Câu 1: Chọn câu sai
A. Chất rắn kết kinh có cấu trúc mạng tinh thể xác định.
B. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau thì có tính chất của chất kết tinh khác nhau.
C. Các chất khác nhau có mạng tinh thể khác nhau.
D. Cùng một chất mạng tinh thể phải giống nhau.
Câu 2: Chọn câu sai
Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh có đặc điểm
A. Các phân tử chuyển động hỗn độn tự do.
B. Các phân tử luôn dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng xác định.
C. Nhiệt độ càng cao phân tử dao động càng mạnh.
D. ở 00C phân tử vẫn dao động.
Câu 3: Chọn đáp án đúng
A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc mạng tinh thể.
B. Chuyển động nhiệt của các phân tử vật rắn vô định hình giống chuyển động nhiệt của vật rắn kết tinh.
C. Chất vô định hình có tính dị hướng.
D. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chương VII: Chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII: Chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể
Bài 50: chất rắn
Câu 1: Chọn câu sai
Chất rắn kết kinh có cấu trúc mạng tinh thể xác định.
Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau thì có tính chất của chất kết tinh khác nhau.
Các chất khác nhau có mạng tinh thể khác nhau.
Cùng một chất mạng tinh thể phải giống nhau.
Câu 2: Chọn câu sai
Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh có đặc điểm
Các phân tử chuyển động hỗn độn tự do.
Các phân tử luôn dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng xác định.
Nhiệt độ càng cao phân tử dao động càng mạnh.
ở 00C phân tử vẫn dao động.
Câu 3: Chọn đáp án đúng
Vật rắn vô định hình không có cấu trúc mạng tinh thể.
Chuyển động nhiệt của các phân tử vật rắn vô định hình giống chuyển động nhiệt của vật rắn kết tinh.
Chất vô định hình có tính dị hướng.
Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Bài 51: Biến dạng của vật rắn
Câu 1: Khi bắn cung người ta kéo dây cung thì cánh cung bị biến dạng:
Biến dạng kéo.
Biến dạng lệch.
Biến dạng đàn hồi.
Biến dạng dẻo.
Câu 2: Kéo dãn một lò xo bằng thép các đoạn nhỏ của lò xo bị biến dạng gì?
Biến dạng kéo.
Biến dạng đàn hồi.
Biến dạng uốn
Biến dạng xoắn
Câu 3: Trên hình 51.1a biến dạng của dây phơi ở ngay chỗ mắc áo móc vào là biến dạng:
Biến dạng kéo.
Biến dạng uốn.
Biến dạng đàn hồi.
Biến dạng xoắn.
Câu 4: Sợi dây thép nào dưới đây chịu biến dạng dẻo khi ta treo vào nó một vật nặng có khối lượng 5kg (Lấy g = 10m/s2)
Sợi dây thép có tiết diện 0,05 mm2.
Sợi dây thép có tiết diện 0,10 mm2.
Sợi dây thép có tiết diện 0,20 mm2.
Sợi dây thép có tiết diện 0,25 mm2.
Cho biết giới hạn đàn hồi và giới hạn bền của thép là 344.106Pa và 600.106Pa.
Câu 5: Một sợi dây kim loại dài 1,8m có đường kính 0,8mm. Người ta dùng nó để treo một vật nặng. Vật này tạo nên một lực kéo dây bằng 25N và làm dây dài thêm một đoạn bằng 1mm . Suất Iâng của kim loại đó là:
8,95.1010Pa
7,75.1010Pa
9,25.1010Pa
8,50.1010Pa
Câu 6: Một thanh trụ đường kính 5cm làm bằng nhôm có suất Iâng là E = 7.1010Pa. Thanh này đặt thẳng đứng trên một đế rất chắc để chống đỡ một mái hiên. Mái hiên tạo một lực nén thanh là 3450N. Hỏi độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu?
0,0075%
0,0025%
0,0050%
0,0065%
bài 52: sự nở vì nhiệt
Câu 1: Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để:
Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe.
Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe.
Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe.
Câu 2: Một tấm kim loại hình chữ nhật ở giữa có đục thủng một lỗ tròn. Khi ta nung nóng tấm kim loại này thì đường kính của lỗ tròn:
Tăng lên.
Giảm đi
Không đổi.
Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc bản chất của kim loại.
Câu 3: Mỗi thanh ray đường sắt dài 10m ở nhiệt độ 200C. Phải để một khe hở nhỏ nhất là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh giãn ra:
1,2 mm
2,4 mm
3,3 mm
4,8 mm
Câu 4: Một ấm nhôm có dung tích 2l ở 200C. Chiếc ấm đó có dung tích là bao nhiêu khi nó ở 800C?
2,003 lít
2,009 lít
2,012 lít
2,024 lít
bài 53: chất lỏng, hiện tượng căng mặt ngoài
Câu 1: Cấu trúc phân tử của chất lỏng có các đặc điểm nào dưới đây
Các phân tử ở gần nhau, khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử.
Các phân tử ở xa nhau, khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước phân tử.
Các phân tử sắp xếp ở những vị trí cân bằng xác định, sau một thời gian nhất định lại di chuyển từ vị trí cân bằng này sang vị trí cân bằng khác.
Bao gồm các đáp án a và c.
Câu 2: Chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng có đặc điểm
Các phân tử chuyển động tự do.
Các phân tử chỉ dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng.
Các phân tử chỉ dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng xác định, sau một khoảng thời gian nhất định phân tử chuyển từ vị trí cân bằng này sang vị trí cân bằng khác.
Các đáp án a, b, c đều sai
Câu 3: Chọn câu sai
Lực căng mặt ngoài có các đặc điểm :
Phương vuông góc với bề mặt của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng.
Phương trùng với tiếp tuyến của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng.
Chiều có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt thoáng.
Độ lớn tỉ lệ với chiều dài đường giới hạn mặt thoáng.
Câu 4: Một cọng rơm dài 8cm nổi trên mặt nước. Người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước ( Nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên của cọng rơm ). Hỏi cọng rơm di chuyển về phía nào? Lực tác dụng vào cọng rơm là bao nhiêu?
Cho hệ số căng mặt ngoài của nước và của xà phòng lần lượt là 75.10-3N/m và 40.10-3N/m
Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 2,8.10-3N
Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 1,5.10-3N
Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 1,5.10-3N
Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 2,8.10-3N
Câu 5: Có 40 giọt nước rơi ra từ đầu dưới của một ống nhỏ giọt có đường kính trong là 2mm. Tổng khối lượng của các giọt nước là 1,9g. Lấy g = 10m/s2, coi trọng lượng của mỗi giọt khi rơi đúng bằng lực căng mặt ngoài đặt lên vòng tròn trong của ống nhỏ giọt. Hệ số căng mặt ngoài của nước là:
72,3.10-3N/m
75,6.10-3N/m
78,8.10-3N/m
70,1.10-3N/m
Bài 54: sự dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn
Câu 1: Chọn câu đúng
Chất lỏng dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Chất lỏng dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Chất lỏng không dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Hai đáp án b và c đúng.
Câu 2: Chọn câu sai
Hiện tượng mao dẫn xảy ra khi
ống thủy tinh tiết diện nhỏ hai đầu hở, nhúng một đầu thẳng đứng xuống chậu nước.
ống thủy tinh tiết diện nhỏ một đầu kín một đầu hở, nhúng đầu hở của ống thẳng đứng xuống chậu nước.
Nhúng một mảnh vải nhỏ xuống chậu nước.
Các phương án trên đều sai.
Câu 3: Trường hợp nào mực chất lỏng dâng lên ít nhất trong ống thủy tinhkhi
Nhúng nó vào nước ( r1 = 1000 kg/m3, s1 = 0,072 N/m )
Nhúng nó vào xăng ( r2 = 700 kg/m3, s2 = 0,029 N/m )
Nhúng nó vào rượu ( r3 = 790 kg/m3, s3 = 0,022 N/m )
Nhúng nó vào ête ( r4 = 710 kg/m3, s4 = 0,017 N/m )
Câu 4: Nhúng một ống mao dẫn có đường kính trong 1 mm vào trong nước, cột nước dâng lên trong ống cao hơn so với bên ngoài ống là 32,6 mm. Hệ số căng mặt ngoài của nước là:
70,2.103 N/m
75,2.10-3 N/m
79,6.103 N/m
81,5.10-3N/m
Câu 5: Một ống mao dẫn khi nhúng vào trong nước thì cột nước trong ống dâng cao 80mm, khi nhúng vào trong rượu thì cột rượu dâng cao bao nhiêu? Biết khối lượng riêng và hệ số căng mặt ngoài của nước và rượu là r1 = 1000 kg/m3, s1 = 0,072 N/m và r2 = 790 kg/m3, s2 = 0,022 N/m.
27,8 mm
30,9 mm
32,6 mm
40,1 mm
Câu 6: Một phong vũ biểu thủy ngân có đường kính trong là 2 mm . Mực thủy ngân trong ống dâng cao 760 mm. áp suất thực của khí quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân hoàn toàn không làm ướt ống.
Cho hệ số căng mặt ngoài của thủy ngân là 470.10-3N/m, gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
753 mmHg
760 mmHg
767 mmHg
774 mmHg
bài 55: sự chuyển thể, sự nóng chảy và đông đặc
Câu 1: Thả một cục nước đá có khối lượng30g ở 00C vào cốc nước có chứa 0,2 lít nước ở 200C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc, nhiệt dung riêng của nước 4,2 J/g.K, khối lượng riêng của nước là r = 1 g/cm3, nhiệt nóng chảy của nước đá là l = 334 J/g Nhiệt độ cuối của cốc nước là:
00C
50C
70C
100C
Câu 2: Có một tảng băng đang trôi trên biển. Phần nhô lên của tảng băng ước tính là 250.103 m3. Biết thể tích riêng của băng là 1,11 l/kg và khối lượng riêng của nước biển là 1,05 kg/l. Thể tích phần chìm của tảng băng là:
151.104 m3
750.103 m3
125.104 m3
252.104 m3
Câu 3: Để xác định gần đúng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi khi sôi ( ở 1000C ) một em học sinh đã làm thí nghiệm sau:
Cho 1 lít nước ( Coi là 1 kg nước ) ở 100C vào ấm rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo dõi thời gian đun, em học sinh đó ghi chép được các số liệu sau:
Để đun nước nóng từ 100C đến 1000C cần 18 phút.
Để cho 200g nước trong ấm hóa thành hơi khi sôi cần 23 phút.
Bỏ qua nhiệt dung của ấm, nhiệt dung riêng của nước là 4,2 kJ/kg.
Từ thí nghiệm trên tính được nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi ở nhiệt độ sôi 1000C là:
2052 kJ
1756 kJ
2415 kJ
1457 kJ
bài 56: sự hóa hơi và sự ngưng tụ
Câu 1: Chọn câu sai
Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng.
Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng.
Sự bay hơi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Câu 2: Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái
Trong không gian chứa hơi không có chất lỏng.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang mạnh hơn quá trình ngưng tụ.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình ngưng tụ đang mạnh hơn quá trình bay hơi.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang cân bằng với quá trình ngưng tụ.
Câu 3: Chọn câu sai
áp suất hơi bão hòa tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt.
áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
áp suất hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ.
áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Câu 4: Chọn câu sai
Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ mà tại đó chất khí hóa lỏng.
Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ lớn nhất tại đó chất khí hóa lỏng.
Nhiệt độ tới hạn phụ thuộc bản chất của chất khí.
Không thể hóa lỏng chất khí ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn.
Câu 5: Dùng ẩm kế khô ướt để đo độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt kế khô chỉ 240C, nhiệt kế ướt chỉ 200C. Độ ẩm tương đối của không khí là:
77%
70%
67%
61%
Câu 6: Không gian trong xilanh ở bên dưới pit – tông có thể tích V0 = 5 lít chứa hơi nước bão hòa ở 1000C. Nén hơi đẳng nhiệt đến thể tích V = 1,6 lít. Khối lượng nước ngưng tụ là:
1,745 g
2,033 g
2,134 g
2,447 g
Cho hơi nước bão hòa ở 1000C có khối lượng riêng là 598,0 g/m3.
Câu 7: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10 g hơi nước ở 1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 200C. Nhiệt độ cuối của hệ là 400C, biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là:
2,02.103 kJ/kg
2,27.103 kJ/kg
2,45.103kJ/kg
2,68.103kJ/kg
Câu 8: ở 300C không khí có độ ẩm tương đối là 64%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí này là:
a = 19,4 g/m3 và t0 = 200C
a = 21,0 g/m3 và t0 = 250C
a = 19,4 g/m3 và t0 = 220C
a = 22,3 g/m3 và t0 = 270C
Bài 57: thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
Câu 1: Chọn câu đúng
ở phương án 1 có thể dùng lực để thay cho cân đòn.
ở phương án 2 có thể dùng cân đòn để thay cho lực kế.
ở phương án 1 không thể dùng lực để thay cho cân đòn.
ở phương án 1 không thể dùng lực để thay cho cân đòn, vì nước cất khác nước xà phòng.
Câu 2: Suất căng mặt ngoài phụ thuộc vào
Hình dạng bề mặt chất lỏng.
Bản chất của chất lỏng.
Nhiệt độ của chất lỏng.
Bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
File đính kèm:
- Bai tap TN L10 Chuong 7 CN.doc