Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
Câu 3. Sau một thời gian cưa, lưỡi cưa bị nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 4: a) Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt? Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
b) Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? (Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K).
Đáp số: b) 663 000J.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chủ đề 2: Nhiệt học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BT Chủ đề 2: NHIỆT HỌC (tiếp) !
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
Câu 3. Sau một thời gian cưa, lưỡi cưa bị nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 4: a) Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt? Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
b) Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? (Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K).
Đáp số: b) 663 000J.
Câu 5: Người ta đổ 3 lít nước ở nhiệt độ 200C vào bình đựng nước ở nhiệt độ 1000C. Hỗn hợp nước thu được có nhiệt độ 400C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường bên ngoài.
Tính nhiệt lượng mà 3 lít nước thu vào ?
Tính khối lượng nước có trong bình ?
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3
Đáp số: a) 252 000 J, b) 1 kg.
Câu 6: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 500g vào 0,5 lít nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước lần lượt là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.
a) Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là gì?
b) Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?
c) Nước nóng thêm bao nhiêu độ?
Câu 7: Đổ nước sôi vào thau nhôm có khối lượng 500g, thau nóng lên từ 200C đến 600C. Xem như chỉ có nước và thau truyền nhiệt cho nhau.
a) Hỏi thau nhận được một nhiệt lượng là bao nhiêu?
b) Tìm thể tích nước sôi đổ vào thau.
Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K, của nước là C2 = 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.
Câu 8: Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 100oC vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC.
a) Tính nhiệt lượng nước thu vào?
b) Tính nhiệt dung riêng của chì?
c) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
Câu 9: Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 15oC thì mất 10 phút. Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra làm nóng nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 46.106J/kg. Hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa?
Câu 10: Người ta dùng 15 kg củi khô để đun sôi 12 lít nước từ 24oC. Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. Hiệu suất của bếp có giá trị là bao nhiêu?
Câu 11: Để tay bên trên một ngọn nến thấy nóng hơn để tay bên cạnh ngọn nến đó, vì:
A. Sự dẫn nhiệt từ ngọn nến tới tay để bên trên tốt hơn từ ngọn nến tới tay để bên cạnh.
B. Sự bức xạ nhiệt từ ngọn nến tới tay để bên trên tốt hơn từ ngọn nến tới tay để bên cạnh.
C. Sự đối lưu từ ngọn nến tới tay để bên trên tốt hơn từ ngọn nến tới tay để bên cạnh.
D. Cả sự dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu từ ngọn nến tới tay để bên trên tốt hơn từ ngọn nến tới tay để bên cạnh.
Câu 12: Nhiệt lượng một vật thu vào để làm vật nóng lên không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. Khối lượng của vật C. Thể tích của vật
B. Độ tăng nhiệt độ của vật D. Chất cấu tạo nên vật.
Câu 13: Khi một vật chỉ truyền nhiệt cho môi trường ngoài, thì:
A. Khối lượng của vật giảm đi. B. Nhiệt độ của vật giảm đi.
C. Nhiệt độ của vật tăng lên. D. Khối lượng và nhiệt độ của vật đều giảm.
Câu 14: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật
C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vật
Câu 15: Với điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa các chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn
A. Khi nhiệt độ giảm. C. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn
B. Khi nhiệt độ tăng. D.Khi thể tích của các chất lỏng nhiều hơn.
Câu 16: Khi cưa thép, đã có sự chuyển hoá và truyền năng lượng nào xảy ra?
A. Cơ năng chuyển hoá thành công cơ học B. Cơ năng chuyển hoá thành động năng
C. Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng D. Cơ năng chuyển hoá thành thế năng
Câu 17: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunphát màu xanh. Sau một thời gian, mặt phân cách nước và dung dịch đồng sunphát mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A. Do giữa các phân tử nước có khoảng cách.
B. Do giữa các phân tử đồng sunphát có khoảng cách.
C. Do hiện tượng khuếch tán giữa nước và dung dịch đồng sunphát.
D. Do một nguyên nhân khác.
Câu 18: Đổ 250 cm3 rượu vào 200 cm3 nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước với thể tích:
A. Nhỏ hơn 450 cm3. B. Bằng hoặc lớn hơn 450 cm3.
C. Lớn hơn 450 cm3. D. Bằng 450 cm3.
Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn độn, không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự tạo thành gió.
B. Đường tan vào nước.
C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
D. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
Câu 20: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây,sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt ?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp đến người ngồi gần bếp.
C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị đun nóng sang đầu không bị đun nóng của một thanh đồng.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 21: Sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém.
A. Đồng, nước, thuỷ tinh, không khí. B. Đồng, thuỷ tinh, nước, không khí.
C. Thuỷ tinh, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, đồng, thuỷ tinh.
File đính kèm:
- BT Chu de 2 NHIET HOC tiep .docx