Bài tập chương 1 môn hóa

Bài 1: Hợp chất Ba(NO3)X có phân tử khối là 261, Ba có nguyên tử khối là 137 và hoá trị II. Tính hoá trị của nhóm (NO)3.

Bài 2. Hợp chất AlX(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là bao nhiêu?

Bài 3. Phân tử khối của đồng sunfat là 160 đvC. Trong đó có một nguyên tử Cu có nguyên tử khối là 64, một nguyên tử S có nguyên tử khối là 32, còn lại là nguyên tử oxi. Công thức phân của hợp chất là như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chương 1 môn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập chương I Bài 1: Hợp chất Ba(NO3)X có phân tử khối là 261, Ba có nguyên tử khối là 137 và hoá trị II. Tính hoá trị của nhóm (NO)3. Bài 2. Hợp chất AlX(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là bao nhiêu? Bài 3. Phân tử khối của đồng sunfat là 160 đvC. Trong đó có một nguyên tử Cu có nguyên tử khối là 64, một nguyên tử S có nguyên tử khối là 32, còn lại là nguyên tử oxi. Công thức phân của hợp chất là như thế nào? Bài 4. Trong 1 tập hợp các phân tử đồng sunfat (CuSO4) có khối lượng 160000 đvC. Cho biết tập hợp đó có bao nhiêu nguyên tử mỗi loại. Bài 5. Phân tử canxi cacbonat có phân tử khối là 100 đvC , trong đó nguyên tử canxi chiếm 40% khối lượng, nguyên tố cacbon chiếm 12% khối lượng. Khối lượng còn lại là oxi. Xác định công thức phân tử của hợp chất canxi cacbonat? Bài 6. Phân tử khối của đồng oxit và đồng sunfat có tỉ lệ 1/2. Biết khối lượng của phân tử đồng sunfat là 160 đvC. Xác định công thức phân tử đồng oxit? Bài 7. Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Xác định công thức phân tử của hợp chất M. Bài 8. Một hợp chất khí Y có phân tử khối là 58 đvC, cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H trong đó nguyên tố C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Tìm công thức phân tử của hợp chất. Bài 9. oxit của kim loại ở mức hoá trị thấp chứa 22,56% oxi, còn oxit của kim loại đó ở mức hoá trị cao chứa 50,48%. Tính nguyên tử khối của kim loại đó. Bài 10. Xác định hoá trị của kimloại, biết nguyên tử khối của nó bằng 204,4 và muối clỏua của nó chứa 14,8% clo. Bài 11. Một nhôm oxit có tỉ số khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5:4. Công thức hoá học của nhôm oxit đó là gì? Bài 12. Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Hỏi nguyên tố X là nguyên tố nào? Bài 13. Một nguyên tử M kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành hợp chất với hiđrô. Trong phân tử, khối lượng H chiếm 17,65%. Hỏi nguyên tố M là gì? Bài 14. Hai nguyên tử Y kết hợp với 3 nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 30% về khối lượng. Hỏi nguyên tố X là nguyên tố nào? Bài 15. Một hợp chất có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Thành phần của hợp chất có 42,6% là nguyên tố C, còn lại là nguyên tố oxi. Xác định về tỉ lệ số nguyên tử của C và số nguyên tử oxi trong hợp chất. Bài 16. Một hợp chất có phân tử khối bằng 62 đvC. trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Xác định về tỉ lệ số nguyên tử của O và số nguyên tử Na trong hợp chất. Bài 17. Một hợp chất có thành phần gồm 2 nguyên tố Fevà O. Thành phần của hợp chất có 70% là nguyên tố Fe còn lại là nguyên tố oxi. Xác định về tỉ lệ số nguyên tử của Fe và số nguyên tử oxi trong hợp chất. Bài 18. Xét các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? a) Cho vôi sống (CaO) hoà tan vào nước. b) Đinh sắt để trong không khí bị gỉ. c) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. đ) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua. Bài 19. Khi chiên mỡ có sự biến đổi như sau: trước hết một phần mỡ bị chảy lỏng và nếu tiếp tục đun quá lửa mỡ sẽ khét. Trong 2 giai đoạn trên, giai đoạn nào có sự biến đổi hoá học? Giải thích? Bài 20. Cho 112g Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric(HCl) tạo thành 245g sắt (II) clorua (FeCl2) và 4g khí hiđro bay lên. Khối lượng axit clohiđric(HCl) đã dùng là bao nhiêu? Bài 21. Xét các hiện tượng sau hiện tượng nào là hiện tượng hoá học: trứng bị thối, mực hoà tan vào nước, tẩy màu vải xanh thành trắng. Bài 22. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy. Hiện tượng đó là hiện tượng gì? Bài 23. Rượu để hở lâu ngày trong không khí thường bị chua. Có thể xem hiện tượng trên là sự biến đổi hoá học không? Tại sao? Bài 24. Xét các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? a) Sự tạo thành 1 lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng. b) Sự tạo thành chất bột màu xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh. c) Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ 1 lớp màu đen. Bài 25. Cho sơ đồ các phản ứng hoá học sau đây: a) Na2CO3 + MgCl2 -> MgCO3 + NaCl. b) HNO3 + Ca(OH)2 -> Ca(NO)2 + H2O c) H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + HCl d) H3PO4 + Ca(OH)2 -> Ca3(PO)4 + H2O Hãy viết thành phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học lập được. Bài 26. Cho 8,4g bột sắt cháy hết trong 22,4 lít khí oxi (đktc) tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4). a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng oxit sắt từ tạo thành. Bài 27. Bột nhôm cháy theo phản ứng: Nhôm + khí oxi à Nhôm oxit (Al2O3) a) Viết phương trình phản ứng b) Cho biết khối lượng nhôm đã phản ứng là 54g và khối lượng Nhôm oxit (Al2O3) sinh ra là 102g. Tính thể tích khí oxi đã dùng. Bài 28. Cho 27g Al tác dụng với dung dịch axit sunfuric (H2SO4) cho 171g muối nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và 3g hiđrô. a) Viết phương trình phản ứng b) Tính khối lượng axit sunfuric. Bài 29. Cần bao nhiêu cacbon oxit tham gia phản ứng với 160 tấn Fe2O3? Biết rằng sau pảhn ứng có sắt và khí cacbonic tạo thành. Bài 30. Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng nung đá vôi (CaCO3). Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là 0,45 tấn. Tính hiệu suất phản ứng.

File đính kèm:

  • doc30 bai tap chuong I lop 8.doc
Giáo án liên quan