Bài 5. SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I MỤC TIÊU :
- Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng.
- Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn hai lực đó.
- Khẳng định được “Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật chuyển động thẳng đều”.
- Nêu được một số ví dụ về quán tính, giải thích hiện tượng quán tính.
II. CHUẨN BỊ :
- Hình 5.2 SGK (bảng phụ).
- Máy A-tút.
- Xe lăn ,viên phấn.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 5: Sự cân bằng lực – quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 8/09/2010
Tiết 5
Bài 5. SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I MỤC TIÊU :
Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng.
Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn hai lực đó.
Khẳng định được “Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật chuyển động thẳng đều”.
Nêu được một số ví dụ về quán tính, giải thích hiện tượng quán tính.
II. CHUẨN BỊ :
Hình 5.2 SGK (bảng phụ).
Máy A-tút.
Xe lăn ,viên phấn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Nêu cách biểu diễn lực ? Biểu diễn trọng lực tác dụng vào vật có khối lượng 0,3kg treo trên sợi dây (1cm ứng với 1N).
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV : Dùng hình 5.2, yêu cầu HS chỉ rõ được các lực tác dụng lên mỗi vật .
GV : Vật đó đang đứng yên thì các lực đó như thế nào ? Nếu vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ như thế nào ?
HS : Lắng nghe và có thể nêu dự đoán.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực cân bằng (20phút)
GV : Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 trả lời C1.
GV : Yêu cầu HS tự đọc đề, dùng bút chì để biểu diễn các lực trong SGK. Yêu cầu một vài nhóm nêu nhận xét .
GV : Hai lực tác dụng lên một vật mà vật đứng yên thì hai lực này gọi là hai lực gì ?
GV : Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ về hai lực cân bằng.
GV : Thông báo : Ta đã biết lực làm thay đổi vận tốc “hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật sẽ tiếp tục đứng yên”.
GV : Khi vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì hai lực này có làm thay đổi vâïn tốc của vật không?
GV: Để kiểm tra dự đoán có đúng không, chúng ta cùng làm thí nghiệm.
GV : Giới thiệu dụng cụ TN và phương án TN.
GV : Giới thiệu cách làm TN và mục đích của TN. (chứng minh được vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi).
+ Ban đầu A đứng yên , cân bằng với .
+ Đặt A’ lên A, điều gì xẽ xảy ra ? ( Hệ AA’ chuỷên động). Tại sao A chuyển động ? (P’> T).
+ Khi A’ bị giữ lại ở lỗ K, A còn chuyển động không? (còn chuyển động). Lúc này A chịu tác dụng của những lực nào? (cân bằng với ).
+ Kiểm tra vận tốc của A khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Dùng máy gõ nhịp để xác định thời gian.
t1 = t2 = t3..Ta có s1 = s2 = s3..
I. LỰC CÂN BẰNG
HS : Làm việc cá nhân, tự đọc SGK, quan sát hình 5.2.
HS : Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất trong nhóm, cử đại diện nêu nhận xét :
* Kết luận : Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương ngược chiều.
HS : Đọc phần dự đoán và nêu ra dự đoán của riêng mình.
Dự đoán : Vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc của vật không thay đổi, vât chuyển động thẳng đều.
HS : Nghe GV giới thiệu dụng cụ TN và phương án TN.
HS : Quan sát TN do GV tiến hành để trả lời câu C2 , C3, C4, C5.
C2 : Ban đầu A chịu tác dụng của trọng lực , lực căng dây , A đứng yên, cân bằng với .
C3 : Đặt A’ lên A , A chuyển động nhanh dần, P’ > T.
C4 :A’ bị giữ lại, A vẫn chuyển động lúc này A chịu tác dụng của hai lực cân bằng với .
C5 : Sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau A đi được quãng đường như nhau.
* Kết luận : Dưới tác dụng của hai lực cân bằng vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính (5phút)
GV : Đưa một số hiện tượng quán tính thường gặp trong thực tế :
+ Oâtô , tàu hoả bắt đầu chuyển động vận tốc tăng từ từ .
+ Xe máy đang chạy khi phanh thì không dừng lại ngay.
+ Khi đang chạy bị vấp thì người ngã nhào về phía trước.
Từ đó GV phân tích đưa ra khái niệm về hiện tượng quán tính.
GV : Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ khác về quán tính trong thực tế.
II. QUÁN TÍNH
HS : Đọc SGK để rút ra nhận xét.
HS : Nghe GV thông báo về một số ví dụ về hiện tượng quán tính trong thực tế.
HS : Tự tìm thêm một số ví dụ về quán tính.
* Kết luận : Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Hoạt động 4: Vận dụng (5phút)
GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm ở hình 5.4 SGK để trả lời C6, C7.
GV : Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời câu C8. Sau đó mời đại diêïn một nhóm trả lời còn các nhóm khác nhận xét.
III. VẬN DỤNG
HS : Tiến hành TN để trả lời C6, C7
C6 : Búp bê ngả về phía sau.
C7 : Búp bê ngã nhào về phía trước.
HS : Hoạt động theo nhóm trả lời C8.
4.Củng Cố : (4phút)
+ Hai lực cân bằng là hai lưc như thế nào? Dưới tác dụng của hai lực cân bằng , vật đang chuyển động sẽ chuyển động như thế nào?
+ Quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào?
5.Dặn dò. (1phút)
- Về học bài và làm bài tập trong SBT.
- Về nhà đọc phần có thể em chưa biết trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
..
Ký Duyệt
Ninh Hịa,ngày 12/9/2011
TRƯƠNG VĂN TÍNH
File đính kèm:
- T8.5.doc