Bài soạn tuần 9 dạy khối 1

 ĐẠO ĐỨC

LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ,

NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

 - Biết: đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

 - Yêu quý anh chị em trong gia đình.

 - Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.

 - Đối với HS K-G: biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

 - KNS : Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với anh chị em trong gia đình

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn tuần 9 dạy khối 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 THỨ NGÀY MÔN TIẾT PPCT TÊN BÀI DẠY GHI CHÚ 14/10 ĐẠO ĐỨC TIẾNG VIỆT TOÁN 9 2 33 Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (t1) Vần chỉ có âm chính Mẫu 1 - ba Luyện tập - KNS 15/10 TIẾNG VIỆT THỂ DỤC TOÁN 2 9 34 Kiểm tra giữa kì 1 (TV đọc) TD rèn luyện tư thế cơ bản Luyện tập chung 16/10 TOÁN TIẾNG VIỆT THỦ CÔNG 35 2 9 Kiểm tra giữa kì I Kiểm tra giữa kì 1 (TV Viết, PT ngữ âm) Xé, dán hình cây đơn giản (t2) 17/10 TIẾNG VIỆT TN-XH MĨ THUẬT 2 9 9 Luật chính tả e, ê, i Hoạt động và nghỉ ngơi Xem tranh phong cảnh BVMT, KNS, BVB-HĐ BVMT 18/10 TOÁN TIẾNG VIỆT ÂM NHẠC SHL 36 2 9 9 Phép trừ trong phạm vi 3 Luyện tập chung Ôn tập bài hát: Lý cây xanh. Tập nói thơ theo tiết tấu Sinh hoạt lớp Ngày soạn: 11/10/2013 Ngày dạy: 14/10/2013 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013 PPCT: 9 ĐẠO ĐỨC LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: - Biết: đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. - Yêu quý anh chị em trong gia đình. - Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. - Đối với HS K-G: biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - KNS : Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với anh chị em trong gia đình II. PHƯƠNG TIỆN: - GV: - HS: vở bài tập đạo đức III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt đông của GV TG Hoạt đông của HS 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em phải có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ ? - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn trong bài tập 1 +Mục tiêu: Hướng dẫn Hs quan sát tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong 2 tranh vẽ. Hình thức: nhóm đôi - Gv giới thiệu tranh và hướng dẫn Hs cho lời nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh Gv chốt lại nội dung từng tranh. .Tranh1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh. .Tranh 2: Hai chị em cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi. + Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải yêu thương và hoà thuận với nhau. * Giải lao. * Hoạt động 2: Thảo luận phân tích tình huống bài tập 2 +Mục tiêu: thảo luận, phân tích tình huống BT2. Hình thức: nhóm, lớp Hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ gì ? Gv hỏi: Theo em bạn Lan ở tranh 1 có những cách giải quyết nào? à GV chốt lại một số cách ứng xử chính: - Lan nhận quà và giữ tất cả cho mình. - Lan chia cho em quả bé và giữ lại cho mình quả to. - Lan chia cho em quả to, còn quả bé phần mình. - Mỗi người một nửa quả bé, một nửa quả to. - Lan nhường hết cho em. - Lớp chia làm 4 nhóm lựa chọn cách giải quyết của Lan. - GV kết luận cách ứng xử 5 trong tình huống là đáng khen thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ. + Tranh 2 (GV hướng dẫn tương tự) à chốt 1 số cách ứng xử chính: - Hùng không cho em mượn đồ chơi. - Đưa cho em mượn và để mặc em tự chơi. - Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi khỏi hỏng.) 4. Củng cố, dặn dò: Chúng ta vừa học xong bài gì ? Các em học được gì qua bài này? Gv nhận xét tiết học, tuyên dương. 5. Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này. Về nhà chuẩn bị BT3. 1’ 4’ 26’ 3’ 1’ HS hát 2 HS trả lời - Từng cặp HS trao đổi về nội dung bức tranh. - Trình bày kết quả -HS lắng nghe * KN giao tiếp/ ứng xử với anh chị em trong gia đình PP/KT: thảo luận nhóm .Tranh1: Lan đang chơi với em thì được cô cho quà. .Tranh 2: Bạn Hùng đang có một chiếc ô tô đồ chơi nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi. - HS nêu các cách giải quyết của Lan - Các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời của nhóm mình. - Đại diện nhóm lên trình bày. - HS thảo luận đưa ra một số cách xử lí Lễ phép với anh chị, nhường nhịn... Phải biết nhường nhịn em nhỏ… HS lắng nghe HS chú ý về thực hiện PPCT: 33 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết phép cộng với số 0, thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học. - HS làm bài tập: 1, 2, 3 II. PHƯƠNG TIỆN: GV: HS: III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - YC HS làm bảng 1 + 0 = … 0 + 5 = … 0 + 2 = … 4 + 0 = … - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa * Hoạt động 1: HS làm bài tập 1,2 Mục tiêu: biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4, 5 và một số cộng với 0 + Bài 1: Hình thức: Chơi trò chơi “đố bạn” Hướng dẫn HS dựa vào phép cộng trong phạm vi 3, 4, 5 và một số cộng với 0 để làm bài. Nhận xét tuyên dương HS nêu đúng két quả. + Bài 2: Hình thức: HS làm bảng con Gọi HS nêu yêu cầu bài: Hướng dẫn HS làm bài: Nhận xét, sửa bài Hướng dẫn HS nhận xét về kết quả bài làm ở cột 3: 1 + 3 = 4 và 3 + 1 = 4 * Chơi giữa tiết * Hoạt động 2: HS làm bài tập 3 Mục tiêu: HS biết so sánh 1 số với một phép tính Gọi HS nêu yêu cầu bài: Hướng dẫn HS nêu cách làm 2 … 2 + 3: Cho Hs làm vào vở Theo dõi HS làm bài Thu một số vở nhận xét – sửa bài 4. Củng cố: Vừa học xong bài gì ? Yêu cầu HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3,4, 5 5. Dặn dò: Học thuộc các bảng cộng trong phạm vi 3, 4, 5. chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết hoc. 1’ 4’ 31’ 3’ 1’ HS hát HS làm bảng lớp - bảng con 1 + 0 = 1 0 + 5 = 5 0 + 2 = 2 4 + 0 = 4 1 HS nhắc lại HS thực hiện trò chơi “đố bạn” 0 + 1 = 1 0 + 2 = 2 0 + 3 = 3 1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 1 + 3 = 4 2 + 1 = 3 2 + 2 = 4 2 + 3 = 5 3 + 1 = 4 3 + 2 = 5 0 + 4 = 4 4 + 1 = 5 1 + 4 = 5 Tính. 1 + 2 = 3 1 + 3 = 4 1 + 4 = 5 2 + 1 = 3 3 + 1 = 4 4 + 1 = 5... 1 + 3 cũng bằng 3 + 1 (vì đều bằng 4) Như vậy khi biết kết quả của 1 + 3 = 4 ta tìm ngay được kết quả của 3 + 1 cũng bằng 4. Điền dấu thích hợp vào chỗ trống - 2 + 3 bằng 5, 2 bé hơn 5, vậy 2 < 2 + 3 2 4 + 0 5 > 2 + 1 0 + 3 < 4 1 + 0 = 0 + 1 Luyện tập 3 học sinh đọc lại HS lắng nghe ************************************************* Ngày soạn: 12/10/2013 Ngày dạy: 15/10/2013 Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013 PPCT: 2 TIẾNG VIỆT KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 (ĐỌC) PPCT: 9 THỂ DỤC THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN (GV chuyên) PPCT: 34 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Làm được phép cộng các số trong phạm vi đã học, cộng với số 0. HS làm bài tập 1, 2, 4 II. PHƯƠNG TIỆN: - GV: Một số con vật có số lượng là 5 - HS: vở, bảng con III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS làm bảng (bài 4) >, <, = ? 5 … 2 + 1 0 + 3 … 4 GV nhận xét đánh giá. Nhận xét KTBC: 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa * Hoạt động 1: HS làm bài tập 1, Mục tiêu: HS biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4, 5, cộng với số 0. GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài Hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng trong phạm vi 3, 4, 5, cộng với số 0 để làm bài Nhận xét, sửa bài. * Hoạt động 2: HS làm bài tập 2 Mục tiêu: HS biết làm tính cộng các số trong phạm vi các số đã học, thực hiện 2 lần tính Hình thức: Nhóm 4 Hướng dẫn HS cách làm Nhận xét, tuyên dương Chơi giữa tiết * Hoạt động 3: HS làm bài tập 4 Mục tiêu: Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. Hình thức: HS làm vở, thi đua theo dãy - a) GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng Thu 1 số bài, nhận xét, sửa bài - b) Hướng dẫn tương tự Nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố: Vừa học xong bài gì ? Nhận xét tiết học 5. Dặn dò; Về xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau. 1’ 4’ 31’ 3’ 1’ HS hát Hs làm bảng lớp, bảng con: 5 > 2 + 1 0 + 3 < 4 1 HS nhắc lại Tính theo cột dọc + + + + + + 5 4 3 5 5 5 HS thảo luận, làm bài: 2 + 1 + 2 = 5 3 + 1 + 1 = 5 2 + 0 + 2 = 4 a) QS tranh + nêu BT: Bên trái có 2 con ngựa, bên phải có 1 con ngựa. Hỏi có tất cả mấy con ngựa ? HS làm vào vở: 2 + 1 = 3 b) HS thi đua theo 3 dãy: 1 + 4 = 5 HS nêu: Luyện tập chung HS lắng nghe HS lắng nghe *********************************************** Ngày soạn: 13/10/2013 Ngày dạy: 16/10/2013 Thứ tư ngày 16 tháng10 năm 2013 PPCT: 35 TOÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I PPCT: 2 TIẾNG VIỆT KIỂM TRA GIỮA KÌ I (VIẾT + PT NGỮ ÂM) PPCT: 9 THỦ CÔNG XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN ( T2 ) I.MỤC TIÊU: - Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. Xé, dán được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. *Với HS khéo tay: Xé, dán được hình cây đơn giản. Đường xé ít răng cưa. Hình dán cân đối phẳng. Có thể xé được thêm hình cây đơn giản có hình dạng, kích thước, màu sắc khác. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Giấy màu thủ công 2.Học sinh: _ Giấy thủ công các màu, bút chì, hồ dán, khăn lau tay, vở thủ công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động học sinh 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng của HS Nhận xét – tuyên dương 3.Dạy - học bài mới : Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn lại cách xé, dán hình cây ở tiết 1: a) Xé hình tán lá cây: * Xé tán lá cây tròn: _ Lấy tờ giấy màu xanh lá cây, vẽ và xé một hình vuông có cạnh 6 ô ra khỏi tờ giấy màu. _ Từ hình vuông, xé 4 góc (không cần xé 4 góc đều nhau), xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây. * Xé tán lá cây dài: _ GV lấy tờ giấy màu xanh đậm, vẽ và xé một hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô _ Từ hình chữ nhật đó, xé 4 góc không cần xé đều nhau, tiếp tục xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây dài. b) Xé hình thân cây: - GV lấy tờ giấy màu nâu, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình chữ nhật cạnh dài 6ô, cạnh ngắn 1 ô. Sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác nhau cạnh dài 4ô, cạnh ngắn 1ô. c) Hướng dẫn dán hình: - Sau khi xé xong hình tán lá và thân cây, GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá. + Dán phần thân ngắn với tán lá tròn. + Dán phần thân dài với tán lá dài. * Sau đó cho HS quan sát hình 2 cây đã dán xong. 2. Học sinh thực hành: (TRÊN GIẤY MÀU) - Yêu cầu HS lấy 1 tờ giấy - Nhắc HS vẽ cẩn thận. - Cho HS xé hình tán lá. * Trong lúc HS thực hành, GV có thể nhắc lại và uốn nắn các thao tác xé hình tán lá, thân cây cho những em lúng túng. - Nhắc HS khi xé tán lá không cần phải xé đều cả 4 góc. - Khi xé thân cây cũng không cần xé đều, có thể xé phần trên nhỏ, phần dưới to. - Trình bày sản phẩm. 4. Nhận xét, đánh giá: Gv thu bài của HS – Nhận xét tuyên dương 5. Dặn dò: HS về xem lại bài, Chuẩn bị giấy màu vàng để tiết sau học bài Xé, dán con gà con. Nhận xét tiết học 1’ 4’ 26’ 3’ 1’ - Hát HS sắp xếp đồ dùng lên bàn: + Quan sát mẫu - HS xé hình tán lá - Xé thân cây - Dán sản phẩm vào vở. HS lắng nghe HS lắng nghe HS tự nhận xét giờ học ************************************************* Ngày soạn: 14/10/2013 Ngày dạy: 17/10/2013 Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013 PPCT: 9 TỰ NHIÊN & XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI I. MỤC TIÊU: - Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích. - Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ. - HS K-G: nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK - GD BVMT, biển-hải đảo: Qua bài học, hs biết mối quan hệ giữa môi trường xung quanh nói chung và môi trường biển – hải đảo nói riêng đối với sức khoẻ. Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình. Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh và môi trường biển – hải đảo. - KNS: KN tìm kiếm và xử lư thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giản; KN tự nhận thức: tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân. II. PHƯƠNG TIỆN: GV: trò chơi máy bay đến, máy bay đi HS: sách tự nhiên xă hội III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt Động của GV TG Hoạt Động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: + Muốn cơ thể khỏe mạnh mau lớn, chúng ta phải ăn uống như thế nào? - Kể tên những thức ăn em thường ăn uống hằng ngày? - Gv nhận xét đánh giá. 3. Dạy học bài mới: * Giới thiệu bài: Khởi động trò chơi: “Máy bay đến, máy bay đi” -Gv hướng dẫn chơi, vừa nói vừa làm mẫu. + Khi người quản trò hô “Máy bay đến” người chơi phải ngồi xuống. + Khi người quản trò hô “Máy bay đi” người chơi phải đứng lên. - Ai làm sai sẽ bị thua - Gv cho Hs chơi. - Hs nào làm sai sẽ nhảy lò cò quanh một vòng trước lớp. *-Phần hoạt động: Kết nối - Các em có thích chơi không? Ngoài những lúc học tập chúng ta cần nghỉ ngơi bằng các hình thức giải trí. bài học hôm nay sẽ giúp các em biết nghỉ ngơi đúng cách. - Gv ghi tựa bài lên bảng. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Mục đích: Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khỏe. Cách tiến hành: Bước 1: - Gv hướng dẫn + Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em chơi hàng ngày. Bước 2: - Gv mời 1 số em xung phong kể cho lớp nghe tên các trò chơi của nhóm mình. - Gv nêu câu hỏi gợi ý: + Em nào nói cho cả lớp biết những hoạt động vừa nêu có lợi gì (hoặc có hại gì) cho sức khỏe? Kết luận: - Theo em nên chơi những trò chơi gì để có lợi cho sức khỏe? -Gv nhắc nhở Hs giữ an toàn trong khi chơi. * Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khỏe. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. -Giao cho Hs quan sát h.20, 21 trong SGK theo từng nhóm 4 người, mỗi nhóm 1 hình: Nêu câu hỏi: + Bạn nhỏ đang làm gì? + Nêu tác dụng của hoạt động đó. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động. - Gv gọi 1 số em trong các nhóm phát biểu. Kết luận: - Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẽ mỏi mệt, lúc đó cần nghỉ ngơi nhưng nếu nghỉ ngơi không đúng lúc không đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe. - Vậy thế nào là nghỉ hơi hợp lý? Có nhiều cách nghỉ ngơi. Đi chơi hoặc thay đổi hình thức hoạt động là nghỉ ngơi tích cực. Nếu nghỉ ngơi, thư giản đúng cách sẽ mau lợi sức và hoạt động sẽ tốt và có hiệu quả hơn. àLiên hệ GD BV môi trường xung quanh, môi trường biển, hải đảo: Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình như là nghỉ ngơi đúng cách, giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Ngoài ra chúng ta cần giữ gìn, vệ sinh môi trường xung quanh và môi trường biển – hải đảo để không khí luôn trong lành, mát mẻ… * Hoạt động 3: Quan sát theo nhóm nhỏ. Mục tiêu: tự nhận xét tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân. Nhận biết các tư thế đứng sai trong họat động hàng ngày. Cách tiến hành: Bước 1: - Gv hướng dẫn: + Quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi trong các hình ở trang 21 SGK. +Chỉ, nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế? Bước 2: - Gv mời đại diện vài nhóm phát biểu. - Cho Hs đóng vai nói cảm giác của bản thân sau khi thực hiện động tác. Kết luận: - Gv nhắc nhở Hs nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hàng ngày. - Nhắc nhở Hs có những sai lệch về tư thế ngồi học... cần chú ý khắc phục. 4. củng cố: - Hỏi lại tựa - Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào? 5. Dặn dò: - Dặn Hs về nhà nghỉ ngơi đúng lúc, đúng chỗ. Nhận xét tiết học. CBBS 1’ 4’ 26’ 3’ 1’ - Cả lớp hát. - Ăn uống đủ chất hàng ngày. - Cơm, thịt, cá. - Hs khác bổ sung. - Quan sát, lắng nghe. - hs tham gia trò chơi - Chú ý lắng nghe. 1 HS nhắc lại tựa - Hs từng cặp cùng nhau trao đổi và kể tên các hoạt động hoặc trò chơi mà các em chơi hàng ngày. - Hs thảo luận và trả lời: Như đá bóng, nhảy dây, đá cầu, đi bơi đều làm cho cơ thể chúng ta khéo léo, nhanh nhẹn khỏe mạnh hơn nhưng nếu đá bóng vào lúc giữa trưa trời đang nắng hoặc đi bơi khi trời lạnh, bơi lâu sẽ dễ làm cho chúng ta bị cảm, ốm. - Hs trả lời. * KN tìm kiếm và xử lí thông tin PP/KT: thảo luận nhóm - Quan sát hình. - Hs trao đổi, thảo luận. - Hs phát biểu. - Lắng nghe. - Đi chơi, giải trí, thư giản, tắm biển... - HS lắng nghe để thực hiện cho tốt *KN tự nhận thức PP/KT: quan sát - Quan sát. - Hs trao đổi theo nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện nhóm phát biểu - Cả lớp cùng quan sát và phân tích xem tư thế nào đúng nên học tập tư thế nào sai nên tránh. - Đóng vai và nêu cảm giác. - Lắng nghe. - HS trả lời -Khi làm việc mệt hoặc hoạt động quá sức. - HS lắng nghe về thực hiện PPCT: 9 MĨ THUẬT XEM TRANH PHONG CẢNH I.MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được tranh phong cảnh, yêu thích tranh phong cảnh. - Mô tả được hình vẽ và màu sắc chính trong tranh. HS khá, giỏi: Có cảm nhận được vẻ của tranh phong cảnh. BVMT: GD học sinh yêu quý cảnh đẹp, có ý thức giữ gìn cảnh quan. Biết tham gia vào các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Học sinh: Vở tập vẽ 1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Nhận xét Dạy học bài mới: Giới thiệu bài Giới thiệu tranh phong cảnh - Cho HS xem tranh (đã chuẩn bị trước) hoặc tranh ở bài 9, giới thiệu với HS: +Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền, … +Tranh phong cảnh còn có thể vẽ thêm người và các con vật (gà, trâu …) cho sinh động +Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng chì màu, sáp màu, bút dạ và màu bột … 2.Hướng dẫn HS xem tranh: * Tranh 1: Đêm hội của Võ Đức Hoàng Chương- 10 tuổi - Hướng dẫn HS sinh xem tranh và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ những gì? - Màu sắc của tranh thế nào? +Em nhận xét gì về tranh Đêm hội ? - GV tóm tắt: Tranh đêm hội của bạn Hoàng Chương là tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là một “đêm hội” *Tranh 2: Chiều về (tranh bút dạcủa Hoàng Phong, 9 tuổi) - GV hỏi: - Tranh của Bạn Hồng Phong vẽ ban ngày hay ban đêm? - Tranh vẽ cảnh ở đâu? - Vì sao bạn Hoàng phong lại đặt tên tranh là “Chiều về” ? - Màu sắc của tranh thế nào? - GV gợi ý: Tranh của bạn Hoàng Phong là bức tranh đẹp, có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc rực rỡ, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thôn 3.GV tóm tắt: - Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh. Có nhiều loại cảnh khác nhau: +Cảnh nông thôn( đường làng, cánh đồng, hà ao, …) +Cảnh thành phố (nhà, xe cộ…) +Cảnh sông, biển (sông, tàu thuyền …) +Cảnh núi rừng (núi, đồi, cây, suối…) - Có thể dùng màu thích hợp để vẽ cảnh vào buổi sáng, trưa, chiều, tối… - Hai bức tranh vừa xem là những tranh phong cảnh đẹp => GDBVMT: GD học sinh yêu quý cảnh đẹp, có ý thức giữ gìn cảnh quan. Biết tham gia vào các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường. 4. Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia trả lời câu hỏi. 5.Dặn dò: - Về xem những bức tranh vẽ phong cảnh và tập nêu những hình ảnh chính, màu sắc,... trên bức tranh. 1’ 4’ 26’ 3’ 1’ HS hát 1 HS nhắc lại tựa + HS chú ý quan sát và lắng nghe. + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. +Tranh vẽ những ngôi nhà cao, thấp với mái ngói màu đỏ. +Phía trước là cây +Các chùm pháo hoa nhiều màu sắc trên bầu trời +Tranh có nhiều màu tươi sáng và đẹp: màu vàng, màu tím, màu xanh của pháo hoa, màu đỏ của mái ngói, màu xanh củalá cây +Bầu trời màu thẫm làm nổi bật màu của pháo hoa và các mái nhà. +Vẽ ban ngày +Vẽ cảnh nông thôn: có nhà ngói, có cây dừa, có đàn trâu … +Bầu trời về chiều được vẽ bằng màu da cam; đàn trâu đang về chuồng +Màu sắc tươi vui: màu đỏ ủa mái ngói, màu vàng ủa tường, màu xanh của lá cây … - HS lắng nghe + HS lắng nghe. HS lắng nghe HS tự nhận xét tiết học HS lắng nghe để thực hiện cho tốt ************************************************ Ngày soạn: 15/10/2013 Ngày dạy: 18/10/2013 Thứ sáu ngày 18 tháng10 năm 2013 PPCT: 36 TOÁN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3 I. MỤC TIÊU: Biết làm tính trừ trong phạm vi 3; biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tình trừ. HS làm các bài tập 1, 2, 3 II. PHƯƠNG TIỆN: GV:hình mẫu hoa, con vật,… để thành lập các phép tính. HS: bảng, vở, ... III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV TG HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con bài 4b: Viết phép tính thích hợp - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 3. +Mục tiêu: Hình thành khái niệm ban đầu về phép trừ; biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. a, Hướng đẫn HS học phép trừ 2 - 1 = 1. -Hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu bài toán: Gọi HS trả lời: GV vừa chỉ vào hình vẽ, vừa nêu: Hai con ong bớt một con ong còn lại một con ong. Hai bớt một bằng một. Ta viết: Hai bớt một bằng một như sau: 2 – 1 = 1 (dấu – đọc là “trừ”) Hỏi: Hai trừ một bằng mấy ? b. Hướng dẫn HS phép trừ 3 – 1 = 2; 3 – 2 = 1 (tương tự như khi hướng dẫn: 2 – 1 = 1) c. Hướng dẫn HS nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa cộng và trừ: Cho HS xem sơ đồ, nêu các câu hỏi để HS trả lời và nhận biết: 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn bằng 3 chấm tròn: 2 + 1 = 3; 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn bằng 3 chấm tròn: 1 + 2 = 3; 3 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 2 chấm tròn: 3 – 1 = 2; 3 chấm tròn bớt 2 chấm tròn còn 1 chấm tròn: 3 – 2 = 1. * chơi giữa tiết Hướng dẫn HS làm bài tập: * Hoạt động 2: HS làm bài tập 1, 2. Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. + Bài 1: Hình thức: HS làm vào vở Hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài Hướng dẫn HS làm bài: Nhận xét, sửa bài + Bài 2: Hình thức: HS làm vào bảng con Hướng dẫn HS nêu yêu cầu Hướng dẫn HS làm bài, lưu ý viết các số thẳng cột GVnhận xét, sửa bài. * Hoạt động 3: HS làm bài tập 3 Mục tiêu: tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tình trừ. Hình thức: thi đua theo 3 dãy Hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài Hướng dẫn HS nhìn tranh nêu bài toán Hướng dẫn HS làm bài GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố: Chúng ta vừa học xong bài gì ? Yêu cầu HS đọc lại bảng trừ 5. Dặn dò Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. 1’ 4’ 31’ 3’ 1’ HS hát HS làm bảng lớp, bảng con 1 + 4 = 5 1 HS nhắc lại tựa Quan sát hình vẽ trong bài học để nêu bài toán:“ Lúc đầu có 2 con ong đậu trên bông hoa, sau đó 1 con ong bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong?” HS nêu câu trả lời:”Lúc đầu có 2 con ong, bay đi 1 con ong. Còn lại 1 con ong.” HS khác nhắc lại:” Hai bớt một bằng một”.  HS nhắc: Hai trừ một bằng một ( CN-ĐT) - Hai trừ một bằng một HS quan sát sơ đồ và làm theo hướng dẫn của giáo viên. HS đọc thuộc các phép trừ trên bảng (Đọc CN- ĐT) Tính 2 - 1 = 1 3 - 1 = 2 1 + 1 = 2 3 - 1 = 2 3 - 2 = 1 2 - 1 = 1 3 – 2 = 1 2 – 1 = 1 3 – 1 = 2 … Tính - - - 1 1 2 Viết phép tình thích hợp Vài HS nêu bài toán Đại diện 3 dãy lên thi đua: 3 – 2 = 1 Phép trừ trong phạm vi 3 2 – 3 HS đọc HS lắng nghe PPCT: 9 ÂM NHẠC ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ CÂY XANH Tập nói thơ theo tiết tấu của bài Lý cây xanh I. MỤC TIÊU - HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca - Biết kết hợp vận động phụ họa đơn giản II. CHUẨN BỊ - GV: - HS : III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định lớp - GV bắt nhịp HS hát lại bài (1 lần) 2.Kiểm tra bài cũ - Bài: Lí cây xanh - Gọi 2 HS hát (GV nhận xét, đánh giá) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng b. Nội dung bài: * Hoạt động 1: Ôn tập bài: Lí cây xanh - GV bắt nhịp HS hát lại bài (1 lần) - Sửa lỗi cho HS. - GV bắt nhịp HS hát. - GV nêu y/c, HS hát gõ đệm nhạc cụ theo nhịp 2 của bài (1lần). - Gọi HS thực hiện bài trước lớp theo các hình thức đơn ca, song ca và tam ca (HS nhận xét, GV nhận xét,đánh giá từng tiết mục) * Hoạt động 2: Tập đọc thơ theo tiết tấu của bài. +Bài 1: Cái cây xanh xanh Thì lá cũng xanh... + Bài 2: Vừa đi vừa nhảy Là anh sáo sậu.... - GV nêu y/c, Hướng dẫn HS thực hiện - GV đọc

File đính kèm:

  • docTUAN 9 1314.doc
Giáo án liên quan