I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Trình bày được khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động
· Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian
· Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu
· Phân biệt được thời điểm và thời gian
2. Kỹ năng
· Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên mặt phẳng
· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
24 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Cảnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I – ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI 1 – CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Ngày soạn: 03/08/2011
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động
Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian
Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu
Phân biệt được thời điểm và thời gian
2. Kỹ năng
Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên mặt phẳng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về chuyển động cơ học.
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Nhắc lại kiến thức cũ về: chuyển động cơ học, vật làm mốc.
Đặt câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức về chuyển động cơ học.
Gợi ý cách nhận biết một vật chuyển động.
Hoạt động 3: Ghi nhận các khái niệm : chất điểm, quĩ đạo, chuyển động cơ.
Chuyển động cơ: là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian
Chất điểm: một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập tới
Quỹ đạo: tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi nhận khái niệm chất điểm
Ghi nhận khái niệm : chuyển động cơ học, quỹ đạo.
Lấy ví dụ về các dạng quĩ đạo trong thực tế.
Nêu và phân tích khái niệm chất điểm
Nêu và phân tích khái niệm chuyển động cơ, quỹ đạo.
Lấy một số vị dụ về các dạng chuyển động có dạng quỹ đạo khác nhau
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách khảo sát một chuyển động
Để khảo sát chuyển động người ta xác định một hệ quy chiếu gồm:
Một vật làm mốc, hệ trục toạ độ gắn với trục làm mốc
Một mốc thời gian và đồng hồ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Quan sát hình 1.1 và chỉ ra vật làm mốc
Ghi nhận cách xác định vị trí của vật và vận dụng trả lời C2 và C3
Ghi nhận các khái niệm mốc thời gian, thời điểm và khoảng thời gian
Trả lời C4
Nêu, phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo và không gian bằng vật làm mốc và hệ toạ độ
Lấy ví dụ phân biệt thời điểm và khoảng thời gian
Nêu và phân tích khái niệm hệ quy chiếu
Hoạt động 5: Vận dụng & củng cố bài học
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk
Giải bài tập 1, 2 sgk
Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó
Trả lời C1.
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
IV. Các nội dung trọng tâm của bài
Chuyển động cơ: chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
Chất điểm: Một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập tới
Hệ quy chiếu (dùng để xác định vị trí của vật trong không gian và thời gian chuyển động của vật)
Hệ quy chiếu bao gồm:
Hệ toạ độ: vật làm mốc, hệ trục toạ độ gắn với trục làm mốc
Đồng hồ, mốc thời gian
BÀI 2 – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Tuần: 1 – Tiết 2: Ngày soạn: 3/8
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều
Viết được dạng phương trình của chuyển động thẳng đều
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
Vẽ được đồ thị toạ độ_thời gian của chuyển động thẳng đều
Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế.
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Tham khảo nội dung tương ứng trong sgk vật lý 8
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức về chất điểm, quỹ đạo và hệ quy chiếu
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Chuyển động cơ
Chất điểm
Cách xác định chuyển động của một vật
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về chuyển động thẳng đều
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Nhắc lại công thức tính tốc độ trung bình và quãng đường đi được của một vật
Hoạt động 3: Ghi nhận các k/n tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ như nhau trên mọi quãng đường
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Dựa trên hệ quy chiếu, xác định quãng đường đi được và thời gian chuyển động hết quãng đường ấy
Nêu ý nghĩa của chuyển động thẳng đều
Nêu ý nghĩa của vận tốc và tốc độ trung bình
Mô tả sự thay đổi vị trí của một chất điểm, yêu cầu học sinh xác địng quãng đường đi được của một chất điểm
Yêu cầu học sinh tính tốc độ trung bình với khái niệm vận tốc
Hoạt động 4: Xây dựng công thức trong chuyển dộng thẳng đều
Quãng đườmg đi được trong chuyển động thẳng đều: s = v.t (1)
Phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều: x = x0 + v.t (2)
Đồ thị toạ độ thời gian trong chuyển động thẳng đều: là đồ thị của hàm số bậc nhất (2), nên có dạng là một đường thẳng (chú ý rằng thời gian không âm)
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk, lập công thức tính quãng đường đi được trong chuyển đông thẳng đều
Xác định hệ quy chiếu trong bài toán
Xây dựng phương trình vị trí của chất điểm
Vẽ đồ thị của phương trình tìm được
Nhận xét đồ thì mới vẽ
Trả lời C4
Nêu và phân tích bài toán xác định vị trí của một chất điểm trên một hệ trục toạ độ chọn trước dẫn đến khái niệm phương trình chuyển động
Lấy ví dụ phân biệt thời điểm và khoảng thời gian
Hoạt động 5: Vận dụng & củng cố bài học
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk
Giải bài tập 1, 2 sgk
Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
IV. Các nội dung trọng tâm của bài
Khái niệm: chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng, và có tốc độ tức thời không đổi (hoặc có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường).
Công thức
+ Quãng đường đi: s = v.t
+ Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt
Đồ thì vận tốc_thời gian: trong chuyển động thẳng đều, vận tốc luôn không đổi nên đồ thị của nó là một đường thẳng song song với trục Ot
Đồ thị toạ độ_thời gian: từ phương trình x = x0 + vt ta thấy đồ thị toạ độ_thời gian có dạng đường thẳng.
BÀI 4 – SỰ RƠI TỰ DO
Tuần: 3, 4 – Tiết : 6, 7 Ngày soạn: 1/9
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do
Phát biểu được định nghĩa rơi tự do
Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Những thí nghiệm như trong bài
2. Học sinh
Ôn lại bài chuyển động thẳng biến đổi đều
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tiết 1
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ & KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: TÌM HIỂU SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau trong không khí.
Kiểm nghiệm sự rơi trong không khí của các vật: cùng khối lượng khác hình dạng, cùng hình dạng khác khối lượng
Ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không khí.
Tiến hành các thí nghiệm 1, 2, 3, 4.
Yêu cầu HS quan sát.
Yêu cầu nêu dự đoán kết quả trước mỗi thí nghiệm và nhận xét sau thí nghiệm.
Kết luận về sự rơi của các vật trong không khí.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU SỰ RƠI TRONG CHÂN KHÔNG
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Dự đoán sự rơi của các vật khi không có ảnh hưởng của không khí
Nhận xét về cách loại bỏ ảnh hưởng của không khí trong thí nghiệm của Niuton và Galile
Trả lời C2
Mô tả thí nghiệm ống của Niuton và Galile
Đặt câu hỏi
Nhận xét câu trả lời
Định nghĩa sự rơi tự do
Hoạt động 4: CHUẨN BỊ PHƯƠNG ÁN TÌM ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Chứng minh dấu hiệu nhận biết một chuyển động thẳng nhanh dần đều: hiệu quãng đường đi được giữu hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là một hằng số
Gợi ý: sử dụng công thức đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều cho các khoảng thời gian bằng nhau
Hoạt động 5: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
Tiết 2
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Nhận xét về các đặc điểm của chuyển động rơi tự do
Tìm phương án xác định phương chiều của chuyển động rơi tự do
Làm việc nhóm trên ảnh hoạt nghiệm để rút ra tính chất của chuyển động rơi tự do
Yêu cầu học sinh xem sách giáo khoa
Hướng dẫn: xác định phương thẳng đứng bằng dây dọi
Giới thiệu phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm
Gợi ý dấu hiệu nhận biết chuyển động thẳng nhanh dần đều
Hoạt động 2: XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG CÁC CÔNG THỨC CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Xây dựng công thức tính vận tốc và đường đi trong chuyển động rơi tự do
Làm các bài tập 7, 8, 9 sgk
Gợi ý: áp dụng công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều cho vật rơi tự do không vận tốc đầu
Hoạt động 3: VẬN DỤNG & CỦNG CỐ BÀI HỌC
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk
Giải bài tập 1, 2 sgk
Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
Các nội dung trọng tâm
1. Định nghĩa:
Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
2. Đặc điểm:
Phương: thẳng đứng
Chiều: từ trên xuống
Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g. Ở cùng một nơi trên trái đất hoặc ở gần mặt đất các vật rơi tự do đều có cùng một gia tốc g
Khi không cần độ chính xác quá cao, người ta thường lấy g có độ lớn 9,8m/s2 hoặc 10m/s2
BÀI 5 – CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU (2 tiết)
Tuần: 4, 5 – Tiết : 8, 9 Ngày soạn: 4/9
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều
Viết được công thức tính độ lớn của vận tốc dài và trình bày đúng được hướng của véctơ vận tốc của chuyển động tròn đều
Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của vận tốc góc trong chuyển động tròn đều
Phát biểu được địng nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị đo của chu kỳ và tần số
Viết được công thức liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc
Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
Chứng minh được các công thức trong bài học và sự hướng tâm của véctơ gia tốc
Giải được các bài tập cơ bản về chuyển đông tròn đều
Nêu được một số ví dụ thức tế về chuyển động tròn đều
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Một vài thí nghiệm đơn giản về chuyển động tròn đều
2. Học sinh
Oân lại các kiến thức về vận tốc và gia tốc
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ & KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Viết công thức tính vận tốc tức thời của một chất điểm tại thời điểm bất kỳ trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Viết công thức xác định véctơ và độ lớn của véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CHUYỂN ĐỘNG TRÒN
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk
Phát biểu định nghĩa của chuyển động tròn và chuyển động tròn đều
Tiến hành các thí nghiệm minh hoạ chuyển động tròn
Lưu ý dạng quỹ đạo của chuyển động tròn và các định nghĩa chuyển động thẳng đã biết
Hoạt động 3: TÌM HIỂU CÁC ĐẠI LƯỢNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Xác định độ lớn vận tốc của chuyển động tròn đều tại một điểm nào đó trên quã đạo
Trảlời C2
Biểu diễn véctơ vận tốc tại điểm đã tính độ lớn ở trên
Xác định đơn vị của tốc độ góc
Trả lời C3, C4, C5
Tìm công thức liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc
Trả lời C6
Mô tả chuyển động của chất điểm trên một cung bất kỳ trong một khoảng thời gian rất ngắn
Nêu đặc điểm của độ lớn vận tốc dài trong chuyển động tròn đều
Hướng dẫn sử dụng công thức véctơ vận tốc tức thời klhi cung xét ở trên được coi như đoạn thẳng
Nêu và phân tích đại lượng tốc độ góc
Hướng dẫn: Xác định thời gian kim giây quay được một vòng
Phát biểu định nghĩa chu kỳ và tần số
Hướng dẫn: Tính độ dài cung
Hoạt động 4: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
Tiết 2
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ & KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Phát biểu định nghĩa chuyển động tròn, chuyển động tròn đều
Phát biểu định nghĩa vận tốc dài, vận tốc góc, chu kỳ và tần số trong chuyển động tròn đều
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA VÉCTƠ GIA TỐC
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Biểu diễn véctơ vận tốc tại hai điểm rất gần nhau bất kỳ
Xác định độ biến thiên vận tốc
Xác định hướng của véctơ gia tốc, từ đó suy ra hướng của véctơ gia tốc
Biểu diễn véctơ gia tốc của chuyển động tròn đều tại một điểm trên quỹ đạo
Hướng dẫn: véctơ vận tốc của chuyển động tròn đều có phương trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại điểm đang xét
Tịnh tiến các véctơ vận tốc lại trung điểm I của cung M1M2.
Vì cung rất M1M2 nhỏ nên có thể coi M1M2I và các véctơ vận tốc có độ lớn bằng nhau
Hoạt động 3: TÍNH ĐỘ LỚN GIA TỐC HƯỚNG TÂM
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Xác định độ lớn của gia tốc hướng tâm
Trả lời C7
Hướng dẫn sử dụng công thức tính độ lớn của véctơ gia tốc
Vận dụng liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc
Hoạt động 4 VẬN DỤNG & CỦNG CỐ BÀI HỌC
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk
Giải bài tập 1, 2 sgk
Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của no
ùGiải các bài tập: 8, 10, 12 sgk
Gợi ý: độ lớn của vận tốc dài của một điểm trên vành bánh xe bằng độ lớn vận tốc chuyển động của xe.
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
Hoạt động 5: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
IV. Nội dung cần đạt
1. Định nghĩa:
Chuyển động tròn đều là chuyển động tròn, trong đó chất điểm có tốc độ tức thời không đổi
2. Tốc độ dài:
Trong chuyển động tròn, tốc độ được gọi là tốc độ dài
3. Tốc độ góc: ; đơn vị: rad/s
4. Chu kỳ:
Trong chuyển động tròn đều, thời gian để chất điểm đi hết một vòng gọi là chu kỳ, ký hiệu là T, đơn vị là: giây, phút, giờ
5. Tần số:
là số vòng chất điểm đi được trong một đơn vị thời gian. Ký hiệu: f, đơn vị Hz
1Hz = 1 vòng/s = 1s-1
Theo định nghĩa, ta dễ dàng thấy rằng chu kỳ và tần số liên hệ với nhau theo công thức: f =
6. Gia tốc:
Trong chuyển động tròn đều, gia tốc (hướng tâm) có độ lớn:
BÀI 6 – TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG.
CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
Tuần: 5 – Tiết : 10 Ngày soạn: 10/9
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được tính tương đối của chuyển động
Trong trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy chiếu chuyển động
Viết được công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
Giải được các bài toán về chuyển động cùng phương
Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ & KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Nêu các công thức tính vận tốc góc, vận tốc dài tần số chu kỳ và gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: PHÂN BIỆT HỆ QUY CHIẾU ĐỨNG YÊN VÀ HỆ QUY CHIẾU CHUYỂN ĐỘNG
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Quan sát hình 6.1, đọc sgk khoa và trả lời C1
Lấy ví dụ về tính tương đối của vận tốc
Nêu và phân tích tính tương đối của quỹ đạo
Mô tả một số ví dụ về tính tương đối của vận tốc
Nêu và phân tích một số ví dụ về tính tương đối của vận tốc
Hoạt động 3: PHÂN BIỆT HỆ QUY CHIẾU ĐỨNG YÊN VÀ HỆ QUY CHIẾU CHUYỂN ĐỘNG
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Nhắc lại khái niệm hệ quy chiếu
Quan sát hình 6.2 và nhận xét về hai hệ quy chiếu có trong hình
Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm hệ quy chiếu
Phân tính chuyển động của hai hệ quy chiếu đối với mặt đất
Hoạt động 4: XÂY DỰNG CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Xác định độ lớn của vận tốc tuyệt đối trong bài toán
Viết phương trình véctơ
Xác định véctơ vận tốc tuyệt đối trong bài toán các vận tốc cùng phương, ngược chiều
Trả lời C3
Làm bài tập 5, 7 sgk
Nêu và phân tích bài toán các vận tốc cùng phương, cùng chiều. Chỉ rõ vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo
Nêu và phân tích bài toán các vận tốc cùng phương, ngược chiều
Tổng quát hoá công thức cộng vận tốc
Chỉ rõ hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động trong bài toán và xác định véctơ vận tốc
Hoạt động : VẬN DỤNG & CỦNG CỐ BÀI HỌC
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk
Giải bài tập 1, 2 sgk
Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
Hoạt động : GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
IV. Nội dung trọng tâm
Công thức cộng vận tốc
Gọi lần lượt là vận tốc của vật thứ nhất so với vật thứ hai, vật thứ hai so với vật thứ 3, vật thứ nhất so với vật thứ 3. Công thức cộng vận tốc:
Muốn tìm mối liên hệ về độ lớn của các đại lượng trên ta phải sử dụng giản đồ véctơ
BÀI 7 – SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ
Tuần: 6 – Tiết : 12 Ngày soạn: 12/9/2011
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phát biểu sđược định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt được phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp
Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lý
Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống (chỉ xét sai số dụng cụ)
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên
Tính sai số của phép đo trực tiếp
Tính sai số của phép đo gián tiếp
Viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ có nghĩacanf thiết
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Một số dụng cụ đo như thước, nhiệt kế
Một số bài toán tính sai số
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
File đính kèm:
- Giao an VL 10.doc