Bài soạn Vật lý 8 tuần 24: Nhiệt năng

Bài 21. NHIỆT NĂNG

I MỤC TIÊU :

+ Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng.

+ Hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.

+ Đơn vị nhiệt năng, nhiệt lượng là jun (J).

+ Tìm được một số ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt làm biến đổi nhiệt năng của vật.

+ Làm được hai TN tăng nhiệt năng của miếng kim loại.

+ Phát huy tinh thần hợp tác trong nhóm và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

 + Mỗi nhóm : Một miếng đồng, hoặc nhôm, sợi chỉ dài 30cm.

 + Một quả bóng bàn, một phích nước nóng, nước đá lạnh, sáu cốc thủy tinh 250ml.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 24: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn 05/02/2011 Tiết 24 Ngày dạy Bài 21. NHIỆT NĂNG I MỤC TIÊU : + Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng. + Hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. + Đơn vị nhiệt năng, nhiệt lượng là jun (J). + Tìm được một số ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt làm biến đổi nhiệt năng của vật. + Làm được hai TN tăng nhiệt năng của miếng kim loại. + Phát huy tinh thần hợp tác trong nhóm và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. II. CHUẨN BỊ : + Mỗi nhóm : Một miếng đồng, hoặc nhôm, sợi chỉ dài 30cm. + Một quả bóng bàn, một phích nước nóng, nước đá lạnh, sáu cốc thủy tinh 250ml. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) + Động năng của vật là gì? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào và nói rõ sự phụ thuộc đó. + Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào? 3. Bài mới : Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Ta đã biết khi thả rơi một quả bóng bàn xuống mặt sàn thì quả bóng sẽ nảy lên. GV: Độ cao của mỗi quả bóng sau mỗi lần nảy như thế nào so với độ cao quả bóng lúc ban đầu? GV: Tiến hành TN thả rơi quả bóng. GV: Cơ năng của quả bóng biến mất hay đã chuyển thành dạng năng lượng khác? GV: Thông báo : Cơ năng của quả bóng không biến mất. GV: Vậy năng lượng đó ở dạng nào? Bài học hôm nay giúp các em giải quyết vấn đề này. HS:Hoạt động cá nhân đưa ra dự đoán : Bằng, cao hơn, thấp hơn. HS: Quan sát và báo cáo kết quả: Sau mỗi lần nảy lên độ cao của quả bóng giảm dần và cuối cùng không nảy lên nữa. HS: Nêu dự đoán của mình. Hoạt động 2 . Tìm hiểu về nhiệt năng. (5 phút) GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về động năng. GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục I trong SGK. GV: Yêu cầu HS nêu được định nghĩa về nhiệt năng, mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ ? giải thích. GV: Chốt lại kiến thức đúng và yêu cầu HS ghi vào vở. GV: Như vậy để biết nhiệt năng của một vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi hay không. Vậy có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? I. NHIỆT NĂNG. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi do GV đưa ra. HS : Đọc phần thông tin mục I. Để đưa ra những nhận xét chung. - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo lên vật - Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng cao. Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng. (10 phút) GV: Nêu vấn đề cho HS thảo luận : Nếu ta có một đồng xu bằng đồng muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi (tăng ) thì ta có thể làm như thế nào? GV: Nêu phương án khả thi của HS, cho HS tiến hành TN kiểm tra dự đoán . GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo phương án của mình đưa ra. GV: Gọi HS đại diện cho các nhóm nêu kết quả qua việc làm TN của nhóm mình. Cần nêu được: + Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu thay đổi? + Nguyên nhân làm tăng nhiệt độ? GV: Yêu cầu HS nêu phương án làm tăng nhiệt năng của miếng đồng không bằng cách thực hiện công. GV: Dựa vào phương án của HS đưa ra . GV làm TN Thả miếng đồng vào trong ca nước nóng. GV: Yêu cầu HS so sánh nhiệt độ của hai miếng đồng : một miếng để nguyên để đối chứng và một miếng làm TN bỏ vào trong nước nóng. GV: Yêu cầu HS tiến hành TN để so sánh. GV: Do đâu mà nhiệt năng của miếng đồng thả trong nước nóng tăng lên? GV: Thông báo : Nhiệt năng của nước nóng giảm dần. GV: Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật không thực hiện công bằng cách truyền nhiệt. GV: Yêu cầu HS nêu phương án làm giảm nhiệt năng của miếng đồng. GV: Yêu cầu HS cho biết có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. II. CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHỆT NĂNG. HS: Thảo luận nhóm và đưa ra các phương án như : Đốt miếng đồng, cho cọ sát qua lại vào mặt bàn, phơi ngoài nắng, thả vào cốc nước nóng 1. Thực hiện công: HS: Tiến hành TN theo nhóm với phương án đề ra như: Cọ xát đồng xu vào mặt bàn, cọ xát vào quần áo Khi thực hiện công lên miếng đồng thì nhiệt độ của miếng đồng tăng dẫn đến nhiệt năng của miếng đồng tăng. 2. Truyền nhiệt: HS: Nêu ra phương án làm tăng nhiệt năng của miếng đồng theo cách : + Hơ trên ngọn lửa: + Nhúng vào nước nóng. HS: Tiến hành TN theo nhóm để so sánh hai miếng đồng này. - Nhiệt năng của miếng đồng thả vào trong cốc nước nóng tăng lên so với miếng đồng làm đối chứng. HS: Nêu cách làm TN để làm giảm nhiệt năng của đồng xu thực hiện bằng cách : truyền nhiệt cho vật khác có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của đồng xu. Như thả đồng xu vào trong cốc nước đá. + Nhiệt năng của một vật có thể bằng hai cách : thực hiện công và truyền nhiệt Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng. (5phút) GV: Thông báo về định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị của nhiệt lượng. GV: Yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần về khái niệm nhiệt lượng. GV: Qua các TN khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc. Thì nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào? Nhiệt độ của các vật thay đổi như thế nào? III. NHIỆT LƯỢNG: HS: Đọc thông tin mục III. SGK. + Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Kí hiệu : Q Đơn vị là : J Hoạt động 5: Vận dụng (10 phút) GV: Yêu cầu HS lần lượt trả lời câu hỏi C3 đến C5 trong SGK. GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời các câu hỏi. IV. VẬN DỤNG : HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi từ C3 đến C5: C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của cốc nước tăng, Đồng đã truyền nhiệt cho nước. C4: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đay là sự thực hiện công. C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nhiệt năng của quả bóng , của không khí gần quả bóng, và của mặt sàn. 4. Củng Cố : (4 phút) + GV: Yêu cầu HS đọc “có thể em chưa biết”. + Có mấy cách truyền nhiệt năng đó là những cách nào? 5. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. + Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C5. + Làm bài tập trong SBT. IV. Rút kinh nghiệm. Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải

File đính kèm:

  • docT8.24.DOC