Bài soạn Vật lý 8 tiết 30: Phương trình cân bằng nhiệt

Tiết 30 Bài 25. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT

A. Mục tiêu:

 * Kiến thức:

- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.

- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau.

- Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật.

 * Kĩ năng:

Biết vận dụng thành thạo công thức tính nhiệt lượng .

 * Thái độ:

Cẩn thận tính toán.

 Trung thực, nghiêm túc trong học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tiết 30: Phương trình cân bằng nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 Bài 25. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT Ngày soạn:2009 Ngày giảng: 2009 A. Mục tiêu: * Kiến thức: - Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt. - Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau. - Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật. * Kĩ năng: Biết vận dụng thành thạo công thức tính nhiệt lượng . * Thái độ: Cẩn thận tính toán. Trung thực, nghiêm túc trong học tập. B. Chuẩn bị. Các nhóm: 1 phích nước nóng, 1 bình chia độ hình trụ, 2 cốc thuỷ tinh, 1 nhiệt lượng kế (nếu có), 2 nhiệt kế. GV: Giáo án, phương tiện và dụng cụ dạy học. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định.(1') Vắng: ................................................................................................... II. Kiểm tra bài củ.(5') * Gọi HS 1: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào khi nóng lên. Giải thích rõ kí hiệu và đơn vị của từng đại lượng trong công thức? * Gọi HS 2: Tính nhiệt lượng truyền cho 500g nước để tăng nhiệt độ từ 13oC lên 20oC?. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/kg.K. Giải: Nhiệt lượng truyền cho 500g nước để tăng nhiệt độ từ 13oC lên 20oC là: Q = m.c.(t2 – t1) = 0,5.4 190.(20 -13) = 14 665J III. Bài mới. * Đặt vấn đề (1'): GV nhắc lại định nghĩa nhiệt lượng. Không có dụng nào có thể đo trực tiếp được nhiệt lượng. Vậy muốn xác định được nhiệt lượng người ta phải làm thế nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung 5’ Hoạt động 1: Nguyên lý truyền nhiệt. GV: - Thông báo 3 nội dung của nguyên lý truyền nhiệt như phần thông báo SGK. - Cho HS lại phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. I. Nguyên lý truyền nhiệt. 1. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 2. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì dừng lại. 3. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 11’ Hoạt động 2: Phương trình cân bằng nhiệt. GV: - Hướng dẫn HS dựa vào nội dung thứ 3 của nguyên lý truyền nhiệt, viết phương trình cân bằng nhiệt. - Nhắc lại hoặc cho HS nêu lại công thức tính nhiệt lượng của vật thu vào khi tăng nhiệt độ. - Yêu cầu HS viết công thức tính nhiệt lượng mà vật toả ra khi giảm nhiệt độ. GV: Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt được biết ở trên các em hãy thiết lâp mối quan hệ giữa các đại lượng trong nhiệt lượng toả ra và nhiệt lượng thu vào. II. Phương trình cân bằng nhiệt. Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả ra = Q thu vào Q = m.c.∆t Khi có 2 vật toả nhiệt và thu nhiệt: Vật toả nhiệt Vật thu nhiệt Khối lượng m1 ( kg ) m2 ( kg ) Nhiệt độ ban đầu t1 ( oC ) t2 ( oC ) Nhiệt độ cuối t ( oC ) t ( oC ) Nhiệt dung riêng c1 ( J/kg.K ) c2 ( J/kg.K ) m1 c1 ( t1 - t ) = m2 c2 ( t - t2 ) m1 c1 ∆t1 = m2 c2 ∆t2 10’ Hoạt động 3: Vận dung. Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt. - Yêu cầu HS đọc và tóm tắt C1 sgk. - Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề. - Yêu cầu giải theo cá nhân đồng thời gọi 1 học sinh lên bảng giải. - GV hướng dẫn học sinh nhận xét. IV. Vận dụng. C1: Tóm tắt m1 = 300g = 0,3kg m2 = 200g = 0,2kg c = 4200J/kg.K t1 = oC t2 = oC t = ?oC Theo phương trình cân bằng nhiệt: m1 c ( t – t1) = m2 c (t2 - t) m1 ( t – t1) = m2 (t2 - t) t = (m1 t1 + m2 t2)/(m1 + m2) IV. Củng cố. (5') - Gọi 1 HS nhắc lại Nguyên lí truyền nhiệt. - Khi áp dụng nguyên lí vào làm bài tập ta phải phân tích được quá trình trao đổi nhiệt diễn ra như thế nào. Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt cho từng trường hợp cụ thể. V. Dặn dò.(2') Về nhà các em xem lại nội dung bài học, học thuộc nguyên lí truyền nhiệt, phần ghi nhớ và làm các bài tập 25.1 25.2, 25.5(SBT). Đọc phần “CTECB” * Rút kinh nghiệm:............................................................................................................

File đính kèm:

  • doct30.doc
Giáo án liên quan