Bài soạn Vật lý 8 tuần 28: Công thức tính nhiệt lượng

Bài 24. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

I. MỤC TIÊU:

 + Kể tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.

 + Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.

 + Biết nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì, cách tra bảng tìm nhiệt dung riêng của một số chất.

 + Mô tả thí nghiệm và sử lý được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t, chất làm vật.

 + Vận dụng công thức Q = m. c . t để giải các bài tập có liên quan.

 + Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc và có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 28: Công thức tính nhiệt lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn 10/03/2011 Tiết 28 Ngày dạy Bài 24. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG I. MỤC TIÊU: + Kể tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên. + Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. + Biết nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì, cách tra bảng tìm nhiệt dung riêng của một số chất. + Mô tả thí nghiệm và sử lý được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t, chất làm vật. + Vận dụng công thức Q = m. c . t để giải các bài tập có liên quan. + Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc và có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ + Mỗi nhóm : 3 bảng kết quả thí nghiệm bảng 24.1, 24.2, 24.3 trong SGK. + Cả lớp : Hai giá đỡ, hai đèn cồn, hai cốc đốt, hai nhiệt kế, hai lưới đốt, hộp diêm, bốn kẹp vạn năng, nước. + Hình vẽ phóng to hình 24.1, 24.2, 24.3 trong SGK. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh Kiểm tra bài cũ : (3 phút). + Nhiệt lượng của một vật là gì ? Có mấy hình thức truyền nhiệt? Đó là những hình thức nào? Bài mới : Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. ( 3 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Thông báo : Ở nhà các em hàng ngày thường đun nước để uống; khi nước nóng lên nước đã thu một nhiệt lượng (Q). Vậy Q phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cách tính để biết Q bằng bao nhiêu ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay. HS: Lắng nghe thông báo của GV và đưa ra câu trả lời theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 2: Thông báo nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? (4 phút) GV: Yêu cầu HS dự đoán : Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV: Ghi các dự đoán của HS lên bảng. Phân tích yếu tố hợp lý, không hợp lý GV: Độ tăng nhiệt độ của vật được tính như thế nào? (t = t2 – t1). GV: Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào 1 trong 3 yếu tố đó ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào? I. NHIỆT LƯỢNG MỘT VẬT THU VÀO ĐỂ NÓNG LÊN PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO?. HS: Thảo luận đưa ra dự đoán xem nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào. + khối lượng của vật. + độ tăng nhiệt độ. + chất cấu tạo lên vật. HS: Ta cần phải làm các thí nghiệm trong đó yếu tố cần kiểm tra cho thay đổi còn 2 yếu tố kia phải giữ nguyên. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng vật, độ tăng nhiệt độ, chất cấu tạo lên vật.(21 phút) GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm hình 24.1 SGK. + Để thay đổi khối lượng của vật ta phải làm như thế nào? GV: Nêu cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm và giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm 24.1. GV: Yêu cầu HS phân tích kết quả thí nghiệm để trả lời câu C1, C2. GV: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả phân tích của nhóm mình. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm hình 24.2 SGK. + Làm thế nào để cho độ tăng nhiệt độ của nước trong hai cốc khác nhau? GV: Nêu cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm và giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm 24.2. GV: Yêu cầu HS phân tích kết quả thí nghiệm để trả lời câu C3, C4, C5. GV: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả phân tích của nhóm mình. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm hình 24.3 SGK. + Làm thế nào để chất làm vật trong hai cốc khác nhau? GV: Nêu cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm và giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm 24.2. GV: Yêu cầu HS phân tích kết quả thí nghiệm để trả lời câu C3, C4, C5 GV: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả phân tích của nhóm mình. II. NHIỆT LƯỢNG MỘT VẬT THU VÀO PHỤ THUỘC NHỮNG YẾU TỐ NÀO?. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng vật. HS: Thảo luận theo nhóm đưa ra phương án thí nghiệm. HS: Mô tả thí nghiệm hình 24.1. + Lượng nước ở hai cốc khác nhau. + Đun nóng nước trong cốc sao cho độ tăng nhiệt độ của nước ở hai cốc phải bằng nhau. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1, C2. C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước) giữ nguyên, khối lượng khác nhau. Làm như thế ta mới tìm hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng của vật. + m1 = ½ m2 và Q1 = ½ Q2. C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn. 2. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. HS: Thảo luận theo nhóm đưa ra phương án thí nghiệm. HS: Mô tả thí nghiệm hình 24.2. + Hai cốc đựng cùng một lượng nước bằøng nhau, ở cùng một nhiệt độ ban đầu. + Thời gian đun nóng nước khác nhau. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C3, C4, C5. C3: Để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ cần phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc nước phải đựng cùng một lượng nứơc giống nhau. C4: Để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ cần phải thay đổi độ tăng nhiệt độ của hai cốc khác nhau. Muốn vậy thời gian đun của hai cốc khác nhau. + t 1 = ½ t 2 và Q1 = ½ Q2. C5: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn. 3. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và chất làm vật. HS: Thảo luận theo nhóm đưa ra phương án thí nghiệm. HS: Mô tả thí nghiệm hình 24.3. + Hai cốc đựng các chất lỏng khác nhau. + Thời gian đun nóng các chất lỏng và lượng các chất lỏng trong hai cốc phải giống nhau. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C6, C7. C6: Khối lượng và độ tăng nhiệt độ không thay đổi còn chất làm vật thay đổi. + Q1 > Q2. C7: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật. Hoạt động 4: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng – Vận dụng (10 phút) GV: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng: Q = m. c . t GV: Nêu rõ tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức. GV: Giới thiệu cho HS “nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì?”. GV: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết gì? GV: Yêu cầu HS tra bảng tìm nhiệt dung riêng của một số chất và nói ý nghĩa của chúng. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C8. GV: Yêu cầu HS đọc câu C9. + Bài toán cho ta biết những gì ? ( khối lượng của đồng là m = 5kg, nhiệt độ tăng từ t1 = 200C đến t2 = 500C, nhiệt dung riêng của đồng c = 380J/kg.K). + Bài toán bắt ta tìm gì? ( nhiệt lượng của đồng Q = ? (J). + Muốn tính nhiệt lượng ta sử dụng công thức nào? (Q = m. c . t) III. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG. Công thức: Q = m. c . t Trong đó: Q là nhiệt lượng (J); m là khối lượng của vật (kg); t là độ tăng nhiệt độ (0C hoặc0K); c là nhiệt dung riêng của vật (J/kg.K). + Để 1kg nước nóng lên thêm 10C cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 4200J. HS: Tra bảng tìm nhiệt dung riêng của một số chất và nói ý nghĩa của chúng. IV. VẬN DỤNG: HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C8: C8: Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết nhiệt dung riêng của chất làm vật và đo khối lượng bằng cân, độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế HS: Hoạt động theo nhóm hoàn thành câu C9: C9:Tóm tắt Giải m = 5kg Aùp dụng công thức tính nhiệt lượng t1 = 200C Q = m. c . t t2 = 500C Nhiệt lượng cần truyền cho5kg đồng để tăng nhiệt c = 380J?kg.K độ từ 200C đến 500C là: . Q = m. c . t Q = ? (J) Q = 5 . 380 . ( 50 – 20 ) = 57000(J) = 57(KJ). Củng cố : (3 phút) + Nhiệt lượng của vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Trình bày công thức tính nhiệt lượng, chỉ rõ tên và đơn vị của các đại lượng. + Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K có ý nghĩa gì? Dặn dò (1 phút) + Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. + Làm bài tập trong SBT và câu C10 vào vở bài tập. + Trả lời lại các câu C1 đến C9 vào vở học. Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docT8.28.doc
Giáo án liên quan