CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt là biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
* Kĩ năng: Có kỷ năng quan sát các đối tượng cần xét.
* Thái độ: Yêu thich học tập.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tiết 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Ngày soạn: 16 / 8/2008
Ngày dạy : 18 /8/2008
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt là biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
* Kĩ năng: Có kỷ năng quan sát các đối tượng cần xét.
* Thái độ: Yêu thich học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1.Cho cả lớp: Tranh vẽ 1.2, 1.4, 1.5 phóng to để HS xác định quỹ đạo chuyển động của một số vật.
2.Mỗi nhóm HS: Dụng cụ thí nghiệm: 1 xe lăn, 1 con búp bê, 1 khúc gỗ, 1 quả bón bàn.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định. (1’) Vắng: .....................................
II. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề (1').
Trong cuộc sống hàng ngày ta thường nói một vật là đang chuyển động hay đứng yên. Vậy theo em căn cứ nào để nói một vật chuyển động hay vật đó đứng yên?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
11 ’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên.
Yêu cầu HS nêu 2 ví dụ về vật chuyển động, 2 ví dụ về vật đứng yên.
Làm thế nào các em biết vật đó đang chuyển động hay vật đó đang đứng yên ?
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
Yêu cầu HS lấy thí dụ về vật chuyển động và vật đứng yên.
Cái cây trồng bên đường là đứng yên hay chuyển động ? Nếu đứng yên thì đúng hoàn toàn không ?
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
C1: Muốn nhận biết được vật chuyển động hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật làm mốc.
*Kết luận: Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
10 ’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi C4, C5.
Yêu cầu HS chọn từ thích hợp hoàn thành câu C6.
Dựa vào các câu hỏi C4->C7 rút ra nhận xét: Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc yếu tố nào?
GV: Thông tin trong thái dương hệ cho học sinh rồi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C8.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
1.Tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.
C4: Hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi.
C5: So với toa tàu hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách với toa tàu là không thay đổi.
C6: Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác.
*Nhận xét: Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc việc chọn vật làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
2.Vận dụng.
C8:
5 ’
Hoạt động 3. Giới thiệu một số chuyển động thường gặp.
-Quỹ đạo chuyển động là gì ?
Trong thực tế gồm có những quỹ đạo thường gặp nào?
III. Một số chuyển động thường gặp
-Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra.
-Quỹ đạo: Thẳng, cong, tròn
C9: HS tự phân tích.
10 ’
Hoạt động 4. Vận dụng
Treo tranh hình 1.4 HS quan sát và trả lời câu hỏi C10.
IV. Vận dụng.
C10:
C11:
IV. Củng cố. (5')
-Thế nào là chuyển động cơ học ?
-Thế nào gọi là tính tương đối của chuyển động cơ học ?.
-Các chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động nào ?.
V. Dặn dò.(2')
-Về nhà các em học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập từ 1.1 ->1.6 SBT.
- Chuẩn bị bài mới.
E. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- t1.doc