Bài 13. CÔNG CƠ HỌC
I MỤC TIÊU :
+ Nêu được ví dụ về trường hợp lực thực hiện công và lực không thực hiện công. Chỉ ra sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
+ Nêu được công thức tính công, ý nghĩa của các đại lượng trong công thức và đơn vị đo các đại lượng.
+ Biết áp dụng công thức tính công cơ học vào các trường hợp cụ thể.
+ Rèn tính so sánh , cẩn thận trong khi làm các bài toán giải.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh phóng to các hình 13.1; 13.2; 13.3 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 14: Công cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn 3/11/2010
Tiết 14 Ngày dạy
Bài 13. CÔNG CƠ HỌC
I MỤC TIÊU :
+ Nêu được ví dụ về trường hợp lực thực hiện công và lực không thực hiện công. Chỉ ra sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
+ Nêu được công thức tính công, ý nghĩa của các đại lượng trong công thức và đơn vị đo các đại lượng.
+ Biết áp dụng công thức tính công cơ học vào các trường hợp cụ thể.
+ Rèn tính so sánh , cẩn thận trong khi làm các bài toán giải.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh phóng to các hình 13.1; 13.2; 13.3 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5phút)
+ Em hãy trình bày điều kiện để vật nổi; vật chìm. Trình bày công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc – si- mét khi vật nổi.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Thông báo : Trong đời sống hàng ngày người ta thường nói đến từ “công”ví dụ như :
Công cha như núi thái sơn.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Trả công vận chuyển hàng hoá.
Gia đình có công với cách mạng.
Những từ “công” đó có ý nghĩa giống nhau không? Khác nhau như thế nào?
Hôm nay chúng ta chỉ xét một loại công có liên quan đến chuyển động, đến lực gọi là công cơ học. Vậy công cơ học là gì ?
HS: Thảo luận chung ở lớp :
+ Công cha, có công với cách mạng có nghĩa là làm được một việc tốt đáng trân trọng, mang ý nghĩa tinh thần.
+ Công mài sắt, công vận chuyển có liên quan đến một việc làm phải dùng lực và tạo ra chuyển động.
Hoạt động 2 . Tìm hiểu về công cơ học (10phút)
GV: Để hiểu thế nào là công cơ học , chúng ta xét phần I.
GV: Treo hình 13.1 và13.2 phóng to lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và đọc nội dung nhận xét trong SGK
GV: Gợi ý cho HS :
+ Con bò có dùng lực để kéo xe không? Xe có chuyển dời không?
+ Lực sĩ có dùng lực để giữ quả tạ không? Quả tạ có di chuyển không?
GV: Thông báo : Hình 13.1 lực kéo của con bò thực hiện công cơ học; Hình 13.2 người lực sĩ không thực hiện công cơ học.
GV: Yêu cầu HS các nhóm đọc, thảo luận và trả lời câu C1.
GV: Yêu cầu HS tìm từ thích hợp điền vào câu kết luận trong SGK.
GV: Gọi một vài HS phát biểu kết luận, các HS khác bổ sung
I. KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC
1. Nhận xét:
HS: Quan sát tranh và đọc nội dung nhận xét trong SGK.
+ Con bò dùng lực để kéo xe làm cho xe chuyển dời.
+ Lực sĩ dùng lực để giữ quả tạ nhưng quả tạ không chuyển dời.
HS: Thảo luận theo nhóm trả lời câu C1:
C1: Công cơ học có được khi : có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
2. Kết luận:
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C2:
+ Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
Hoạt động 3: Nhận biết một số trường hợp có công trong thực tế. (5phút)
GV: Nêu lần lượt câu C3; C4 : cho HS ở mỗi nhóm thảo luận câu trả lời (đúng hoặc sai ).
GV: Giúp HS xác định câu trả lời đúng.
GV: Chuyển ý : Công cơ học được tính như thế nào?
3. Vận dụng :
HS: Làm việc theo nhóm , cử đại diện trả lời C3, C4.
C3 : Câu a; c; d; là có công cơ học.
C4 : + Lực kéo của đầu tàu hoả.
+ Lực hút của Trái Đất.
+ Lực kéo của người công nhân.
Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức tính công. (5phút)
GV: Thông báo công thức tính công A, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công. Nhấn mạnh điều kiện để có công cơ học.
GV: Nhấn mạnh phần chú ý trong SGK.
GDMT. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có A nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng, đường gồ ghề làm phương tiện di chuyển khó khăn tốn nhiều năng lượng,ách tắc giao thông gây ra tốn năng lượng và thải khí độc => Cải thiện chất lượng đường giao thông và biện pháp làm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
II. CÔNG THỨC TÍNH CÔNG.
Công thức tính công cơ học
A = F.s
Trong đó : A là công của lực F.
F là lực tác dụng vào vật.
S là quãng đường vật dịch chuyển.
Đơn vị của công là : Jun kí hiệu là : (J).
Hoạt động 5: Vận dụng. (10phút)
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân lần lượt trả lời câu C5, C6, C7.
GV: Nhấn mạnh câu C7 trường hợp vật chuyển động theo phương vuông góc vơi phương của lực nên công cơ học bằng không.
2. Vận dụng :
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C5, C6, C7.
C5 : Công lực kéo đầu tầu là:
A =F.s =5000.1000 = 5000000(J)= 5000 (kJ).
C6 : Công của trọng lực là :
A = P. h = 20.6 = 120 (J).
C7: Trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật , nên không có công cơ học của trọng lực.
4. Củng Cố : (4phút)
+ Khi nào thì có công cơ học ? Công thức tính công cơ học ? Đơn vị tính công?
+ Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào ?
+ GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ .
5. Dặn dò. (1phút)
+ Về nhà học bài theo vở ghi và SGK.
+ Trả lời lại từ C1 đến C7 vào vở.
+ Làm bài tập 13.2 đến 13.4 SBT.
IV. Rút kinh nghiệm.
Duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Hoàng Khải
File đính kèm:
- T8.14.doc