Bài soạn Vật lý 8 tuần 19: Cơ năng

Bài: 16. CƠ NĂNG

I. MỤC TIÊU:

+ Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.

+ Phân biệt được thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.

+ Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh hoạ.

+ Hứng thú học tập bộ môn vật lý.

+ Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 19: Cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn:31/12/2010 Tiết 19 Ngày dạy Bài: 16. CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU: + Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. + Phân biệt được thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. + Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh hoạ. + Hứng thú học tập bộ môn vật lý. + Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản. II. CHUẨN BỊ + Mỗi nhóm : Tranh phóng to mô tả thí nghiệm hình 16.1a và 16.1b, 16.4. + 1 hòn bi thép. 1 máng nghiêng, 1 miếng gỗ, 1 cục đất nặn. + Cả lớp : lò xo là tròn, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 bao diêm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số học sinh Kiểm tra bài cũ : (5phút) Viết công thức tính công suất , giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức. Bài mới : Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.(5phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Yêu cầu HS nhắc lại khi nào một vật có công cơ học? GV: Thông báo khi một vật có khả năg thực hiện công cơ học , ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng là dạng năng lượng đơn giản nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu các dạng cơ năng trong bài học hôm nay. GV: Ghi đề bài mới lên bảng. GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo của mục I. Trả lời lại câu hỏi. + Khi nào một vật có cơ năng? + Đơn vị đo cơ năng? HS: Nhắc lại kiến thức cũ : Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời. HS: Ghi đề bài vào vở. I. CƠ NĂNG: HS: ĐoÏc phần thông baó của mục I. và trả lời câu hỏi của GV. + Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học , ta nói vật đó có cơ năng. + Cơ năng được đo bằng đơn vị jun. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng (15phút) GV: Treo tranh hình 16.1 phóng to lên bảng. Thông báo hình 16.1a, quả nặng A nằm trên mặt đất , không có khả năng thực hiện công. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 16.1b và nêu câu hỏi C1. GV: Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi C1. GV: Thông báo cơ năng của một vật trong trường hợp này gọi là thế năng. - Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thì công sinh ra kéo thỏi gỗ B chuyển động càng lớn hay nhỏ ? Vì sao? GV: Thông báo vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì thế năng của nó càng lớn. Như vậy vật ở vị trí càng cao thì thế năng của vật càng lớn. GV: Thế năng của vật A được xác định bởi vị trí của vật so với trái đất gọi là thế năng hấp dẫn. - Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV: Gợi ý cho HS có thể lấy ví dụ thực tế minh hoạcho chú ý. GV: Đưa lò xo tròn đã được nén bằng sợi len . Nêu câu hỏi: + Lúc này lò xo có cơ năng không? + Bằng cách nào để biết lò xo có cơ năng? GV: Thông báo cơ năng của lò xo trong trường hợp này gọi là thế năng. Muốn thế năng của lò xo tăng ta làm như thế nào? Vì sao?. GV: Như vậy thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, nên được gọi là thế năng đàn hồi. GV: Lấy ví dụ minh hoạ : khi ấn tay vào cục đất nặn cục đất biến dạng. Cục đất này có thế năng đàn hồi không? Vì sao?. II. THẾ NĂNG: 1. Thế năng hấp dẫn: HS : Quan sát hình vẽ 16.1. HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C1. C1: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó như hình vẽ 16.1b : quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động tức là thực hiện công. Như vậy khi đưa quả nặng lên độ cao nó có khả năng thực hiện công cơ học do đó nó có cơ năng. - Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thì công lực kéo thỏi gỗ B càng lớn vì B dịch chuyển quảng đường dài hơn. HS: Ghi nhớ các thông báo của GV. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào : + Mốc tính độ cao. + Khối lượng của vật. HS: Hoatï động cá nhân tìm ví dụ minh hoạ theo hướng dẫn của GV . 2. Thế năng đàn hồi. HS: Thảo luận theo nhóm: + lúc này lò xo có cơ năng vì nó có khả năng sinh công cơ học. C2: Đặt miếng gỗ lên trên lò xo và dùng điêm đốt cháy sợi dây len, khi sợi dây len đứt lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo có cơ năng. - Lò xo càng bị nén nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn. - Cục đất nặn không có thế năng đàn hồi vì nó không biến dạng đàn hồi, không có khả năng sinh công. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm động năng (10phút) GV: Giới thiệu thiết bị thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như hình 16.3. GV: Gọi HS mô tả hiện tượng xảy ra? GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3, C4, C5. GV: Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi C4, C5. GV: thông báo : Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. GV: Yêu cầu HS đưa ra dự đoán động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Làm thế nào để kiểm tra điều đó? GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự phụ thuộc động năng của vật vào các yếu tố như SGK. Với mỗi yếu tố GV làm thí nghiệm kiểm chứng. GV: Qua các TN yêu cầu HS cho biết động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? GDMT: Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn(có động năng lớn)sẽ khiến cho việc xử lí sự cố gặp khó khăn, nếu xảy ra tai nan sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các vật rơi từ trên cao xuống trái đất có động năng lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng của con người và các công trình khác. => mọi công dân cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và an toàn trong lao động III. ĐỘNG NĂNG 1. Khi nào vật có động năng: HS: Quan sát GV làm thí nghiệm để trả lời câu C3, C4, C5. HS : Thảo luận theo nhóm từ câu C3 đên câu C5. C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B làm chi miếng gỗ B chuyển động một đoạn. C4: Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm thỏi gỗ B chuyển động tức là quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công. C5: Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công tức là có cơ năng. 2. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS: Nêu dự đoán của mình và cách kiểm tra dự đoán. HS: Quan sát GV tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của động năng vào vận tốc và khối lượng của vật. - Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. Hoạt động 4: Vận dụng (5phút) GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ một vật vừa có cả động năng và thế năng. GV: Thông báo cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và thế năng của nó. GV: Yêu cầu HS trả lời câu C10. IV. VẬN DỤNG HS: Hoạt động cá nhân tìm ví dụ minh hoạ vật có cả động năng và thế năng. HS: Thảo luận nhóm trả lời câu C10. C10: Chiếc cung đã được giương có thế năng. Nước chảy từ trên cao xuống có động năng. Nước bị ngăn trên đập cao có thế năng. Củng cố : (4phút) + Khi nào thì một vật có động năng và thế năng? Thế năng hấp dẫn và động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? + Lấy ví dụ minh hoạ vật có thế năng , động năng và vừa có thế năng và động năng. Dặn dò (1phút) + Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài, trả lời lại từ C1 đến C10 vào vở . + Làm bài tập trong SBT. IV. Rút kinh nghiệm. Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải

File đính kèm:

  • docT8.19.doc
Giáo án liên quan