Tiết 19 Bài 16. CƠ NĂNG: THẾ NĂNG, ĐỘNG NĂNG
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
Tìm được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng
Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc và độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc và khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh họa.
* Kỹ năng: Xác định thế năng của một vật là thế năng hấp dẫn hay thế năng đàn hồi.
* Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập của học sinh, phát triển tư duy của học sinh.
B. Chuẩn bị.
- Tranh mô tả thí nghiệm (Hình 16.1a, 16.1b SGK); Thiết bị TN mô tả hình 16.2 SGK gồm: Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn, một quả nặng, một sợi dây, một bao diêm; Thiết bị TN mô tả hình 16.3SGK
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tiết 19 Cơ năng: thế năng, động năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 Bài 16. CƠ NĂNG: THẾ NĂNG, ĐỘNG NĂNG
Ngày soạn:2009
Ngày giảng: 2009
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
Tìm được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng
Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc và độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc và khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh họa.
* Kỹ năng: Xác định thế năng của một vật là thế năng hấp dẫn hay thế năng đàn hồi.
* Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập của học sinh, phát triển tư duy của học sinh.
B. Chuẩn bị.
- Tranh mô tả thí nghiệm (Hình 16.1a, 16.1b SGK); Thiết bị TN mô tả hình 16.2 SGK gồm: Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn, một quả nặng, một sợi dây, một bao diêm; Thiết bị TN mô tả hình 16.3SGK
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:(1’) Vắng:..........................................................................................................
II. Kiểm tra bài cũ:
Lòng vào bài mới
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề (1'): sgk
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
6’
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Hàng ngày, ta thường nghe nói đến từ năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Nó tồn tại dưới dạng nào ? Để biết được trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu dạng năng lượng đơn giản nhất là cơ năng.
GV : Thông báo khái niệm cơ năng
I. Cơ năng:
-Vật có cơ năng khi vật đó có khả năng thực hiện công
Đơn vị cơ năng: Jun (J)
13’
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng
GV Treo hình vẽ 16.1a, b học sinh quan sát.ở hình 16.1a quả nặng A có thế năng không ? GV thông báo
Ở hình 16.1b Học sinh thảo luận nhóm để trả lời C1
-Cơ năng có được ở thí nghiệm hình 16.1b ở dạng năng lượng nào? HS trả lời.
Nếu đưa quả nặng A lên càng cao thì khả năng thực hiện công như thế nào ?
-Vậy thế năng hấp dẫn phụ thuộc yếu tố nào?
-Nếu cùng độ cao vật có khối lượng lớn thì khả năng sinh công như thế nào?
Giáo viên phát dụng cụ HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận câu hỏi C2.
Cơ năng lò xo thực hiện được ở dạng nào? Vậy thế năng đàn hồi phụ thuộc yếu tố nào?
II. Thế năng
1. Thế năng hấp dẫn.
-Quả nặng S nằm trên mặt đất không có khă năng sinh công.
C1: Quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây, sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên cao nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng -> thế năng hấp dẫn.
-Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện càng lớn nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
-Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao và khối lượng của vật.
2.Thế năng đàn hồi.
C2: Lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công -> lò xo khi bị biến dạng có cơ năng -> thế năng đàn hồi .
-Thế năng đàn hồi phụ thuộc và độ biến dạng đàn hồi.
10’
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm động năng
GV tiến hành thí nghiệm hình 16.3 học sinh quan sát và trả lời C3¸C4, C5.
-GV tiến hành thí nghiệm đưa ra quả cầu A lên vị trí 2 (cao hơn vị trí 1) các em dự đoán quả cầu A ở vị trí 1 và vị trí 2 thì ở vị trí nào của quả vcầu lăn nhanh hơn?
-Yêu cầu học sinh trả lời C6.
HS quan sát trả lời C7, C8.
Qua các thí nghiệm vừa tìm hiểu các em hãy cho biết động năng phụ thuộc những yếu tố nào?
III. Động năng
-Thí nghiệm hình 16.3
C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động
C4: Miếng gỗ chuỷen động tức là quả cầu A đã thực hiện công.
C5 : . sinh công ..
C6 V1< V2
C7: Miếng gỗ B chuyển động dài hơn, của A’ > A. Vậy động năng phụ thuộc vào khối lượng của vật.
C8 Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
7’
Hoạt động 4: Vận dụng.
Yêu cầu học sinh tìm hiểu câu hỏi C9, C10 và trả lời .
HS: Nêu ví dụ ở C9
IV. Vận dụng.
C9: HS dự đoán
C10 : a.Thế năng
b.Động năng
c.Thế năng
IV. Củng cố. (5')
- Khi nào vật có cơ năng? Trong trường hợp nào cơ năng ở dạng thế năng? Trong trường hợp nào cơ năng ở dạng động ănng?
V. Dặn dò.(2')
- Về nhà các em đọc điều có thể em chưa biết xem lại các nội dung bài học, làm bài tập 16.1-16.5 SBT
- Chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................
***
File đính kèm:
- t19.doc