Bài soạn Vật lý lớp 10 - Kế hoạch chuyên môn

1. - Diễn đạt được các khái niệm: chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp và phân tích chuyển động.

- Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.

- Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang

2. Biết chọn hệ toạ độ thích hợp nhất cho việc phân tích một chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần.

- Biết áp dụng phương trình của định luật Niu tơn II để lập các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.

- Biết cách tổng hợp hai ch động thành phần để được ch động tổng hợp (cđ thực).

- Vẽ được (một cách định tính) quĩ đạo của một vật bị ném ngang và các véc tơ gia tốc, vận tốc tại một điểm trên quĩ đạo.

- Vận dụng kiến thức để giải bài tập, giải thích các hiện tượng tự nhiên.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Kế hoạch chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.KẾ HOẠCH CHI TIẾT TUẦN TIẾT TÊN BÀI NỘI DUNG Dự kiến bổ sung Đồ dùng dạy học Ghi chú 12 24 BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG 1. - Diễn đạt được các khái niệm: chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp và phân tích chuyển động. - Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang. - Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang 2. Biết chọn hệ toạ độ thích hợp nhất cho việc phân tích một chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần. - Biết áp dụng phương trình của định luật Niu tơn II để lập các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang. - Biết cách tổng hợp hai ch động thành phần để được ch động tổng hợp (cđ thực). - Vẽ được (một cách định tính) quĩ đạo của một vật bị ném ngang và các véc tơ gia tốc, vận tốc tại một điểm trên quĩ đạo. - Vận dụng kiến thức để giải bài tập, giải thích các hiện tượng tự nhiên. Chuẩn bị thí nghiệm kiểm chứng (hình 15. 3), hoặc thí nghiệm ảo. 25 THỰC HÀNH: ĐO HỆ SỐ MA SÁT 1. Chứng minh được các công thức 1 (16.1) và (16.2) trong sgk, từ đó nêu được phương án thực nghiệm đo hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát lăn theo phương pháp động lực học (gián tiếp qua gia tốc a và góc nghiêng a). 2. Rèn luyện kỹ năng thực hành2: lắp ráp được thí nghiệm theo phương án đã chọn, biết cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số điều khiển bằng 2 cổng quang điện để đo chính xác thời gian chuyển động của vật. 3. Biết cách thu thập số liệu3, tính và viết đúng kết quả đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết, viết báo cáo một bài thí nghiệm. + Dụng cụ thí nghiệm: - Một máng trượt có thước đo góc và quả rọi - Nam châm điện gắn ở một đầu mặt phẳng nghiêng, có hộp công tắc đóng ngắt để giữ và thả vật. - Một giá đỡ có thể thay đổi độ cao. Một trụ bằng kim loại có chiều cao 3 - 4 cm, đường kính 3 - 4 cm. - Đồng hồ đo thời gian hiện số có hai cổng quang điện E, F. - Thước thẳng 600 - 800 mm. - Các phụ kiện khác (2 quả gia trọng; dây treo; cốc nhỏ đựng quả cân ....) + Đồ dùng thí nghiệm được chuẩn bị tại phòng học chuyên môn. 13 26 27 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song 1.a) Định nghĩa được : + Giá của lực. + Trọng tâm của một vật. b) Phát biểu được điều kiện cân bằng của 1 vật chịu tác dụng của 2 lực, 3 lực không //. c) Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng qui. 2.a)Xác định được trọng tâm của một vật mỏng phẳng, bằng phương pháp thựcnghiệm. b) Vận dụng được các điều kiện cân bằng và qui tắc tổng hợp hai lực có giá đồng qui để giải các bài tập ở trong bài. Chuẩn bị thí nghiệm theo hình 17.1, 17.2, 17.3 trong SGKTĐ. Các tấm mỏng, phẳng theo hìmh 17.3 SGKTĐ. 14 28 29 Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mô men lực. 1.a) Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của mô men lực b) Phát biểu được quy tắc của mô men lực c) Nêu được những đặc điểm của hai lực cân bằng. 2.a) Vận dụng được khái niệm mô men lực và qui tắc mô men lực để giải thích một số hiện tượng vật lý thường gặp trong đời sống và trong kỹ thuật và để giải các bài tập tương tự như ở trong bài. b ) Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản. Chuẩn bị thí nghiệm theo hình 18.1 trong SGKTĐ. 15 30 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song. qui tắc hợp lực song song. 1. Phát biểu được : - Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. - Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song. 2.a) Vận dụng được qui tắc và các điều kiện cân bằng trên đây để giải các bài tập tương tự như ở trong bài. b ) Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản. c) Vận dụng được khái niệm ngẫu lực để giải thích một số hiện tượng vật lý thường gặp trong đời sống và trong kỹ thuật . Chuẩn bị thí nghiệm theo hình 19.1 , 19.2 trong SGKTĐ. 31 CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ. 1. Kiến thức: Phân biệt được các dạng cân bằng. Nắm được khái niệm mặt chân đế và điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. 2. Kỹ năng: Xác định được dạng cân bằng của vật. Biết cách xác định mặt chân đế của vật. Vận dụng điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế để giải thích các hiện tượng thực tế. Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng. thước, khối hình hộp chữ nhật, mặt phẳng đỡ, các hình vẽ sẵn. 16 32 CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH 1. Kiến thức: Phát biểu được chuyển động tịnh tiến và nêu ví dụ minh hoạ. Viết được công thức định luật 2 Niutơn cho chuyển động tịnh tiến. Nêu được tác dụng của mômen lực đối với một vật rắn quay quanh một trục. Nắm được định nghĩa mômen quán tính (mức quán tính của chuyển động quay). Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến mức quán tính của chuyển động quay. 2. Kỹ năng: Áp dụng được định luật 2 Niutơn cho chuyển động tịnh tiến thẳng, giải được bài tập SGK và các bài tập tương tự. Củng cố kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng để rút ra kết luận. Củng cố kĩ năng đo thời gian, tổng hợp kết quả thí nghiệm rồi rút ra kết luận. Vận dung kiến thức đã học để giải các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập tương tự. chuẩn bị hình vẽ minh hoạ về chuyển động tịnh tiến, bộ dụng cụ thí nghiệm hình 21.4 SGK 33 17 34 NGẪU LỰC 1. Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực. Nắm được công thức tính mômen ngẫu lực. 2. Kỹ năng: Vận dụng khái niệm ngẫu lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kỹ thuật. Vận dụng công thức tính mômen ngẫu lực để giải bài tập. Nêu được một số ví dụ về ứng dụng của ngẫu lực trong thực tế và trong kĩ thuật. chuẩn bị một số vòi nước, tuanơvít, 18 35 BÀI TẬP CHƯƠNG 3 1. Kiến thức: Khắc sâu hơn kiến thức đã học ở chương 3. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Vận dụng những kiến thức đã học ở chương 3 để giải bài tập và giải thích các hiện tượng thường gặp. làm trước các bài tập 6/100 và 6/118-SGK. 19 36 Kiểm tra học kỳ I 20 37 ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 1.a) Định nghĩa được xung của lực, nêu được bản chất (tính chất, véc tơ) và đơn vị đo xung của lực. b) Định nghĩa được động lượng, nêu được bản chất (tính chất, véc tơ) và đơn vị đo của động lượng . c) Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập. d) Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng. e) Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm. 2. Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. Chuẩn bị thí nghiệm minh hoạ định luật bảo toàn động lượng : Đệm khí, các xe lăn nhỏ chuyển động trên đệm khí, các lò xo lá, dây buộc, đồng hồ điện tử đo thời gian hiện số. 38 21 39 CÔNG VÀ CÔNG SUẤT 1.Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản. 2. Phát biểu được định nghĩa công suất. 3. Vận dụng giải bài tập có liên quan. Tham khảo sgk VL 8 phần công, công suất. 40 22 41 BÀI TẬP 1. Hiểu sâu các khái niệm : Động lượng, định luật bảo toàn động lượng, công, công suất, động năng, vận dụng được trong thực tế. 2. Vận dụng được các kiến thức đó để giải bài tập có liên quan. 3.Rèn tư duy phân tích, tổng hợp, kỹ năng tính toán, giải bài tập. Cho bài tập về nhà và gợi ý, hướng dẫn học sinh giải, Chuẩn bị phiếu học tập (bằng các bài tập) 42 ĐỘNG NĂNG 1.Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng (của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến) 2. Thiết lập và phát biểu được trong điều kiện nào động năng của vật biến đổi. 3. Vận dụng được lý thuyết để giải các bài toán tương tự như sgk. 4. Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công. Chuẩn bị những VD về những vật có động năng sinh công (chẳng hạn như tác hại của một trận bão hay lũ quét) 23 43 THẾ NĂNG a) Phát biểu được ĐN trọng trường, trọng trường đều. b) Viết được biểu thức trọng lực của 1 vật : , trong đó g là gia tốc của 1 vật chuyển động tự do trong trọng trường đều . c) Phát biểu được ĐN và viết được biểu thức của thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) . ĐNđược khái niệm mốc thế năng d) Phát biểu được ĐN và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi . e) Giải được các bài tập tương tự như ở trong sgk. Chuẩn bị những VD về vật có thế năng có thể sinh công (Thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi ). - Quá trình chuyển động của vật trong đó có sự chuyển hoá qua lại giữa thế năng và động năng 44 24 45 CƠ NĂNG a) Phát biểu được và thiết lập được công thức tính cơ năng và ĐL bảo toàn cơ năng của 1 vật chuyển động trong trọng trường. b) Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng của 1 vật chuyển động trong trọng trường để giải một số bài toán đơn giản. c)Phát biểu được và thiết lập được định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. Chuẩn bị một số thiết bị trực quan (con lắc đơn, con lắc lò xo..) - Quá trình chuyển động của vật trong đó có sự chuyển hoá qua lại giữa thế năng và động năng 46 BÀI TẬP 1. Hiểu sâu các khái niệm : Thế năng, cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng, vận dụng được trong thực tế. 2. Vận dụng được các kiến thức đó để giải bài tập có liên quan. 3. Rèn tư duy phân tích, tổng hợp, kỹ năng tính toán, giải bài tập. Cho bài tập về nhà và gợi ý, hướng dẫn học sinh giải. Chuẩn bị phiếu học tập (bằng các bài tập) 25 47 CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ 1.a) Nêu được các đặc điểm về cấu tạo chất. b). Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học các phân tử chất khí. c) Nêu được định nghĩa khí lý tưởng . 2. Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách phân tử, chuyển động phân tử, tương tác phân tử để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn. : + Chuẩn bị mô hình như ở trang 151 sgk. + Vẽ trên bảng con hình vẽ mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử, h.28.4 sgk. + Nếu có thể, chuẩn bị phần mềm về mô hình và cấu trúc phân tử 48 QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔILƠ – MARIỐT 1.a) Nhận biết được trạng thái và quá trình. b) Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. c) Phát biểu và nêu được biểu thức của định luật Bôi lơ - Mariốt. d) Nhận biêt được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p, V) 2. a)Vận dụng được phương pháp xử lý các số liệu thu được bằng thí nghiệm vàoviệc xác định mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt. b) Vận dụng được định luật Bôi lơ - Mariốt để giải các bài tập . + Chuẩn bị dụng cụ để làm thí nghiệm ở h 29.2 sgk. + Vẽ trên bảng con khung của bảng “kết quả thí nghiệm”; + Làm trước thí nghiệm 29.2 trong sgk nhiều lần để có thể biểu diễn thành công thí nghiệm này cho học sinh xem. 26 49 QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC – LƠ 1.a) Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích. b) Phát biểu được định luật Sác lơ. c) Phát biểu và nêu được biểu thức về mối quan hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích. d) Nhận biết được dạng của đường đẳng tích trong hệ toạ độ (p, T) và (p, t). 2. a)Vận dụng được phương pháp xử lý các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định mối liên hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích. b) Vận dụng được định luật Sác lơ để giải các bài tập ra trong bài và tương tự. : + Chuẩn bị thí nghiệm h 30.2 về qúa trình đẳng tích. + Vẽ trên bảng con khung của bảng “kết quả thí nghiệm”; 50 PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG 1.a)Từ các phương trình của định luật Bôilơ - Mariôt và định luật Saclơ xây dựng được phương trình Clapêrông và từ biểu thức của phương trình này viết được biểu thức đặc trưng cho các đẳng quá trình. b) Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết được biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuỵêt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng đường đẳng áp trong hệ toạ độ (p,T) và (p,t). 2. Vận dụng được phương trình Clapêrông để giải được các bài tập ra trong bài và bài tập tương tự 27 51 52 BÀI TẬP 1.Hiểu sâu các định luật về chất khí: định luật Bôilơ - Mariôt, Gay- luytxăc, Sac lơ, vận dụng được trong thực tế. 2. Vận dụng được các kiến thức đó để giải bài tập có liên quan. 3.Rèn tư duy phân tích, tổng hợp, kỹ năng tính toán, giải bài tập. Cho bài tập về nhà và gợi ý, hướng dẫn học sinh giải Chuẩn bị phiếu học tập (bằng các bài tập) 28 53 Kiểm tra 1 tiết 54 NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG 1. a) Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học. b) Chứng minh được nội năng phụ thuộc nhiệt độ và thể tích. c) Nêu được các thí dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt. d) Viết được công thức tính nhiệt lượng mà một vật thu vào hay toả ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 2. a) Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về biến thiên nội năng. b) Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. Dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở các hình 32.1 và 32.2 trong sgk. 29 55 CÁC NGUYÊN LÝ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 1. a) Phát biểu và viết được biểu thức của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (NĐLH); nêu được tên, đơn vị và qui ước về dấu của các đại lượng trong biểu thức . 2. a) Vận dụng được nguyên lý thứ nhất của NĐLH vào quá trình đẳng tích để viết và nêu ý nghĩa vật lý của biểu thức của nguyên lý này cho từng quá trình. b) Vận dụng được nguyên lý thứ nhất của NĐLH để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. c) Phát biểu nguyên lý thứ hai của NĐLH, vận dụng để giải thích các hiện tượng trong vật lý và kỹ thuật. Nhắc học sinh ôn bài : Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (bài 27, vật lý 8) 56 30 57 BÀI TẬP 1. Học sinh hiểu sâu, nắm chắc khái niệm nội năng, nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học vận dụng vào động cơ nhiệt và giải các bài tập có liên quan. 2. Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. 3. Rèn tư duy phân tích, tổng hợp, rèn óc tư duy sáng tạo, kỹ năng tính toán giải bài tập. Ra bài tập về nhà, hướng dẫn, gợi ý học sinh về cách giải. 58 CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH 1.Phân biệt được vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. 2.Phân biệt được vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng. 3.Kể ra được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các vật rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp các tinh thể. 4.Kể ra được những ứng dụng của các vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình trong sản suất và đời sống. Kẻ sẵn bảng phân loại các vật rắn và so sánh những đặc điểm của chúng theo mẫu câu C2 trong bài 31 sgk trên bảng hoặc trên giấy khổ A2. 31 59 BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN 1.Nêu được nguyên nhân gây ra biến dạng cơ của vật rắn. Phân biệt được hai loại biến dạng : biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo (hay còn dư) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn (giữ nguyên) hình dạng và kích thước của chúng. 2.Phân biệt được các kiểu biến dạng khác nhau : kéo, nén, cắt, xoắn và uốn của vật rắn dựa trên đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngoại lực gây nên biến dạng. 3.Phát biểu và vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập cho trong bài. 4.Định nghĩa được hệ số an toàn của vật rắn., đồng thời nêu được ý nghĩa vật lý của hiện tượng này Bản vẽ các kiểu biến dạng: kéo, nén, cắt, xoắn và uốn của vật rắn 60 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN 1. Mô tả các dụng cụ và phương pháp tiến hành thí nghiệm để xác định độ nở dài của vật rắn 2. Vẽ được đồ thị biểu diễn độ nở dài tỉ đối Dl / l0 của một thanh kim loại (đồng, nhôm,...) thay đổi phụ thuộc độ tăng nhiệt độ t. Dựa vào đồ thị này, suy ra được công thức nở dài của thanh kim loại. 3. Phát biểu được qui luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nêu ý nghĩa vật lí và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối. 4. Vận dụng được các công thức về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn để giải các bài tập cho trong bài 5. nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật. Bộ dụng cụ thí nghiệm dùng đo độ nở dài của vật rắn 32 61 CÁC HIỆN TƯỢNG MẶT NGOÀI CỦA CHẤT LỎNG 1. Đối với hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng mặt ngoài - Nói rõ được phương chiều, độ lớn của lực căng mặt ngoài . Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số lực căng mặt ngoài. - Vận dụng được công thức tính lực căng mặt ngoài để giải các bài tập . 2. Đối với hiện tượng dính ướt và không dính ướt chất lỏng. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt. - Mô tả được sự tạo thành mặt khum của mặt thoáng chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt. 3. Đối với hiện tượng mao dẫn. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. - Vận dụng được công thức tính độ chênh của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mặt thoáng bên ngoài ống để giải các bài tập. Chuẩn bị các bộ dụng cụ thí nghiệm chứng minh các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng , bao gồm : hiện tượng căng mặt ngoài, hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn. 62 33 63 Bài tập 1. Học sinh hiểu sâu, nắm chắc khái niệm nội năng, nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học vận dụng vào động cơ nhiệt và giải các bài tập có liên quan. 2. Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. 3. Rèn tư duy phân tích, tổng hợp, rèn óc tư duy sáng tạo, kỹ năng tính toán giải bài tập. Ra bài tập về nhà, hướng dẫn, gợi ý học sinh về cách giải. 64 SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT 1. Kiến thức: Định nghĩa và nêu được những đặc điểm của sự nóng chảy, sự đông đặc; viết được công thức của nhiệt nóng chảy. Nêu được định nghĩa và nắm được các đặc điểm của sự bay hơi, sự ngưng tụ. Biết được những ứng dụng thực tiễn của sự nóng chảy, sự đông đặc; sự bay hơi và sự ngưng tụ. 2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức của nhiệt nóng chảy để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự. Giải thích được hiện tượng bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử. chuẩn bị các hình 38.2, 38.3 đã vẽ sẵn; vài thí nghiệm chứng minh hiện tượng bay hơi và ngưng tụ. 34 65 66 ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ 1 Về kiến thức: - Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối. - Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng. 2. Về kỷ năng: - Giải thích được một số hiên tượng thường gặp liên quan đến độ ẩm không khí. - Vận dụng được công thức tính độ ẩm tỉ đối để giải cac bài tập trong SGk và bài tập tương tự. Các loại ẩm kế: Ẩm kế tóc, ẩm kế khô ước, ẩm kế điểm sương. 35 67 Bài tập 1. Học sinh hiểu sâu, nắm chắc khái niệm nội năng, nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học vận dụng vào động cơ nhiệt và giải các bài tập có liên quan. 2. Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. 3. Rèn tư duy phân tích, tổng hợp, rèn óc tư duy sáng tạo, kỹ năng tính toán giải bài tập. Ra bài tập về nhà, hướng dẫn, gợi ý học sinh về cách giải. 68 Thực hành: Đo hệ số căng bề mặt chất lỏng 1 Về kiến thức: - Khắc sâu kiến thức về các hiện tượng bề mặc của chất lỏng. - Đo được lực căng bề mặt của nước tác dụng lên một chiếc vòng kim loại nhúng chạm vào mặt nước, từ đó xác định được hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng. 2. Về kỷ năng: - Biết cách sử dụng thước cặp để đo độ dài đường kính của chiếc vòng kim loại. - Biết dùng lực kế nhạy, thao tác khéo léo để đo được chính xác giá trị lực căng tác dụng vào vòng. - Từ bản kết quả đo tính hệ số căng bề mặt s và xác định sai số của phép đo. 36 69 37 70 Kiểm tra học kì II

File đính kèm:

  • docKe hoach chuyen mon Vat Ly 10 ban co ban.doc