Bài 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU:
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển , áp suất khí quyển.
- Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xe-li và một số hiện tượng đơn giản thường găp.
- Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị cmHg sang N/m2.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
- Một ống thuỷ tinh dài 10 – 15 cm, tiết diện 2 – 3 mm.
- Một cốc đựng nước.
- Hai chỏm cầu cao su. Hình 9.5 SGK phóng to.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 9: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn 05/10/2010
Tiết 9 Ngày dạy
Bài 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển , áp suất khí quyển.
Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xe-li và một số hiện tượng đơn giản thường găëp.
Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị cmHg sang N/m2.
Rèn tính cẩn thận, ý thức trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
- Một ống thuỷ tinh dài 10 – 15 cm, tiết diện 2 – 3 mm.
- Một cốc đựng nước.
- Hai chỏm cầu cao su. Hình 9.5 SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Viết công thức tính áp suất chất lỏng , nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
So sánh áp suất tại bốn điểm A, B,C,D .A
Trong bình đựng chất lỏng ở bên. .B
.C .D
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Sau khi cho HS trả lời câu b ở trên ,
(pA < pB < pC = pD). GV đặt câu hỏi:
- Liệu tại điểm A có tồn tại một áp suất nào không?
GV: Để trả lời câu hỏi này: chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HS: Quan sát hình vẽ và đư a ra dự đoán của mình.
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển. (15phút)
GV: Giới thiệu về lớp khí quyển của Trái Đất.
GV: Khí quyển có gây áp suất lên Trái Đất và những vật trên Trái Đất không? Vì sao?
GV: Thông báo tên áp suất đó gọi là áp suất khí quyển.
- Áp suất khí quyển có đặc điểm giống như áp suất chất lỏng không?
GV: Sau đây ta xét một vài TN.
GV: Giơ cao vỏ một hộp đựng sữa bằng giấy.
GV: Hình dạng vỏ hộp thay đổi như thế nào khi ta hút bớt không khí trong hộp?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C1.
GV: Yêu cầu HS dự đoán các câu hỏi ở C2, C3.
GV: Sau đó yêu cầu HS làm TN kiểm tra theo nhóm. thảo luận nhóm câu C2, C3 và thống nhất câu trả lời.
GV: Cho HS đọc mục I.3 SGK. Sau đó GV tiến hành mô tả lại TN.
GV: Yêu cầu HS thảo luận và thống nhất câu trả lời C4.
GV: Chốt lại: Qua các TN trên và nhiều ví dụ nữa chứng tỏ có sự tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.
GV: Yêu cầu HS giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.
HS: Có áp suất khí quyển. Vì không khí có trọng lượng.
HS: Áp suất khí quyển cũng có đặc điểm giống như áp suất chất lỏng là tác dụng theo mọi phương.
1. Thí nghiệm1:
HS: Vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra thì áp suất không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
2. Thí nghiệm 2:
HS: Dự đoán và tiến hành TN kiểm tra theo nhóm để thống nhất câu trả lời.
C2: Nước không chảy ra khỏi ống.
C3: Nước chảy ra khỏi ống vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển , áp suất khí trong ống với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển , kết quả là nước chảy ra.
3. Thí nghiệm 3:
HS: Đọc mục I.3 SGK và sau đó thảo luận trả lời C4.
C4: Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng không, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt vào nhau.
- Nước không chảy ra ngoài vì áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước có trong cốc.
HS: Lấy một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển. (10phút)
GV: Đặt vấn đề: Độ lớn của áp suất khí quyển được tính như thế nào? Liệu có dùng công thức p = d.h không? Các nhà bác học thấy rằng phải xác định bằng thực nghiệm.
GV: Yêu cầu HS đọc thông báo ở mục II.1.
GV: Mô tả lại TN bằng hình 9.5 phóng to.
GV: Lưu ý HS rằng: cột thuỷ ngân trong ống đựng cân bằng ở độ cao 76cm và phía trên ống là chân không.
GV: Yêu cầu HS dựa vào TN để tính độ lớn của áp suất khí quyển bằng cách trả lời lần lượt C5, C6, C7.
GV: Giải thích ý nghĩa cách nói áp suất khí quyển theo cmHg.
GDMT: Khi lên cao áp suất giảm, lượng ôxi trong máu giản ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống hầm sâu áp suất tăng gây ra áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ ảnh hưởng đến sức khỏe con người => để bảo vệ sức khỏe cần tránh sự thay đổi áp suất đột ngột, tại những nôi có áp suất thay đổi thì cần mang theo bình ôxi
II. ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.
1. Thí nghiệm Tô-ri-xe-li.
HS: Đọc thông báo mục II.1 SGK và chú ý quan sát GV mô tả TN trên hình vẽ.
2. Độ lớn của áp suất khí quyển.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C5, C6, C7.
C5: pA = pB ( Vì hai điểm A , B cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng)
C6: pA là áp suất khí quyển, pB là áp suất gây ra bởi trọng lượng cột thuỷ ngân cao 76cm.
C7: pB = h.dthuỷ ngân = 0,76.136000 = 103360N/m2.
pA = pB = 103360 N/m2.
Nhận xét: Áp suất khí quyển tương đương với áp suất do cột thuỷ ngân có chiều cao 76cm gây ra.
Hoạt động 4: Vận dụng (5phút)
GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C10, C11. trên bảng phụ của nhóm.
GV: Yêu cầu đổi chéo bảng phụ giữa các nhóm.
GV: Gọi đại diện một nhóm chữa bài,.GV đưa ra đáp án và biểu điểm chấm.
III. VẬN DỤNG.
HS: Đọc phầøn ghi nhớ trong SGK.
HS: Thảo luận trả lời vào bảng phụ của nhóm.
C10:
- Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thuỷ ngâncao 76cm.
pB = h.dthuỷ ngân = 0,76.136000 = 103360N/m2.
C11: Độ cao của cột nước tính từ:
p = h.d => h = = 10,336 m.
- Oáng Tô-ri-xe-li ít nhất dài hơn 10,33 m.
Củng cố: (4phút)
Hãy trình bày sự tồn tại của áp suất khí quyển, độ lớn của áp suất khí quyển.
Tại sao không trực tiếp tính áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h.
Dặn dò: (1phút)
Về nhà đọc phần “có thể em chưa biết”.
Về nhà học bài và làm bài tập trong SBT Vật Lý 8.
Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Duyệt của tổ chuyên môn
Nguyễn Hoàng Khải
File đính kèm:
- T8.9.doc