Bài 27. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT.
I MỤC TIÊU :
+ Xác định được các dạng năng lượng đã truyền, chuyển hóa trong các quá trình cơ và nhiệt.
+ Tìm được các ví dụ về sự truyền cơ năng , nhiệt năng từ vật này sang vật khác ; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật.
II. CHUẨN BỊ :
+ Cả lớp : Vẽ to các bảng 27.1 và 27.2 SGK.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 32: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn 03/04/2011
Tiết 32 Ngày dạy
Bài 27. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT.
I MỤC TIÊU :
+ Xác định được các dạng năng lượng đã truyền, chuyển hóa trong các quá trình cơ và nhiệt.
+ Tìm được các ví dụ về sự truyền cơ năng , nhiệt năng từ vật này sang vật khác ; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đểû giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật.
II. CHUẨN BỊ :
+ Cả lớp : Vẽ to các bảng 27.1 và 27.2 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
+ Nhiên liệu là gì ? Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106 J/kg. Có ý nghĩa gì?
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (4 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Thông báo : Trong các hiện tượng cơ và nhiệt luôn xảy ra sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng cũng như giữa cơ năng và nhiệt năng .
GV: Cơ năng , nhiệt năng là các dạng năng lượng. Trong khi truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác , các năng lượng trên tuân theo một trong những định luật tổng quát nhất của tự nhiên mà chúng ta sẽ học trong bài này.
HS: Chú ý lắng nghe thông báo của GV.
Hoạt động 2 . Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng. (8 phút)
GV: Treo bảng 27.1 lên bảng. Yêu cầu HS thực hiện hoàn thành câu C1.
GV: Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần thiết.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về những ván đề của câu C1.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Từ các hiện tượng trên đây em rút ra nhận xét gì?
I. SỰ TRUYỀN CƠ NĂNG, NHIỆT NĂNG TỪ VẬT NÀY SANG VẬT KHÁC.
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C1: Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan câu C1.
C1: (1) cơ năng (2) nhiệt năng
(3) cơ năng (4) nhiệt năng
HS: Hoạt động cá nhân rút ra nhận xét.
Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự chuyển hóa cơ năng và nhiệt năng. (9 phút)
GV: Treo bảng 27.2 lên bảng. Yêu cầu HS thực hiện câu C2.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận trên lớp về những vấn đề trong câu C2.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2;
- Từ các hiện tượng ở bảng 27.2 em có nhâïn xét gì về sự chuyển hóa năng lượng?
II. SỰ CHUYỂN HÓA GIỮA CÁC DẠNG CỦA CƠ NĂNG, GIỮA CƠ NĂNG VÀ NHIỆT NĂNG.
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C2. Tham gia thảo luận trong nhóm những vấn đề của câu C2.
C2: - (5) thế năng (6) động năng
(7) động năng (8) thế năng
- (9) cơ năng (10) nhiệt năng
- (11) nhiệt năng (12) cơ năng
- Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác , từ động năng sang thế năng, từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng. ( 7 phút)
GV: Thông báo cho HS biết về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C3, thảo luận trên lớp về những ví dụ đã tìm ra.
III. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT.
HS: Đọc nội dung định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
HS: Hoàn thành câu C3 : Tìm ví dụ minh họa cho định luật và thảo luận về những ví dụ này.
Hoạt động 5: Vận dụng (10 phút)
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C4, làm việc cá nhân câu C4 rồi đưa ra thảo luận trên lớp phân tích , chỉ ra sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong các ví dụ mà HS đưa ra.
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C5, C6; cử đại diện trình bày trên lớp.
GV: Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” chỉ cho HS biết được năng lượng được bảo toàn trong TN của bác học Jun.
IV. VẬN DỤNG.
HS: Hoạt động cá nhan tả lời câu C4. Tham gia thảo luận những ví dụ đưa ra.
HS: Thảo luận theo nhóm hoàn thành câu C5, C6.
C5: Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt, và không khí xung quanh.
C6: Vì một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành nhiệt năng, làm con lắc và không khí xung quanh nóng lên.
HS: Đọc phần “ Có thể em chưa biết.”.
4. Củng Cố : (3 phút)
+ GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
+ Hãy nêu một số ví dụ minh họa cho định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
5. Dặn dò. (1 phút)
+ Về nhà học bài theo vở ghi + SGK.
+ Trả lời lại các câu từ C1 đến C6 vào vở học . làm bài tập trong SBT.
Duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Hoàng Khải
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
File đính kèm:
- T8.32.doc