Bài 22. DẪN NHIỆT
I MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu được sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác gọi là dẫn nhiệt.
- So sánh sự dẫn nhiệt của các chất.
- Tìm được ví dụ thực tế để minh họa.
- Làm được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt.
- Hứng thú học tập trong bộ môn, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
+ Mỗi nhóm : một giá đỡ, một đèn cồn, một thanh đồng, một thanh sắt, một thanh thủy tinh, các đinh ghim nhỏ, ống nghiệm, sáp.
+ Cả lớp : Tranh phóng to hình 22.1, 22.2.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 25: Dẫn nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn 10/02/2011
Tiết 26 Ngày dạy
Bài 22. DẪN NHIỆT
I MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu được sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác gọi là dẫn nhiệt.
So sánh sự dẫn nhiệt của các chất.
Tìm được ví dụ thực tế để minh họa.
Làm được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt.
Hứng thú học tập trong bộ môn, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
+ Mỗi nhóm : một giá đỡ, một đèn cồn, một thanh đồng, một thanh sắt, một thanh thủy tinh, các đinh ghim nhỏ, ống nghiệm, sáp.
+ Cả lớp : Tranh phóng to hình 22.1, 22.2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
+ Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật? Giải thích?
+ Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách nào? Cho ví dụ minh họa.
Bài mới :
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Khi ta đổ nước sôi vào một cốc bằng nhôm và một cốc bằng sứ , em sờ tay vào cốc nào cảm thấy nóng hơn? Vì sao?
+ Để hiểu rõ và giải thích vì sao có hiện tượng trên ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
HS: Dựa vào nhận biết của mình qua cuộc sống hàng ngày và dựa vào bài học trước để trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2 . Tìm hiểu sự dẫn nhiệt (10 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc mục I thí nghiệm. Tìm hiểu đồ dùng thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS nêu các đồ dùng và cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra và thảo luận nhóm trả lời câu C1 đến C3.
GV: Lưu ý HS khi tiến hành TN song cần tắt đèn cồn đúng kỹ thuật.
GV: Gọi HS mô tả hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi C1 đến C3.
GV: Thông báo : Sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm trên gọi là sự dẫn nhiệt.
GV: Yêu cầu HS nêu ví dụ về sự dẫn nhiệt trong thực tế.
I. SỰ DẪN NHIỆT.
1. Thí nghiệm:
HS: Đọc phần I thí nghiệm và nêu tên các dụng cụ thí nghiệm.
HS: Lắp đặt thí nghiệm theo nhóm và tiến hành thí nghiệm. Các HS trong nhóm quan sát hiện tượng xảy ra. Sau đó thảo luận nhóm trả lời các C1 đến C3.
2. Trả lời câu hỏi.
HS: Mô tả hiện tượng TN xảy ra và trả lời câu C1 đến C3.
C1: Nhiệt đã truyền đến sáp làm sáp nóng lên và chảy ra.
C2: Theo thứ tự từ a đến e.
C3: Nhiệt năng được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
- Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất (15 phút)
GV: Yêu cầu HS cá nhân nghiên cứu nội dung TN 1.
GV: Tiến hành TN theo các bước trong SGK. yêu cầu HS quan sát TN.
GV: Yêu cầu HS quan sát TN và tả lời câu C4 và C5.
GV: Nhận xét đánh giá câu trả lời của HS.
GV: Yêu cầu HS phân nhóm để tiến hành TN 2, 3 trong SGK.
GV: Yêu cầu HS thảo luận tả lời câu C6, C7.
GV: Qua các TN đã tiến hành yêu cầu HS so sánh được sự dẫn nhiệt của 3 chất, rắn , lỏng, khí.
II. TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT.
1. Thí nghiệm 1 :
HS: Quan sát TN do GV thực hiện để thảo luận và trả lời câu C4, C5.
C4: Không , kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, kém nhất là thủy tinh.
Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
HS: Phân nhóm để tiến hành thí nghiệm. Sau đó đại diện nhóm trả lời.
2. Thí nghiệm 2:
HS: Quan sát thí nghiệm để trả lời câu C6.
C6: Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
3. Thí nghiệm 3:
HS: Quan sát thí nghiệm để trả lời câu C7.
C7: Không. Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.
HS: So sánh sự dẫn nhiệt của 3 chất rắn, lỏng ,khí.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt chất lỏng, chất lỏng dẫn nhiệt tốt hơn chất khí.
Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đưa ra từ đầu bài.
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C8, C9. C10, C11, C11.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C12 trên lớp. GV cần gợi ý cho HS :
(so sánh nhiệt độ cơ thể so với nhiệt độ của kim loại như thế nào? Và yêu cầu HS tiếp tục giải thích).
III. VẬN DỤNG:
HS: Thảo luận đưa ra câu trả lời câu hỏi đầu bài và C8 đến C11.
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ nhẫn nhiệt kém.
C10: Vì không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
C11: Mùa đông. Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
HS: Hoạt động nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi C12 theo hướng dẫn của GV.
4. Củng Cố : (2phút)
+ Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
+ Đểt hạn chế sự truyền nhiệt giữa các chất ta cần phải làm như thế nào?
5. Dặn dò. (1 phút)
+ Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
+ Làm bài tập trong SBT và trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C12 vào vở học.
+ Chuẩn bị đồ dùng cho bài 23 trong SGK.
IV. Rút kinh nghiệm.
Duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Hoàng Khải
File đính kèm:
- T8.25.doc