Bài soạn tuần 12 khối 2

 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN

I. Mục tiêu

- Biết được bạn bè cần phải quan tâm,giúp đỡ lẫn nhau.

- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm,giúp đỡ bạn bè trong học tập , lao động và sinh hoạt hàng ngày.

- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

II. Chuẩn bị

- GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.

- HS: Vở

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn tuần 12 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 12 KHỐI :2 Thứ, ngày Tiết Tiết PPCT Môn Tên bài dạy Thứ hai 4/11/12 1 2 3 4 5 12 12 34 35 56 CC ĐĐ TĐ TĐ T Quan tâm giúp đỡ bạn. Sự tích cây vú sữa. Nt Tìm số bị trừ Thứ ba 5/11/13 1 2 3 4 - 23 2 57 12 12 CT TD T KC TC NV: Sự tích cây vú sữa Đi đều thay bằng đi thường theo nhịp. 13 trừ đi một số: 13-5. Sự tích cây vú sữa. Ôn tập chủ đề gấp hình.TT Thứ tư 6/11/13 1 2 3 4 5 36 58 12 TĐ T TNXH Mẹ 33-5 Đồ dùng trong nhà. . Thứ năm 7/11/13 1 2 3 4 5 24 59 12 12 12 CT T LTC AN MT .TC:Mẹ 53-15 Từ ngữ về tình cảm.Dấu phẩy Ôn bài hát : Cộc cách tùng cheng VTM:Vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội Thứ sáu 8/11/13 1 2 3 4 5 12 12 60 12 TV TLV T SH Chữ hoa K Gọi điện. Luyện tập. .Sinh hoạt Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2013 Tiết PPCT :12 Tiết 1: Đạo đức QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN I. Mục tiêu - Biết được bạn bè cần phải quan tâm,giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm,giúp đỡ bạn bè trong học tập , lao động và sinh hoạt hàng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Chuẩn bị GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. HS: Vở III. Các hoạt động chủ yếu TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởiđộng :2’ 2.Bài cũ : 4’ 3. Bài mới :26’ 4. Củng cố :4’ 5. Dặn do Thực hành: Chăm chỉ học tập Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân. GV nhận xét Giới thiệu:Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 1) v Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong 1 tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn. Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến. v Hoạt động 2: Liên hệ. Ÿ Mục tiêu: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn. Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: Tình huống: Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh Theo em: Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? GV kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi. v Hoạt động 3: Diễn tiểu phẩm. Ÿ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. HS sắm vai theo phân công của nhóm. Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: tiết 2 - Hát - HS nêu. Bạn nhận xét. - Thảo luận cặp đôi và nêu cách xử lí. Cách xử lí đúng là: + Đến thăm bạn + Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu - Thực hiện yêu cầu của GV - Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của GV. Chẳng hạn: 1. Các bạn trong tổ làm thế là sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình mạnh quá, có thể làm cho Hạnh buồn, chán nản. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 2. Để giúp Hạnh nâng cao kết quả học tập, nhất là môn Toán, các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với GVCN và với cả lớp để phân công bạn kèm cặp Hạnh. Có như thế Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng trong học tập được. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - HS diễn tiểu phẩm. - HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. Ví dụ: + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều . + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy rất tự hào. - HS trao đổi, nhận xét, bổ sung Tiết PPCT :34 Tập đọc SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I. Mục tiêu - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4). II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ, bảng ghi nội dung cần luyện đọc. HS: SGK III. Các hoạt động TG Hoạt động của GV Hoạt động của Trò 1. Khởi động :1’ 2. Bài cũ : 5’ 3. Bài mới : 25’ 4.Củng cố : 4’ 5 Dặn do: Gọi 2 Hs đọc bài Cây xoài của ông em, và trả lời câu hỏi SGK - Trái xoài cát chín có mùi vị ntn? - Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài to nhất bày lên bàn thờ ông? - GV nhận xét cho điểm. *Giới thiệu: Sự tích cây vú sữa Luyện đọc a) Đọc mẫu: GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả. b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. c) Hướng dẫn ngắt giọng Giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc sau đó luyện đọc. d) Đọc từng đoạn. HS đọc nối tiếp theo đoạn. Lần 1 dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giải nghĩa từ khó. Khi giải nghĩa. GV đặt câu hỏi trước cho HS trả lời, sau đó mới giải thích chính xác lại nghĩa các từ hoặc cụm từ đó (đã giới thiệu ở phần mục tiêu). Lần 2 yêu cầu 4 HS đọc liền nhau. Chia nhóm và yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. e) Thi đọc. g) Đọc đồng thanh. v Tìm hiểu bài. Yêu cầu HS đọc đoạn 1. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2. Vì sao cậu bé quay trở về? Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó? Những nét ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? Theo em tại sao mọi người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa? Câu chuyện đã cho ta thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con. Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ. -Cho HS đọc lại cả bài. - Nhận xét tiết học - Dặn đọc lại để tiết sau kể chuyện. - Hát 2 em đọc và trả lời. - Mùi xoài thơm, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. - Vì để tỏ lòng kính ông Vài em nhắc lại. - 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp nghe và theo dõi trong SGK. - Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu, - Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Một hôm,/ vừa đói/ vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đường về nhà.// Lá một mặt xanh bóng,/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.// Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đây là cây vú sữa.// - Nối tiếp nhau đọc theo đoạn. + HS 1: Ngày xưa … chờ mong + HS 2: Không biết … như mây + HS 3: Hoa rụng … vỗ về. + HS 4: Trái cây thơm … cây vú sữa. - Luyện đọc theo nhóm. - lớpđọc thi với nhau. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. - Đọc thầm. - Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng. - Đọc thầm. - Vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh. - Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. - Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện lớn nhanh, da căng mịn. Cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ. - Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xoè cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. - Vì trái cây chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ. - Một số HS phát biểu. VD: Mẹ ơi, con đã biết lỗi rồi. Mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lòng./ Con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không bỏ đi chơi xa nữa. Con sẽ ở nhà chăm học, chăm làm. Mẹ hãy tha lỗi cho con… - HS thi đua đọc. Tiết PPCT :56 Toán TÌM SỐ BỊ TRỪ I. Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng x – a =b ( với a,b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ ). - Vẽ được đoạn thẳng , xác định điểm là giao của 2 d0oạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. II. Chuẩn bị GV: Tờ bìa (giấy) kẻ 10 ô vuông như bài học, kéo HS: Vở, bảng con III. Các hoạt động TG Hoạt động của GV Hoạt động của Trò 1. Khởi động :1’ 2. Bài cũ : 4’ \3. Bài mới :26’ 4.Củng cố 4’ 5 Dặn do: Luyện tập. Đặt tính rồi tính: 62 – 27 32 –8 36 + 36 53 + 19 - GV nhận xét cho điểm Giới thiệu: GV viết lên bảng phép trừ 10 – 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ sau đó ghi tên lên bảng.Tìm số bị trừ vHD Tìm số bị trừ * Bước 1: Thao tác với đồ dùng trực quan Bài toán 1: -Có 10 ô vuông (đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn bao nhiêu ô vuông? -Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông? -Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10 – 4 = 6 (HS nêu, GV gắn nhanh thẻ ghi tên gọi) Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông? Làm thế nào ra 10 ô vuông? * Bước 2: Giới thiệu kỹ thuật tính -Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại. -Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì ? Khi HS trả lời, GV ghi lên bảng x = 6 + 4. -Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu? -Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng -X gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? -6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? -4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? -Vậy muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? -Yêu cầu HS nhắc lại. v Thực hành Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. Gọi HS nhận xét bài bạn. Tại sao x = 8 + 4 ? Tại sao x = 18 + 9 ? Tại sao x = 25 + 10 ? Bài 2: Cho HS nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ sau đó yêu cầu các em tự làm bài. Bài 3:( nếu có thời gian) Bài toán yêu cầu làm gì? Bài toán cho biết gì về các số cần điền? Yêu cầu HS tự làm bài Gọi 1 HS đọc chữa bài. Nhận xét và cho điểm. Bài 4: Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm. Có thể hỏi thêm: + Cách vẽ đoạn thẳng qua hai điểm cho trước. + Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm. Cho cả lớp nhắc lại quy tắc. Nhận xét tiết học Chuẩn bị: 13 – 5 - Hát - Lên bảng làm. Bạn nhận xét 62 32 36 53 -27 - 8 +36 +19 35 24 72 72 Vài em nhắc lại. - Còn lại 6 ô vuông - Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6 10 - 4 = 6 Số bị trừ Số trừ Số hiệu - Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông. - Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10 X – 4 = 6 - Là 10 X – 4 = 6 X = 6 + 4 X = 10 Là số bị trừ - Là hiệu - Là số trừ - Lấy hiệu cộng với số trừ - Nhắc lại qui tắc - Làm bài tập - 3 HS lần lượt trả lời: + Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 4 = 8, 8 là hiệu, 4 là số trừ. Muốn tính số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ ( 2 HS còn lại trả lời tương tự ) - HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Điền số thích hợp vào ô trống. - Là số bị trừ trong các phép trừ. - HS làm bài - Đọc chữa ( 7 trừ 2 bằng 5, điền 7 vào ô trống …) bài. - Dùng chữ cái in hoa Cả lớp đọc ------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2013 Tiết PPCT :12 Tiết 1: Chính tả SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA. I. Mục tiêu - Nghe- viết chính xác bài chính tả ,trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT2, BT3 a/b. II. Chuẩn bị GV: Bảng ghi các bài tập chính tả. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động TG Hoạt động của GV Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ :4’ 3. Bài mới : 27’ 4Củng cố :5’ 5 Dặn do: Cây xoài của ông em. Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ trước. Yêu cầu cả lớp viết bảng con Nhận xét và cho điểm HS. Giới thiệu: Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Sự tích cây vú sữa. A/ Hướng dẫn viết chính tả. -GV đọc đoạn văn cần viết. -Đoạn văn nói về cái gì? -Cây lạ được kể ntn? -Yêu cầu HS tìm và đọc những câu văn có dấu phẩy trong bài. -Dấu phẩy viết ở đâu trong câu văn? -Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn trong bài viết. VD: + Đọc các từ ngữ có âm đầu l, n, tr, ch, r, d, g + Đọc các từ ngữ có âm cuối n, t, c có thanh hỏi, thanh ngã Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc. Theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho HS. - Viết chính tả. GV đọc thong thả, mỗi cụm từ đọc 3 lần cho HS viết. - Soát lỗi. GV đọc lại toàn bài chính tả, dừng lại phân tích cách viết các chữ khó và dễ lẫn cho HS soát lỗi. - Chấm bài. *Thu và chấm một số bài. B/Hướng dẫn làm bài tập chính tả a) Cách tiến hành. *GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. +Yêu cầu HS tự làm bài. +Chữa bài và rút ra qui tắc chính tả. b) Lời giải. *Bài 2: người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng. *Bài 3: + con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát. + bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát. -Nhận xét tiết học. - Đọc lại một số từ học sinh viết còn sai cho viết lại. -Dặn dò HS ghi nhớ qui tắc chính tả với ng/ ngh các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài đã học. Chuẩn bị: Mẹ. - Hát - Nghe GV đọc và viết lại các từ: xoài, xuống ghềnh, gạo trắng, ghi lòng. Vài em nhắc lại. - 1 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi. - Đoạn văn nói về cây lạ trong vườn. - Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra… - Thực hiện yêu cầu của GV. - Dấu phẩy viết ở chỗ ngắt câu, ngắt ý. - Đọc các từ: lá, trổ ra, nở trắng, rung, da căng mịn, dòng sữa trắng, trào ra… - Đọc các từ: trổ ra, nở trắng, quả, sữa trắng. - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. - Nghe và viết chính tả. - Soát lỗi, chữa lại những lỗi sai bằng bút chì ra lề vở, ghi tổng số lỗi. - HS đọc yêu cầu. - Vài HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm vào Vở bài tập. HS viết. Ghi nhớ ---------------------------------------------------- Tiết PPCT :57 Toán 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13-5 I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 –5 , lập được bảng 13 trừ đi một số. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13-5. II. Chuẩn bị GV: Que tính. Bảng phụ HS: Vở, bảng con, que tính. III. Các hoạt động TG Hoạt động của GV Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 1’ 2. Bài cũ : 4’ 3. Bài mới : 27’ 5’ 4.Củng cố 5’ 5. Dặn dò: Tìm số bị trừ. *Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. + HS1: Đặt tính và thực hiện phép tính: 32 – 8; 42 – 18 + HS 2: Tìm x: x – 14 = 62. *Nhận xét và cho điểm HS. *Giới thiệu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng 13 trừ đi một số. 13 – 5. v Giới thiệu :Phép trừ 13 – 5 *Bước 1: Nêu vấn đề +Đưa ra bài toán: Có 13 que tính(cầm que tính), bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? +Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?) +Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? +Viết lên bảng: 13 –5 *Bước 2: Tìm kết quả +Yêu cầu HS lấy 13 que tính và tìm cách bớt 5 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính. +Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất. +Có bao nhiêu que tính tất cả? +Đầu tiên cô bớt 3 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? +Để bớt được 2 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que rời. Bớt 2 que còn lại 8 que. +Vậy 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính? +Vậy 13 trừ 5 bằng mấy? +Viết lên bảng 13 – 5 = 8 *Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính +Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình. +Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ. vLập bảng 13 trừ đi một số +Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 13 trừ đi một số như phần bài học +Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng. +Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xóa dần các phép tính cho HS học thuộc v Thực hành Bài 1: +Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính vào SGK +Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm. Bài 2: +Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 13 –9; 13 – 4. Bài 3:( nếu cón thời gian) +Gọi 1 HS đọc đề bài. +Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? +Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài. +Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện của 3 phép tính trên. +Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: +Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: bán đi nghĩa là thế nào? +Yêu cầu HS tự giải bài tập. +Nhận xét, cho điểm +Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 13 trừ đi một số. +Nhận xét tiet học. +Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng công thức trên. Chuẩn bị: 33 –5 - Hát - HS thực hiện theo yêu cầu của GV 24,24. x-14=62 x=62+14 x=76 - Nghe và phân tích đề. - Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính? - Thực hiện phép trừ 13 –5. - Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 8 que tính. - HS trả lời - Có 13 que tính (có 1bó que tính và 3 que tính rời) - Bớt 2 que nữa. - Còn 8 que tính. - 13 trừ 5 bằng 8. Viết 13 rồi viết 5 xuống dưới -5 thẳng cột với 3. Viết dấu trừ và kẻ gạch ngang. Trừ từ phải sang trái. 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0. - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học. - Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ, thông báo kết quả của phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính. - HS thuộc bảng công thức. - HS làm bài: 3 HS lên bảng, mỗi HS làm1 cột tính. - Nhận xét bài bạn làm Đ/S. Tự kiểm tra bài mình. - Làm bài và trả lời câu hỏi. - Đọc đề bài. - Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ 13 13 13 -9 -6 -8 4 7 5 - HS trả lời - Bán đi nghĩa là bớt đi. - Giải bài tập và trình bày lời giải. Vài em đọc ---------------------------------- Tiết PPCT :12 Kể chuyện SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA. I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa. II. Chuẩn bị GV: Bảng ghi các gợi ý tóm tắt nội dung đoạn 2. HS: SGK. III. Các hoạt động TG Hoạt động của GV Hoạt động của Trò 1. Khởi động :1’ 2. Bài cũ : 4’ 3.Bài mới : 26’ 4Củng cố : 3’ 5. Dặn do : *Bà cháu. +Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bà và cháu, sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. +GV nhận xét. - Giới thiệu: Sự tích cây vú sữa. v Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện. Ÿ Mục tiêu: Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện. Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Thực hành. ò ĐDDH: Tranh. a) Kể lại đoạn 1 bằng lời của em. +Gọi 1 HS đọc yêu cầu. +Kể bằng lời của mình nghĩa là ntn? +Yêu cầu 1 HS kể mẫu (có thể đặt câu hỏi gợi ý: Cậu bé là người ntn? Cậu ở với ai? Tại sao cậu bỏ nhà ra đi ? Khi cậu bé đi, người mẹ làm gì?) +Gọi thêm nhiều HS khác kể lại. Sau mỗi lần HS kể lại yêu cầu các em khác góp ý, bổ sung, nhận xét. b) Kể lại phần chính của câu chuyện theo tóm tắt từng ý. +Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của truyện. +Yêu cầu HS thực hành kể theo cặp và theo dõi HS hoạt động. +Gọi một số em trình bày trước lớp. Sau mỗi lần HS kể GV và HS cả lớp dừng lại để nhận xét. c) Kể đoạn 3 theo tưởng tượng. +Em mong muốn câu chuyện kết thúc thế nào? +GV gợi ý cho mỗi mong muốn kết thúc của các em được kể thành 1 đoạn. v Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Ÿ Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạkể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện. Ÿ Phương pháp: Phân vai, cá nhân. ò ĐDDH: Tranh GV có thể cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện cho đến hết hoặc cho HS kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện. -Nhận xét tiết học -Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Chuẩn bị: Bông hoa Niềm Vui. - Hát HS thực hiện kể : Ở một làng nọ có hai em bé sống với bà, ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm…… Bạn nhận xét. Vài em nhắc lại. - Đọc yêu cầu bài 1. - Nghĩa là không thể nguyên văn như SGK. - HS khá kể: Ngày xưa, có một cậu bé rất lười biếng và ham chơi. Cậu ở cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ, có vườn rộng. Mẹ cậu luôn vất vả. Một lần, do mải chơi, cậu bé bị mẹ mắng. Giận mẹ quá, cậu bỏ nhà đi biền biệt mãi không quay về. Người mẹ thương con cứ mòn mỏi đứng ở cổng đợi con về. - Thực hành kể đoạn 1 bằng lời của mình. - Đọc bài. - 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Trình bày đoạn 2. - HS nối tiếp nhau trả lời: VD: Mẹ cậu bé vẫn biến thành cây./ Mẹ cậu bé hiện ra từ cây và hai mẹ con vui sống với nhau./ Mẹ cậu bé hiện ra từ biệt cậu rồi lại biến mất./ Mẹ hiện ra dặn cậu bé dừng nên ham chơi nữa hãy quay về học hành và biến mất./ Có bà tiên hiện ra nói với cậu bé: “Nếu muốn mẹ sống lại cháu phải học tập tốt và thi đỗ Trạng nguyên… - Thực hành kể lại toàn bộ nội dung truyện. Khi một em hay một nhóm kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. --HS chú ý lắng nhge khắc phục những thiếu sót. ***************************** Tiết PPCT :12 Thủ công ÔN TẬP CHƯƠNG I I/ Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh qua sản phẩm là một trong những hình gấp đã học. II/ Chuẩn bị: GV: các mẫu gấp bài 1,2, 3, 4,5. HS:Đề kiểm tra. III/ Các hoạt động chủ yếu: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổnđịnh:1” 2.KTBC:2” 3.Dạy bài mới: 27’ 5’ KT sự chuẩn bị của học sinh *GV nêu mục đích yêu câu của bài kiểm tra.Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp phải được thực hiện đúng quy trình cân đối,các nếp gấp phẳng, đều, thẳng. -Tổ chức cho lớp gấp. -GV đến từng bàn giúp đỡ học sinh còn lúng túng. -Đánh giá sản phẩm theo 2 mức: + Hoàn thành. -Chuẩn bị vật liệu đầy đủ -Đúng quy trình gấp. -Hình cân đối, nếp gấp phẳng, thẳng. +Chưa hoàn thành. -Gấp chưa đúng quy định. -Nếp gấp không phẳng. 4.Nhận xét dặn dò: -Khuyến khích những em làm chưa đẹp cố gắng thêm. -Tuyên dương những em làm đẹp. -Nhận xét giờ học -Dặn giờ học sau mang đủ dụng cụ học tập. Giấy, kéo ,hồ. Hát Lấy dụng cụ ra. -HS bắt đầu gấp hình, mỗi em gấp một sản phẩm theo sở thích.sau đó nộp sản phẩm. -Chú ý lắng ---------------------------------------------- Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013 Tiết PPCT :36 Tập đọc MẸ I. Mục tiêu - Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát ( 2/4 và 4/4, riêng dòng 7,8 ngắt 3/3 và 3/5). - Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK , thuộc 6 dòng thơ cuối). II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghép sẵn các câu thơ cần luyện ngắt giọng; bài thơ để học thuộc lòng. HS: SGK. III. Các hoạt động TG Hoạt động của GV Hoạt động của Trò 1. Khởi động : 1’ 2. Bài cũ: 4’ 3. Bài mới 26’ 4.Củng cố 4’ 5. Dặn do Gọi 2 em lên đọc bài: Sự tích cây vú sữa và trả lời câu hỏi. - Vì sao cậu bé lại trở về nhà tìm mẹ? - Từ ngữ nào gợi lên hình ảnh của mẹ? +GV nhận xét. Giới thiệu: +Trong bài tập này, các em sẽ được đọc và tìm hiểu bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh. Qua bài thơ các em sẽ thêm hiểu về nổi vất vả của mẹ và tình cảm bao la mẹ dành cho các con. v Luyện đọc. a) Đọc mẫu: +GV đọc mẫu 1 lần. Chú ý giọng đọc chậm rãi, tình cảm ngắt giọng theo nhịp 2 – 4 ở câu các câu thơ 6 chữ, riêng câu thơ thứ 7 ngắt nhịp 3 – 3. Các câu thơ 8 chữ ngắt nhịp 4 – 4 riêng câu thơ thứ 8 ngắt nhịp 3 – 5. b) Đọc từng câu và luyện phát âm. +GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho các em. Yêu

File đính kèm:

  • docTUAN 12.doc
Giáo án liên quan