép lặp cú pháp
Ở phần này có ba bài tập, Gv cho Hs làm bài tập 1, 2 tại lớp còn bt 3 nếu không đủ thời gian thì cho Hs về nhà làm. Ở dạng này, Hs phải tiến hành theo ba bước:
Bước 1: phát hiện những câu lặp lại kết cấu cú pháp
Bước 2: chỉ rõ hình thức lặp như thế nào
Bước 3: tác dụng của việc lặp đó
Gv: Gọi lần lượt Hs lên bảng làm các bài tập 1a, 1b, 1c. 2a, 2b, 2c, 2d
Hs: thực hiện theo yêu cầu của Gv
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn phác thảo: thực hành một số phép tu từ cú pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn phác thảo:
THÆÛC HAÌNH MÄÜT SÄÚ PHEÏP TU TÆÌ CUÏ PHAÏP
(Lớp 12, tập 1, 1tiết- chương trình cơ bản)
Ngày soạn: 27/7/08
Ý TƯỞNG
-Đây là một tiết thực hành, vì thế Hs hoạt động là chủ yếu, thầy chỉ nhận xét tổng kết. Có thể cho Hs chuẩn bị trước ở nhà theo cá nhân rồi lên lớp trình bày, hoặc tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm ở trên lớp, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
MỤC TIÊU
-Củng cố và nâng cao nhận thức về một số biện pháp tu từ cú pháp (phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen): đặc điểm và tác dụng của chúng.
-Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết.
CHUẨN BỊ THẦY-TRÒ
-Thầy: Giáo án, tìm tòi thêm các bài tập ngoài sgk, dặn dò Hs chuẩn bị chu đáo. Sử dụng PowerPoint
-Trò:Sgk; Xem lại các nội dung đã được học ở lớp dưới. Chuẩn bị tốt các bài tập trong sgk, sưu tầm thêm những bài tập hay.
CÁC HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
Hoạt động 1: Thực hành về phép lặp cú pháp
Ở phần này có ba bài tập, Gv cho Hs làm bài tập 1, 2 tại lớp còn bt 3 nếu không đủ thời gian thì cho Hs về nhà làm. Ở dạng này, Hs phải tiến hành theo ba bước:
Bước 1: phát hiện những câu lặp lại kết cấu cú pháp
Bước 2: chỉ rõ hình thức lặp như thế nào
Bước 3: tác dụng của việc lặp đó
Gv: Gọi lần lượt Hs lên bảng làm các bài tập 1a, 1b, 1c. 2a, 2b, 2c, 2d
Hs: thực hiện theo yêu cầu của Gv
Chẳng hạn bài tập 1a:
Bước 1: Hs phát hiện được các câu có hiện tượng lặp cú pháp:
+Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là …”.
+Hai câu bắt đầu từ “Dân ta …”
Bước 2: Hình thức lặp:
+Hai câu trước: P-C-V1-V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau
+Hai câu sau: C-V+[phụ ngữ chỉ đối tượng]-Tr
Bước 3: Tác dụng
-Tạo cho lời tuyên ngôn có âm hưởng đanh thép, hùng hồn.
-Khẳng định nền độc lập của Dt Việt Nam, khẳng đinh thắng lợi của của Cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.
Gv: gọi các Hs khác nhận xét, bổ sung
Hs: nhận xét, bổ sung
Gv: tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản .
Hoạt động 2: Thực hành về phép liệt kê
Ở phần này có hai bài tập, Gv cho Hs làm cả hai bài trên lớp. Ở dạng này, Hs có thể tiến hành theo ba bước:
Bước 1: phát hiện những câu có sử dụng phép liệt kê
Bước 2: chỉ rõ hình thức liệt kê
Bước 3: tác dụng của hình thức đó
Gv: Gọi Hs lên bảng làm các bài tập a, b
Hs: thực hiện theo yêu cầu của Gv
Chẳng hạn bài tập a:
Bước 1: Hs phát hiện được các câu có hiện tượng liệt kê:
+Gần trọn cả đoạn (trừ câu cuối)
Bước 2: Hình thức: phép liệt kê kết hợp với lặp cú pháp
Bước 3: Tác dụng
-Nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
Gv: gọi các Hs khác nhận xét, bổ sung
Hs: nhận xét, bổ sung
Gv: tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản .
Hoạt động 3: Thực hành về phép chêm xen
Ở phần này có hai bài tập, Gv cho Hs làm cả hai bài trên lớp (nếu còn thời gian). Ở phần này, Hs tiến hành phân tích bộ phận chêm xen theo ba mặt:
-Vị trí, vai trò ngữ pháp trong câu
-Dấu câu tách biệt
-Tác dụng …
Gv: Gọi 4 Hs lên bảng làm các bài tập 1a, 1b, 1c, 1d
Hs: thực hiện theo yêu cầu của Gv
Gv: gọi các Hs khác nhận xét, bổ sung
Hs: nhận xét, bổ sung
Gv: tổng kết, chốt lại:
-Vị trí chủ yếu: giữa hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích để ghi chú thêm một thông tin nào đó-vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái.
-Dấu hiệu: dấu phẩy, ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.
-Tác dụng: ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. bổ sung sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết
Gv: cho hs làm bài tập 2 trong khoảng 3 phút
Hs: tiến hành làm độc lập
Gv: gọi một vài Hs đọc bài làm của mình trước lớp
Hs: đọc và nhận xét lẫn nhau
Gv: nhận xét, tổng kết.
4. Hoạt động 4: CỦNG CỐ
-Dấu hiệu nhận biết các phép tu từ cú pháp: lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen?
-Tác dụng của các phép tu từ cú pháp đó?
5. Hoạt động 5: DẶN DÒ
File đính kèm:
- thuchanhpheptutucuphap.doc