Tiết 10 ÔN TẬP
A- Mục tiêu :
* Kiến thức : Hệ thống củng cố các kiến thức đã học.
* Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, lập luận, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế.
* Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết tự giác.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên : Một số câu hỏi và bài toán liên quan đến các kiến thức đã học.
- Học sinh : Nghiên cứu trước các nội dung kiến thức đã học từ bai1 đến bài 8.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tiết 10: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 ÔN TẬP
Ngày soạn:2009
Ngày giảng: 2009
A- Mục tiêu :
* Kiến thức : Hệ thống củng cố các kiến thức đã học.
* Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, lập luận, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế.
* Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết tự giác.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên : Một số câu hỏi và bài toán liên quan đến các kiến thức đã học.
- Học sinh : Nghiên cứu trước các nội dung kiến thức đã học từ bai1 đến bài 8.
C. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định.(1’) Vắng:...................................................................................................
II. Kiểm tra bài củ.(4')
? Giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển ? Nêu một vài ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển
? Nêu thí nghiệm tính áp suất khí quyển ? Nếu dòng nước để tiến hành thí nghiệm này thì cần có những dụng cụ gì ?
III. Bài mới.
* Đặt vấn đề (1'): Để củng cố và hệ thống các kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra hôm nay chúng ta nghiên cứu một tiết ôn tập.
* Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
Hoạt động 1 : Lý thuyết
? Chuyển động cơ học là gì ?
? Vì sao nói chuyển động có tính tương đối ?
? Nêu những dạng chuyển động mà em biết ?
? Thế nào là chuyển động đều ? công thức tính vận tốc của chuyển động đều
? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động ? Đơn vị của vận tốc là gì ?
? So sánh sự khác nhau giữa Vtb với Vd
? Để biểu diển một lực người ta dùng kí hiệu gì ? Nêu rỏ các đặc điểm của lực thông qua kí hiệu đó ?
? Tính chất của lực ma sát là gì ? có bao nhiêu loại lực ma sát ?
? Thế nào là hai lực cân bằng ?
? Nêu sự khác nhau giữa áp suất chất rắn và áp suất chất lỏng ?
I. Tự kiểm tra:
- Hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
17’
Hoạt động 2 : Bài tập
Bài 1 : Vận tốc trung bình của người đi xe đạp là 0,417 m/s. Tính thời gian để người đó đi hhết quảng đường dài 30km ra đơn vị h ?
Bài 2 : Một cái thùng phi đựng đầy dầu. thùng cao 1,5m, Tính áp suất do dầu gây lên tại điểm cách đáy thùng 0,2m. Biết dd= 8600N/m3.
II. Vận dụng:
Bài 1 :
Tóm tắt :
Vtb= 0,417m/s
S= 30km = 30000m
t = ? h
Giải :
Thời gian để người đó đi hết quảng đường là :
ADCT :
7200 (s) = 2h
Đáp số : t= 2h
Bài 2 :
Tóm tắt :
d= 8600N/m3
h= 1,5 - 0,2 = 1,3( m )
p= ?
Giải :
Áp suất do dầu gây ra tại điểm cách đáy thùng 0,2m là :
ADCT : p= d.h = 8600.1,3 = 8840 ( Pa )
Đáp số : p = 8840 Pa
IV. Củng cố. (5')
Thông qua nội dung tiết học
V. Dặn dò.(2')
- Về nhà xem lại tất cả kiến thức đã học, các bài tập định tính và định lượng liên quan đến kiến thức để chuẩn bị tiết kiểm tra.
* Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................
File đính kèm:
- t10.doc