Tiết 32 Bài 27. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG
CƠ VÀ NHIỆT
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Tìm đựoc ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
- Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.
* Kĩ năng:
Phân tích hiện tượng vật lý.
* Thái độ:
Mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp.
Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tiết 32: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Bài 27. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG
CƠ VÀ NHIỆT
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Tìm đựoc ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
- Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.
* Kĩ năng:
Phân tích hiện tượng vật lý.
* Thái độ:
Mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp.
Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị.
Phóng to bảng 27.1, 27.2 phần điền từ thích hợp () dán bằng giấy trong (giấy bóng kính) để có thể dùng bút dạ viết và xoá dể dàng có thể sử dụng cho nhiều lớp học cùng bài.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định.(1') Vắng:........................................................................................................
II. Kiểm tra bài củ.(3')
- Khi nào vật có cơ năng? Cho ví dụ các dạng cơ năng.
- Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
III. Bài mới.
* Đặt vấn đề (1'):
8’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng.
GV yêu cầu HS trả lời C1
Cá nhân HS trả lời C1
GV theo giỏi, sủa sai cho HS. Chú ý những sai sót để đưa ra thảo luận trên lớp.
GV gọi 1 HS lên bảng điền kết quả vào bảng 27.1 treo trên bảng.
GV gọi Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Hs nhận xét
GV: Qua các ví dụ câu C1, em rút ra nhận xét gì?
HS nhận xét.
I. Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
C1:
cơ năng
nhiệt năng
cơ năng
nhiệt năng
* Nhận xét: Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng.
Tương tự hoạt động 2, GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi C2 vào bảng 27.2.
Đại diện nhóm HS lên trả lời C2
Các em hãy rút ra nhận xét qua các ví dụ trên C2
II. Sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng và nhiệt năng.
C2:
thế năng
động năng
động năng
thế năng
cơ năng
nhiệt năng
nhiệt năng
cơ năng
Nhận xét: Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại (sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng). Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại.
5’
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt .
GV thông báo về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
GV yêu cầu HS nêu được VD thực tế minh hoạ về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
GV cho HS thảo luận và nhận xét về những ví dụ của HS nêu ra.
III. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
C3, C4:
10’
Hoạt động 4: Vận dung.
GV yêu cầu HS nêu phần kiến thức cần nhớ của bài học.
- Bây giờ các em hãy vận dụng điều đó để trả lời, giải thích các câu hỏi C5, C6.
- Gọi HS đứng tại chổ trả lời C5, C6
HS trả lời.
GV hướng dẫn cả lớp thảo luận nhận xét câu trả lời của bạn
IV. Vận dung.
* C5: Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại. Một phần cơ năng của chúng đã chuyễn thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh.
* C6: trong hiện tượng về dao dộng của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng . Một phần cơ năng của con lắc đã chuyễn hoá thành nhiệt năng làm nón con lác và không khí xung quanh.
IV. Củng cố. (5')
- Cũng cố ngay trong vận dụng.
V. Dặn dò.(2') Về nhà đọc phần “CTECB”, làm các bài tập trong SBT, học phần ghi nhớ và xem trước bài mới.
- Chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
***
File đính kèm:
- t32.doc