Bài soạn Vật lý 8 tiết 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

Tiết 8 Bài 8. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU

A. Mục tiêu:

 * Kiến thức:

Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.

 * Kỹ năng:

Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.

Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tiết 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Bài 8. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU Ngày soạn: 12/10 /2008. Ngày dạy : 15/10 /2008. A. Mục tiêu: * Kiến thức: Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp. * Kỹ năng: Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản. Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét. * Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập. B. Chuẩn bị Mỗi nhóm học sinh : Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng, một hình trụ thủy tinh có dĩa D tách rời làm đáy, một bình thông nhau, có thể thay bằng ống cao su nhựa trong, một bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch. C. Tiến trình lên lớp I. Ổn định: (1’) Vắng: II. Kiểm tra bài củ.(5') 1.Áp suất là gì ? Biểu thức tính áp suất, đơn vị các đại lượng trong biểu thức? Chữa bài tập 7.1, 7.2 2.Chữa bài tập 7.5. Nói một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2 em hiểu ý nghĩa con số đó như thế nào? III. Bài mới: * Đặt vấn đề (1'): Yêu cầu học sinh đọc phần mở bài ở SGK. Học sinh đọc phần đặt vấn đề Nếu người thợ lặn không được mặc bộ quấn áo lặn đó sẽ khó thở do tức ngực. Hoạt động của thầy và trò Nội dung 10’ Hoạt động 2: Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng. Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm hình 8.3 để trả lời C1, C2 Học sinh trả lời C2: Các vật đặt trong chất lỏng có chịu áp suất do chất lỏng gây ra không? Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hình 8.4 - Nhận xét. Qua hai thí nghiệm trên các em hãy tìm những từ thích hợp để hoàn thành kết luận. Gọi 3 học sinh nhắc lại kết luận. I. Sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng. * Thí nghiệm 1. C1: Màng cao su biến dạng phòng ra chứng tỏ chất lỏng gây ra áp lực lên đáy bình, thành bình và gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình. C2: Chất lỏng tác dụng áp suất không theo một phương như chất rắn mà gây áp suất lên mọi phương. * Thí nghiệm 2: Kết quả thí nghiệm: Đĩa D trong nước không rời hình trụ. * Nhận xét: Chất lỏng tác dụng lên đĩa D ở các phương khác nhau. *Kết luận: SGK 5’ Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng. Yêu cầu học sinh biến đổi công thức để tính áp suất chất lỏng. -Biểu thức tính áp suất ? F = ? d, v -> P = ? Yêu cầu Hs giải thích các đại lượng trong biểu thức. So sánh PA, PB, PC ? Giải thích ? nhận xét. II. Công thức tính áp suất chất lỏng. Từ công thức: -> P=d.h Trong đó: d là đại lượng riêng của (N/m3) h: là chiều cao của cột chất lỏng (m) P: là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m3) *Chất lỏng đứng yên: Tại các điểm có cùng độ sâu thì áp suất chất lỏng như nhau. 6’ Hoạt động 4: Nghiên cứu bình thông nhau. Yêu cầu học sinh đọc C5 và trả lời C5. Lớp nước ở đáy D sẽ chuyển động khi nước chuyển động Lớp nước chịu áp suất nào? ? Nếu trường hợp hA = hB thì nước chảy từ đâu sang đâu. III. Bình thông nhau. C5 Trường hợp a: D chịu áp suất PA = hA.d D chịu áp suất PB = hB.d hA > hB -> PA > PB ->Lớp nước D sẽ chuyển động từ nhánh A sang nhánh B Trường hợp b: hB > hA -> PB > PA ->nước chảy từ B sang A * Thí nghiệm: Kết quả: hA = hB -> chất lỏng đứng yên * Kết luận: trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn có cùng một độ cao. 10’ Hoạt động 4: Vận dung. Yêu cầu học sinh trả lời C6. Yêu cầu HS tóm tắt C7 và nêu hướng giải Học sinh dựa vào nguyên tắc bình thông nhau. C8, C9 học sinh tự trả lời. IV. Vận dụng. C6: Người lặn xuống dưới nước biển chịu áp suất chất lỏng làm tức ngực -> áo lặn chịu áp suất này. C7: PA = d.h1 = 12000(N/m2) PB = d.(hA-0,4) = 8000(N/m2) C8, C9 IV. Củng cố. (5') - Chất lỏng gây ra áp suất có giống chất rắn không ? -Nêu công thức tính áp suất chất lỏng? V. Dặn dò.(2') - Về nhà các em học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập ở sách bài tập - Chuẩn bị trước bài mới. * Rút kinh nghiệm: –***—

File đính kèm:

  • doct8.doc
Giáo án liên quan