Bài tập 2 môn hóa học lớp 9

Câu I (2 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện các chuyển đổi hóa học sau ( ghi rõ điều kiện nếu có).

 Cu CuCl2 Cu(NO3)2 Cu(OH)2 CuSO4

Câu II (2 điểm): Nêu hiện tượng và giải thích các thí nghiệm sau:

- TN1: Sục hỗn hợp CH4 và C2H4 dư vào dung dịch Brom, rồi đốt khí thoát ra trong không khí.

- TN2: Thả 1 mẩu quỳ tím vào dung dịch CH3COOH sau đó cho thêm 1 mẩu Na dư vào dung dịch trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập 2 môn hóa học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu I (2 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện các chuyển đổi hóa học sau ( ghi rõ điều kiện nếu có). Cu CuCl2 Cu(NO3)2 Cu(OH)2 CuSO4 Câu II (2 điểm): Nêu hiện tượng và giải thích các thí nghiệm sau: TN1: Sục hỗn hợp CH4 và C2H4 dư vào dung dịch Brom, rồi đốt khí thoát ra trong không khí. TN2: Thả 1 mẩu quỳ tím vào dung dịch CH3COOH sau đó cho thêm 1 mẩu Na dư vào dung dịch trên. Câu III (2 điểm): a. Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn gồm: C2H5OH, C12H22O11, C6H12O6. b. Trình bày phương pháp hoá học làm sạch khí CO2 có lẫn khí CO và O2 . Câu IV (2 điểm): Cho 5,4 gam kim loại X hoá trị III (duy nhất) phản ứng với khí Clo dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 26,7 gam muối Clorua của kim loại X. Xác định tên kim loại X? b. Cho 10,2 gam oxit của kim loại X vào 200 ml dung dịch HCl 3,5M thu được dung dịch A.Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch A. Coi thể tích dung dịch không đổi. Câu V (2 điểm): Cho 4,48 lit hỗn hợp khí Etilen và Axetilen (ở đktc) vào dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch Brom tăng thêm 5,4 gam. Xác định phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. b. Đốt cháy toàn bộ lượng khí trên rồi cho sản phẩm khí sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành sau phản ứng? ( Biết H=1, O=16, C=12, S=32, Br=80, Na=23, Ca=40, Fe=56, Al=27, Cu=64 ) Câu Đáp án điểm I 1. Cu + Cl2 CuCl2 2. CuCl2 + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2AgCl(r) 3. Cu(NO3)2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaNO3 4. Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O 2đ Mỗi phản ứng đúng 0,5 đ, cân băng sai hoặc thiếu điều kiện trừ 0,25 đ II - Khi sục hỗn hợp CH4 và C2H4 dư vào dung dịch Brom, dung dịch brom sẽ nhạt màu dần và mất màu do xảy ra phản ứng: C2H4 + Br2 C2H4Br2 Chất khí thoát ra khỏi bề mặt dung dịch gồm CH4 và C2H4 khi đốt sẽ cho ngọn lửa màu xanh nhạt do xảy ra phản ứng: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O - Khi thả màu quỳ tím vào dung dịch CH3COOH mẩu quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt vì môi trường là axit yếu. Thả mẩu Na dư vào dung dịch CH3COOH thấy Na tan dần có khí thoát ra và màu quỳ chuyển dần sang màu tím sau đó chuyển sang màu xanh vì sau đó là môi trường bazơ do xảy ra các phản ứng: 2Na + 2CH3COOH 2CH3COONa + H2 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ III a. Trích mỗi dung dịch cần nhận biết một ít vào từng lọ riêng biệt sau đó đánh số thứ tự. - Nhỏ vào mỗi dung dịch một vài giọt AgNO3/NH3 sau đó đung cách thuỷ vài phút. Quan sát ở ống nghiệm nào xuất hiện phản ứng tráng gương thì ống nghiệm đó chứa dung dịch C6H12O6. - Nhỏ vào 2 ống nghiệm chứa hai dung dịch còn lại cần nhận biết vài giọt dung dịch H2SO4 đặc đun nóng 1 thời gian sau đó tiếp tục nhỏ vài giọt dung dịchNaOH để trung hoà axit, cho vào dung dịch vừa thu được vài giọt dung dịch AgNO3/NH3 tiếp tục đun cách thuỷ, ở ống nghiệm nào xuất hiện phản ứng tráng gương thì ống nghiệm đó chứa dung dịch C12H22O11, còn lại là C2H5OH. Các phản ứng: C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag(r, trắng) b. Sục hỗn hợp các chất khí trên vào dung dịch Ca(OH)2 dư sau đó lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu khí thoát ra ta được CO2 tinh khiết do xảy ra các phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O CaCO3 CaO + CO2 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ IV a. gọi kim loại X có hoá trị x , khi đốt lim loại X trong khí Clo xảy ra phản ứng: 2 X + 3Cl2 2 XCl3 (1) Theo PT 2.X(g) 2.(MX+ 35,53) (g) Theo bài ra 11,2(g) 16,25(g) Theo pthh (1): Vậy với MX=27 thì X là kim loại nhôm (Al) b. Ta có pthh: Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O (2) Theo bài ra: Ta có tỉ lệ: Suy ra Al2O3 phản ứng hết, HCl dư. Theo pthh: Dung dịch A thu được có các chất: AlCl3 và HCl dư. Vì thể tích dd không đổi (0,2l) nên ta có nồng độ các chất trong dd sau phản ứng là: 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ V a.Gọi x, y lần lượt là số mol của C2H4 và C2H2 trong hỗn hợp Theo bài ra : (I) Mặt khác khi cho hỗn hợp vào dung dịch Brom dư thâý khối lượng dd Brom tăng 5,4 gam Xảy ra phản ứng: C2H4 + Br2 C2H4Br2 (1) C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 (2) Theo bài ra ta có: mhh = 28x + 26y = 5,4 (g) (II) Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình: Giải hệ ta được x=y=0,1(mol) b. Khi đốt hỗn hợp C2H4 và C2H2 sau đó cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 ta có phản ứng: C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O (3) 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O (4) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (5) Theo phương trình phản ứng (3), (4), (5) ta có: => ĐS: a. b. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Ghi chú:Học sinh làm cách khác đúng chấm điểm tương đương. Phương trình hoá học có chất viết sai không cho điểm, thiếu điều kiện hoặc không cân bằng trừ 1/2 số điểm của phương trình đó. Nếu bài toán có phương trình không cân bằng thì không được tính điểm.

File đính kèm:

  • doc2.8.doc
Giáo án liên quan