Bài soạn Vật lý lớp 10 - Trường THPT số III Bảo Thắng

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Hiểu được các khái niện cơ bản : tính tương đối của chuyển động ,khái niện chất điểm , quỹ đạo ,hệ quy chiếu ,cách xác định vị trí của chất điểm bằng toạ độ ,xác định thời gian bằng đồng hồ ,phân biệt khoảng thời gian và thời điểm .

 - Hiểu rõ muốn nghiên cứu một chuyển động của một chất điểm ,cần thiết phải chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng

 - Nắm vững cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên trục toạ độ

 

doc205 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Trường THPT số III Bảo Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết1 Ngày soạn :... Bài 1. Chuyển động cơ học I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được các khái niện cơ bản : tính tương đối của chuyển động ,khái niện chất điểm , quỹ đạo ,hệ quy chiếu ,cách xác định vị trí của chất điểm bằng toạ độ ,xác định thời gian bằng đồng hồ ,phân biệt khoảng thời gian và thời điểm . - Hiểu rõ muốn nghiên cứu một chuyển động của một chất điểm ,cần thiết phải chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng - Nắm vững cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên trục toạ độ 2. Kĩ năng -Xác định một vật khi nào được coi là chất điểm khi nào không được coi là chất điểm . II- Chuẩn bị 1. Giáo viên -Tìm một số tranh ảnh minh hoạ cho chuyển động tương đối , đồng hồ đo thời gian .... 2. Học sinh - Có đủ SGK,sách bài tập . II- Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Chuyển động cơ học là gì ?(8’) - Trong thực tế các em đã nghe thấy nhiều cụm từ ‘’Chuyển động’’ . Vậy các em hiểu thế nào là chuyển động ?  - Nghe câu trả lời của HS và chỉnh sửa - Giáo viên ghi bảng k/n - Yêu cầu học sinh cho VD. - Trong VD các em vừa nêu các em đã lấy cây bên đường làm mốc , bây giờ nếu chung ta lấy hành khách bên cạnh làm mốc thì người trong VD trên có chuyển động không ? - Xuất phát từ VD trên các em suy nghĩ cho thầy biết chuyển động có tính chất gì ? - Giáo viên ghi bảng - Yêu cầu học sinh cho VD về tính tương đối của chuyển động 2. Chất điểm . Quỹ đạo của chất điểm .(7’) - Thông báo thế nào là chất điểm ( ghi bảng) - Đặt câu hỏi (C1 ) - Nghe câu hỏi (thảo luận nhóm theo bàn ) - Trả lời câu hỏi Là sự dời chỗ của vật này so với vật khác theo thời gian VD Hành khách ngồi trên xe chuyển động so với cây bên đường . - Nghe câu hỏi và trả lời - Không - Chuyển động có tính tương đối - Nghe và trả lời câu hỏi C1(tính toán và thảo luận theo nhóm ) - Đặt tiếp một câu hỏi : Một xe ô tô đi trên hai quỹ đạo khác nhau : + Đi từ trong bến xe ra đến cổng bến xe + Đi trên quãng đường 100km Khi nào xe được coi là chất điểm khi nào xe không được coi là chất điểm ,Vì sao? Thông báo k/n quỹ đạo (ghi bảng) Cho học sinh xem quỹ đạo của hạt mưa và lưu ý học sinh là quỹ đạo của một chất điểm có tính tương đối . 3.Xác định vị trí của một chất điểm (8’) - Đặt câu hỏi : Cho một A người đi trên một đường thẳng trên đó có một điểm O. Ta biết một thông tin tại thời điểm t ngưòi đó cách O một đoạn 50 km thì các em có biết chính xác vị trí của người Ađó không? - Gọi một học sinh khác nhận xét trả lời của bạn - Để có một thông tin mà người nghe biết được chính xác vị trí của vật đang ở đâu ngoài việc cho thông tin như trên và cho thêm thông tin cách về bên phải hay cách về bên trái ngưòi ta có thể gắn vào O một trục toạ độ và người ta cho thông tin về toạ độ của vật thì người nghe sẽ biết được chính xác toạ độ của vật ở vị trí nào - Phân tích ví dụ trên và cho thêm ví dụ khác - Đưa ra kết luận (ghi bảng) - Đặt câu hỏi C2 4. Xác định thời gian (7’) Đưa ra một ví dụ : Lúc 3 h một người đi xe đạp xuất phát từ GT A , 4h30’ người này đi đến GT B -Bằng đồng hồ người ta đã đo được khoảng thời gian người đó đi từ GTA đến GTB là 30’ . - Thời điểm người đó xuất phát từ GTA là 3h thời điểm người đó đến GTB là 4h30’ Cũng với hiện tượng trên người khác lại cho một thông tin như sau lúc 15h một người đi xe đạp xuất phát từ GT A , 16h30’ người này đi đến GT B. Vậy ai nói đúng ai nói sai - Vậy muốn nói thời điểm xảy ra hiện tượng nào đó người ta phải nói thời điểm đó ứng với mốc thời gian nào và đo khoảng thời gian kể từ mốc đến thời điểm đó bằng đồng hồ.Đơn vị của thời gian trong hệ đơn vị chuẩn là giây (s) - Để xác định thời điểm ta cần có một đồng hồ để đo khoảng thời gian và một mốc thời gian . -Thời điểm phụ thuộc vào mốc thời gian,khoảng thời gian xảy ra một hiện tượng không phụ thuộc vào mốc thời gian - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 5.Hệ quychiếu (3’) - Thông báo hệ quy chiếu là gì - Lưu ý cho học sinh hệ quy chiếu và hệ toạ độ là khác nhau 6.Chuyển động tịnh tiến (7’) - Yêu cầu học sinh đọc SGK trước khi học sinh đọc đặt câu hỏi Chuyển động tịnh tiến là gì? - Nghe trả lời và chỉnh sửa - Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ và phân tích - Khi khảo sát một chuyển động tịnh tiến ta chỉ cần khảo sát một điểm trên vật . Củng cố và ra bài tập về nhà (5’) - Đặt các câu hỏi củng cố trong SGK NC - Cho bài tập về nhà từ 1 đến 3 Nghe câu hỏi và trả lời (hoạt động cá nhân ) Khi xe đi từ trong ra cổng thì xe không được coi là chất điểm , khi xe đi trên quãng đường 100km được coi là chất điểm . Nhận thông tin và suy nghĩ độc lập Trả lời Không biết chính xác vị trí của người đó vì chưa biết cách về phía nào Nghe và trả lời (hoạt động cá nhân ) Toạ độ của vật thay đổi theo gốc O được chọn . toa độ có tính tương đối Học sinh nghe vấn đề giáo viên đưa ra(làm việc theo bàn ) Một học sinh đại diện cho nhóm đưa ra ý kiến Cả hai nói đều đúng nhưng mỗi ngưòi chọn một mốc thời gian khác nhau . Học sinh nghe câu hỏi (thảo luận theo từng bàn ) Một học sinh đại diện cho nhóm trả lời . -Tự ghi định nghĩa vào vở -Đọc SGK (làm việc cá nhân) Một học sinh trả lời các học sinh khác nghe và nhận xét -Ghi định nghĩa vào trong vở Đưa ra ba VD và phân tích cho thoả mãn với định nghĩa(làm việc cá nhân) -Trả lời các câu hỏi củng cố. - Ghi bài tập về nhà . Tiết 2 - 3 Ngày soạn: Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng Chuyển động thẳng đều (Tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được các yếu tố của véc tơ độ dời, véc tơ độ dời trong chuyển động thẳng, nắm vững ý nghĩa thuật ngữ véc tơ độ dời và độ dời. - Hiểu dvéc tơ vận tốc trung bình, nhận biết được ý nghĩa của véc tơ vận tốc trung bình, đặc biệt trong trường hợp chất điểm chỉ chuyển động theo một chiều. - Hiểu được đ/n véc tơ vận tốc tức thời, bằng tốc độ tức thời. 2. Kĩ năng - áp dụng công thức tính độ dời. - áp dụng được công thức tính vận tốc trung bình II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : - Đọc phần tương ứng trong SGK Vật lý lớp 8. 2. Học sinh : - Ôn lại các kiến thức về toạ độ hệ quy chiếu. III. Tiến trình dạy – học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài (5 min ) - Hệ quy chiếu là gì ? - Thế nào là chuyển động tịnh tiến? Lấy VD phân tích. 3. Bài học mới: Hoạt động 1(10 min) : Tìm hiểu khái niệm độ dời, độ dời trong chuyển động thẳng. Hoạt động của HS Hướng dẫn của GV Véc tơ Điểm đặt (Gốc) Phương Chiều Độ dài - HS nhớ lại trả lời Trong toán học đại lượng véc tơ được xác định bởi các yếu tố nào? - HS lắng nghe và phát biểu ý kiến - Lấy VD về véc tơ độ dời - Chất điểm chuyển động theo quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1 nó ở vị trí M1. Tại thời điểm t2 nó ở M2. là véc tơ độ dời. Vậy em hãy nêu các yếu tố của véc tơ độ dời ? - HS nghiên cứu đọc SGK để trả lời : Trong đó : x1 : Toạ độ của vật tại M1 x2 : Toạ độ của vật tại M2 : Là GTĐS hay gọi là độ dời - H/S tính toán các độ dời của con kiến trong H2.2 SGK Đi đến KL: Độ dời = Độ biến thiên toạ độ = Toạ độ lúc cuối – Toạ độ lúc đầu - Ta xét chuyển động đơn giản là chuyển động có quỹ đạo thẳng - Trước hết chọn trục toạ độ Ox trùng với phương chuyển động, toạ độ xM của là toạ độ của M xác định vị trí của vật còn gọi là giá trị đại số của . Vậy véc tơ độ dời có giá trị đại số ( gọi là độ dời) là bao nhiêu? Độ dời có thể âm không, nếu âm có nghĩa là thế nào? Hoạt động 2 ( 5 min ) : Phân biệt độ dời với quãng đường đi - H/S nghiên cứu trả lời và ghi câu trả lời vào vở Khi nào độ dời của vật trùng với quãng đường đi được, khi nào thì không trùng nhau? Hoạt động 3 (10 min) : Ghi nhận khái niệm vận tốc trung bình, ôn lại khái niệm tốc độ trung bình. - H/S lắng nghe, nghiên cứu SGK nêu nhận xét, và tự viết vào vở của mình : Vận tốc = trung bình Độ dời Thời gian thực hiện độ dời là véc tơ vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 (). Hãy nhận xét về phương và chiều của véc tơ vận tốc trung bình so với phương chiều của véc tơ độ dời? Nếu chọn trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì GTĐS của véc tơ vận tốc trung bình là bao nhiêu? - GV gợi ý vì đã biết phương chiều của véc tơ vận tốc trung bình ta chỉ cần xét GTĐS của nó và gọi là vận tốc trung bình Vậy em hãy viết công thức tính vận tốc trung bình ? Tốc độ = trung bình Quãng đường đi được Khoảng thời gian đi ở lớp 8 đã học tốc độ trung bình em hãy nêu lại khái niệm này và cho biết tốc độ trung bình đặc trưng cho điều gì của vật chuyển động ? Khi nào vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình ? Hoạt động 4 (10 min ) : Tìm hiểu ý nghĩa của vận tốc tức thời. - HS nghe để hiểu khái niệm - Ghi vào vở công thức : + Véc tơ vận tốc tức thời ( Khi ) + Vận tốc tức thời ( Khi ) là độ dời rất nhỏ - HS lấy VD thực tế. - Nêu biểu thức và giải thích ý nghĩa của véc tơ vận tốc tức thời, và vận tốc tức thời (GTĐS của véc tơ vận tốc tức thời) : - Vận tốc tức thời đặc trưng cho cái gì? Lấy VD về vận tốc tức thời ? - Chú ý cho HS : + Độ lớn của vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời. + Phân biệt sự khác nhau giữa 2 khái niệm cùng 1 tên “ Véc tơ vận tốc ” và “ Vận tốc ” Hoạt động 5 : Củng cố giao nhiệm vụ về nhà - HS trả lời trắc nghiệm. - HS ghi BTVN. - Hướng dẫn HS trả lời các câu trắc nghiệm 1, 2, 3 - Ghi BTVN: 4/17SGK - Nhắc nhở HS về ôn lại kiến thức về đồ thị hàm số y = ax + b. * Rút kinh nghiệm Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều. (Tiết 2) I. Muc tiêu: 1.Kiến thức: - Hiểu rõ các khái niệm véctơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời. Nắm vững tính chất vectơ của các đại lượng này. - Hiểu rằng thay cho viẹc khảo sát các vectơ trên, ta khảo sát các giá trị của chúng mà không mất đi đặc trưng vectơ của chúng. -Phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ. 2. Kĩ năng: -Phân biệt và so sánh được các khái niệm. -Biểu diễn độ dời và các đại lượng vật lí vectơ. Chuẩn bị: Giáo viên: -Câu hỏi liên quan đến vectơ, biểu diễn vectơ. -Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm Học sinh: Xem lại các vấn đề đã học ở lớp 8. -Thế nào chuyển động thẳng đều? -Thế nào là vận tốc của chuyển động thẳng đều? -Các đạc trưng của đại lượng vectơ? Tiến trình lên lớp: 1. tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số của lớp. 2. Kiểm tra:(5’) - Chuyển động cơ là gì? Khái niệm chất điểm, quỹ đạo? - Một hệ quy chiếu bao gồm những gì? Thế nào là chuyển động tịnh tiến? Cho ví dụ? 3. Bài mới: hoạt động của gv T.g Hoạt động của HS 1. Độ dời. a. Độ dời. -Vectơ độ dời là gì? -Vectơ độ dời và đường đi có bằng nhau không? -C1: Một đại lượng vectơ được xác định bởi các yếu tố nào? b. Độ dời trong chuyển động thẳng. -Trong chuyển động thẳng vectơ dộ dời có phương như thế nào? -Khi chất điểm chuyển động thẳng từ M1 đến M2 trên trục tạo độ 0x thì giá trị đại số của vectơ độ dời được xác định như thế nào? -Gv: Giá trị đại số của vectơ độ dời gọi tắt là độ dời. -Gv nhấn mạnh: Độ dời = Độ biến thiên tọa độ = Tọa độ lúc cuối - Tọa độ lúc đầu 5’ -Hs đọc mục 1.a trả lời câu hỏi. -vectơ độ dời khác với đường đi. -Hs: Một đại lượng vectơ được xác định bởi phương, chiều và độ lớn. -Hs: Phương nằm trên đường thẳng quỹ đạo. 0 M1 M2 x -Giá trị đại số của vectơ độ dời: Dx= x2 - x1 ( x1, x2: tọa độ của M1, M2 trên 0x) 2. Độ dời và đường đi. -Gv: Trong chuyển động thẳng, quãng đường đi và độ dời có bằng nhau không? -Gv dựa vào hình 2.2 mô tả chuyển động của con kiến để giải thích rõ độ dời và đường đi. 10’ -Hs đọc mục 2 trả lời: +Chất điểm không đổi chiều chuyển động thì độ dời bằng đường đi. +Chất điểm đổi chiều chuyển động thì đường đi khác với độ dời. 3. Vận tốc trung bình. - Vectơ vận tốc trung bình là gì? - Gv: Em có nhận xét gì về phương chiều của vectơ vtb so với vectơ độ dời M1M2. Gv: Trong chuyển động thẳng, vectơ vtb trùng với đường thẳng quỹ đạo. Chọn 0x trùng với đường thẳng quỹ đạo thì giá trị đại số của vectơ vtb: vtb== - Vì đã biết phương của vectơ , ta chỉ cần xét giá trị đại số của nó, gọi tắt là vận tốc trung bình. - Gv nhấn mạnh: Vận tốc Độ dời trung bình Thời gian thực hiện độ dời - Gv: Đơn vị của vận tốc trung bình là gì? - Gv:vậy 36 km/h bằng bao nhiêu m/s? - Em hãy nhắc lại công thức tính tốc độ trung bình đã học ở lớp 8. -Khi nào vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình? -Gv: Khi đó em có nhận xét gì về độ dời và quãng đường đi? 10’ - Hs đọc sgk trả lời: + Đo bằng thương số vectơ độ dời M1M2 và khoảng thời gian Dt=t2- t1 -Hs: Vectơ vtb có phương, chiều trùng với vectơ M1M2 (x1, x2 là tọa độ chất điểm tại các thời điểm t1, t2) - Hs: m/s hay km/h - hs thảo luận và nêu cách đổi. - hs trả lời: Tốc độ Quãng đường đi được trung bình Khoảng thời gian đi -Hs: Khi chất điểm chỉ chuyển động theo một chiều trùng với chiều dương của 0x. -Hs: khi đó độ dời và quãng đường đi trùng nhau. 4. Vận tốc tức thời. -Gv: Muốn xác định vận tốc tớc thời của một chất điểm chuyển động trên đường thẳng ta làm như thế nào? = Dx / Dt = Ds/ Dt Gv: Khi đó vtb đặc trưng về điều gì? -Gv: Khi nào vectơ có thể coi là vectơ vận tốc tức thời tại thời điểm t? -Gv: Vectơ vận tốc tức thời tại thời điểm t, kí hiệu là , là thương số của vectơ độ dời MM’và khoảng thời gian Dt rất nhỏ. -Gv: Trong chuyển động thẳng giá trị đại số của trên 0x gọi là vận tốc tức thời. v = (khi Dt rất nhỏ) -Gv: Vậy vận tốc tức thời tại một điểm đặc trưng cho cái gì? -Khi Dt rất nhỏ, em có nhận xét gì về độ dời và quãng đường đi? -Gv nhấn mạnh: Khi Dt rất nhỏ, thì vận tốc trung bình luôn luôn bằng tốc độ tức thời. 10’ - Hs nghiên cứu sgk để trả lời câu hỏi. 0 t t+ Dt x M M’ Vào thời điểm t, chất điểm ở M có tọa độ x, vào thời điểm t+ Dt chất điểm ở M’ có tọa độ x+ Dx. Chọn Dt rất nhỏ @0, thì trong khoảng thời gian nhỏ này chất điểm chỉ chuyển động theo một chiều và vận tốc trung bình có độ lớn trùng với tốc độ trung bình. -Hs: vtb đặc trưng cho sự nhanh chậm và chiều chuyển động. -Hs: Khi Dt rất nhỏ = - Hs: vận tốc tức thời v tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó. - Độ dời bằng quãng đường đi: = 4/ Củng cố: -Yêu cầu hs trả lời bài tập trắc nghiệm 1, 2 sgk -Yêu cầu hs trình bày đáp án. -Đánh giá, nhận xét kết quả bài dạy 5’ - Hs: Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi,. - Từng nhóm trả lời. Các nhóm khác nghe trả lời và nhận xét 5/ Về nhà: *Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk(16) * Làm BT:1, 2, 4,5,6 sgk Rút kinh nghiệm Tiết 4 Ngày soạn: Bài 3: Khảo sát thực nghệm chuyển động thẳng I.Mục tiêu 1. Kiến thức -Học sinh cần hiểu được khảo sát chuyển động thẳng là tìm hiểu tính nhanh chậm của chuyển động thể hiện ở sự thay đổi vận tốc theo thời gian. -Học sinh nắm được các đặc điểm về đồ thị toạ độ - thời gian, đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần. -Giúp học sinh củng cố nắm chắc về vận tốc trung bình, vận tốc tức thời. 2.Kỹ năng -Biết cách sử dụng,tiến hành thí nghiệm với các dụng đo vị trí và thời gian - Biết cách xác định vị trí của vật tại các vị thời điểm khác nhau,sử lý kết quả đo,lập bảng biểu và khai thác số liệu để nhận biết tính chất chuyển động -Nắm vững các bước vẽ đồ thị chuyển động, đồ thị về vận tốc, biết cách sử lý sai số của phép đo,vẽ đồ thị và suy ra tính chất chuyển động. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên: -Bộ thí nghiệm cần rung (5 bộ),có kiểm tra trước về sự hoạt động của dụng cụ. -Một số băng giấy, thước vẽ đồ thị -Phân các nhóm làm thí nghiệm 2.Học sinh -Ôn tập kiến thức về vận tốc trung bình, vận tốc tức thời -Giấy vẽ đồ thị,thước kẻ. III. Tiến trình hoạt động cụ thể Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1: GV nêu câu hỏi nội dung trao đổi ? Đại lượng nào cho biết tính chất nhanh hay chậm của chuyển động thẳng? ? Làm thế nào để khẳng định chuyển động là đều hay không đều? ? Để trả lời các câu hỏi trên cần đo được các đại lượng nào? Cần những dụng cụ nào? Hoạt động2: GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách thức hoạt động của cần rung ? Hãy thảo luận đưa ra cách mắc các dụng cụ trên để tìm được các vị trí của xe ở các thời điểm? GV thống nhất một cách mắc và làm một lần Hoạt động 3: Sử lý số liệu ?Tìm vị trí của xe ở các thời điểm0;0,1;0,2;0,3;0,4;0,5;0,6;0,7(s) và lập bảng giá trị x-t? ?Vẽ đồ thị x-t? và nhận xét về hình dạng đồ thị? ?Hãy tính vận tốc trung bình trong những khoảng thời gian 0,1s liên tiếpvà lập bảng vtb-t, nhận xét kết quả? GV hướng dẫn cách tính vận tốc tức thời ?Dựa vào bảng 2 tìm vận tốc tức thời ở các thời điểm0,5;1,5;2,5;3,5;4,5;5,5 6,5s ?Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian? Hoạt động4:GV nhận xét chung Đồ thị x-t Đặc điểm về vận tốc trung bình Đặc điểm về vận tốc tức thời và dạng đồ thị HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và một học sinh trả lời HS bàn bạc đưa ra phương án bố trí thí nghiệm HS quan sát HS làm thí nghiệm theo nhóm Nhóm1 trình bày kết quả HS vẽ đồ thị của cá nhân với kết quả của cả nhóm Hs nhóm 2 báo cáo kết quả và nhận xét Hs nhóm 3 báo cáo kết quả Hs nhóm 4 báo cáo kết quả IV.Củng cố và giao bài tập về nhà Lập lại các bảng x-t;vtb-t;v-t theo số liệu câu hỏi 1 Làm bài 1; 2 Rút kinh nghiệm Tiết 5 - 6 Ngày soạn: bài 4: chuyển động thẳng biến đổi đều I/ Mục tiêu - Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh, chậm của vận tốc - Nắm được các định nghĩa véc tơ gia tốc trung bình, véc tơ gia tốc tức thời . - Hiẻu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó rút ra công thức tính vận tốc theo thời gian. - Hiểu được mối quan hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều và trong chuyển động chậm dần đều . - Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian . - Biết cách giải bài toán đơn giản có liên quan đến gia tốc . II/ Chuẩn bị 1. Giáo viên Bài học không cần dùng thí nghiệm 2. Học sinh Ôn lại bài học trước . III/ Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là chuyển động thẳng đều? - Một ô tô chuyển động trên đường thẳng với vận tốc không đổi, bằng 15 m/s . Hãy vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động này? 1HS lên bảng trả lời, các hs khác nghe và nhận xét Nx, chuẩn hóa kiến thức, cho điểm Hoạt động 2:Tạo tình huống học tập Một ô tô chuyển động trên đường thẳng, khi xuất phát vận tốc của nó tăng dần từ 0 đến một giá trị nào đấy. Như vậy khi chuyển động vận tốc của ôtô đã thay đổi. Vậy sự biến đổi nhanh chậm của vận tốc được đặc trưng bằng đại lượng nào ? Để trả lời câu hỏi này, hôm nay chúng ta đi nghiên cứu bài 4: Chuyển động biến đổi đều Tiếp nhận thông tin Ghi đề bài lên bảng Ghi đề bài vào vở Hoạt động 3: Xây dựng kiến thức phần1.Gia tốc trong chuyển động thẳng Lời dẫn: Trước tiên chúng ta vào phần 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng Ghi đề mục lên bảng Ghi đề mục vào vở Thông báo ý nghĩa vật lý của khái niệm gia tốc: Đại lượng vật lí đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của vận tốc gọi là gia tốc Ghi ý nghĩa vật lý của gia tốc Lời dẫn: Chúng ta vào phần a. Gia tốc trung bình Ghi tiểu mục lên bảng Ghi tiểu mục vào vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau đây: (?) Qua ý nghĩa vật lý của khái niệm gia tốc và khái niệm vận tốc, qua việc xây dựng vận tốc trung bình, có thể đưa ra phương án xây dựng gia tốc trung bình như thế nào ? Tiếp nhận nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và cử đại diện nêu phương án, cả lớp nghe và nx Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức: Thương số giữa độ biến thiên của vectơ vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó được gọi là vectơ gia tốc trung bình: Ghi vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau đây: (?) Từ định nghĩa của vectơ gia tốc trung bình, các em hãy cho thầy biết các đặc điểm của vectơ gia tốc trung bình (phương, chiều, giá trị đại số, đơn vị giá trị đại số của gia tốc TB) Tiếp nhận nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời, cả lớp nghe và nx Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức: Vectơ gia tốc trung bình của chuyển động thẳng biến đổi có: - Phương cùng với phương quỹ đạo - Chiều cùng chiều với chuyển động nếu vận tốc của chuyển động tăng dần, ngược chiều với chuyển động nếu vận tốc của chuyển động giảm dần. - Giá trị đại số: ( cho biết độ lớn và chiều của vectơ gia tốc tb so với chiều dương). Đơn vị giá trị đại số của gia tốc tb là m/s2 Lời dẫn: Chúng ta vào phần b. Gia tốc tức thời Ghi tiểu mục lên bảng Ghi tiểu mục vào vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau đây: (?) Tương tự vận tốc tức thời, có thể đưa ra phương án xây dựng gia tốc tức thời như thế nào ? Tiếp nhận nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và cử đại diện nêu phương án, cả lớp nghe và nx Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức: Thương số giữa độ biến thiên của vectơ vận tốc và khoảng thời gian rất nhỏ xảy ra sự biến thiên đó được gọi là vectơ gia tốc tức thời: (rt rất nhỏ) Ghi vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau đây: (?) Từ định nghĩa của vectơ gia tốc tức thời, các em hãy cho thầy biết các đặc điểm của vectơ gia tốc tức thời (phương, chiều, giá trị đại số, đơn vị giá trị đại số của gia tốc ) Tiếp nhận nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời, cả lớp nghe và nx Nx, chuẩn hóa kiến thức Hoạt động 4: Xây dựng kiến thức phần 2.Chuyển động thẳng biến đổi đều Lời dẫn: Chúng ta vào phần 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều Ghi đề mục lên bảng Ghi đề mục vào vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau: (?) Trong thí nghiệm xe nhỏ chạy trên máng nghiêng của bài trước, chuyển động của xe là chuyển động biến đổi đều. Hãy xác định gia tốc trung bình trong các khoảng thời gian khác nhau và cho nhận xết về kết quả thu được ? Từ đó phát biểu đn chuyển động thẳng biến đổi đều? Tiếp nhận nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời, cả lớp nghe và nx Nx, chuẩn hóa kiến thức - Gia tốc trung bình trong các khoảng thời gian khác nhau là giống nhau. - Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi Ghi vở Hoạt động 5: Xây dựng kiến thức phần 3.Sự biến đổi của vận tốc theo thời gian Lời dẫn: Chúng ta vào phần 3. Sự biến đổi của vận tốc theo thời gian Ghi đề mục lên bảng Ghi đề mục vào vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau (?) Nếu chọn chiều dương trên quĩ đạo. Kí hiệu v0 là vận tốc ở thời điểm ban đầu t0=0, gia tốc a là không đổi thì vận tốc v ở thời điểm t được xác định bằng công thức nào ? Tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, 1 hs trả lời, cả lớp nghe và nx Nx, chuẩn hóa kiến thức: v = v0 + a.t Ghi vở Lời dẫn: Chúng ta xét công thức vận tốc của vật cđtbđđ trong hai trường hợp : a. Chuyển động nhanh dần đều Ghi tiểu mục lên bảng Ghi tiểu mục vào vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau: (?) Trong chuyển động nhanh dần đều, giá trị vận tốc tăng theo thời gian. Em có nhận xết gì về quan hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động này ? Tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, 1 hs trả lời, cả lớp nghe và nx Nx, chuẩn hóa kiến thức: Vận tốc v cùng dấu với gia tốc a Ghi vở Lời dẫn: Chúng ta xét công thức vận tốc của vật cđtbđđ trong trường hợp : b. Chuyển động chậm dần đều Ghi tiểu mục lên bảng Ghi tiểu mục vào vở Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau: (?) Trong chuyển động chậm dần đều, giá trị vận tốc giảm theo thời gian. Em có nhận xết gì về quan hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động này ? Tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, 1 hs trả lời, cả lớp nghe và nx Nx, chuẩn hóa kiến thức: Vận tốc v khác dấu với gia tốc a Ghi vở Lời dẫn: Tiếp theo chúng ta đi nc đồ thị của vận tốc theo thời gian: c. Đồ thị vận tốc theo thời gian Ghi tiểu mục lên bảng Ghi tiểu mục vào vở Yêu cầu hs vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian và dựa vào đồ thị trả lời các câu hỏi sau: (?)Hãy cho biết dạng đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều ? (?)Có nhận xét gì về hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động biến đổi đều ? Tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, 1 hs trả lời, cả lớp nghe và nx Nx, chuẩn hóa kiến thức: Trong chuyển động biến đổi đều, hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian bằng gia tốc của chuyển động Ghi vở IV/ Củng cố dặn dò - Cho học sinh trả lời 4 câu hỏi ở cuối bài - So sánh đặc điểm vận tốc, gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều và chuyển động thẳng dều - Ra bài làm ở nhà : Từ bài 1 đến bài 5 của bài 4 SGK nâng cao . Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều I . mục tiêu 1,Kiến thức : -Hiểu rõ phương trình chuyển động biểu diễn tọa độ là hàm số của thời gian . -Biết thiết lập phương trình chuyển động từ công thức vận tốc bằng phép tính đại số và nhờ đồ thị vận tốc . -Nắm vững các công thức liên hệ giữa độ dời , vận tốc và gia tốc . -Hiểu rõ đồ thị của phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều là một phần của đường parabol. 2, kĩ năng : - Vẽ được đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều. - Biết áp dụng các công thức tọa độ , vận tốc để giải các bài toán chuyển động của một chất điểm , của hai chất điểm chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều. II. chuẩn bị: 1, giáo viên : + Một máng nghiêng dài 1m. + Một hòn bi sắt đường kính cỡ 1cm . + Một đồng hồ bấm dây .

File đính kèm:

  • dochang moi ve.doc