Câu 1: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 để đo thể tích một viên đá và một bù loong.
Sau khi thả viên đá vào, mức chất lỏng trong bình chia độ chỉ 88cm3. Sau đó thả tiếp bù loong, mức chất lỏng chỉ 97cm3. Tính thể tích viên đá và bù loong ?
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Đo thể tích vật rắn không thấm nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
- Nếu vật rắn có hình dáng xác định, ta sử dụng các công thức tính thể tích.
- Nếu vật rắn có hình dáng bất kì và không thấm nước, ta dùng bình chia độ, bình tràn.
Câu 1: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 để đo thể tích một viên đá và một bù loong.
Sau khi thả viên đá vào, mức chất lỏng trong bình chia độ chỉ 88cm3. Sau đó thả tiếp bù loong, mức chất lỏng chỉ 97cm3. Tính thể tích viên đá và bù loong ?
Câu 2: Hãy viết các công thức tính thể tích các vật rắn sau :
Câu 3: Cho một bình chia độ, một chiếc nút bấc, một quả bóng bàn. Hãy tìm cách xác định thể tích của nút bấc và quả bóng bàn.
Câu 4: Làm thế nào để xác định thể tích của một chiếc đinh nhỏ.
Câu 5: Lấy 71cm3 đổ vào 100 cm3 nước. Thể tích của cát và nước là:
A- 171 cm3
B- lớn hơn 171 cm3
C- nhỏ hơn 171 cm3
Câu 6: Em hãy làm thí nghiệm chứng tỏ một mẫu chì bị biến dạng thì hình dáng thay đổi nhưng thể tích không thay đổi.
Dụng cụ: bình chia độ, nước, mẫu chì, búa.
✍ Hướng dẫn
Câu 1: Thể tích của viên đá: 88cm3 – 55cm3 = 33cm3.
Thể tích của bù loong: 97cm3 – 88cm3 = 9cm3
Câu 2: Hình lập phương : V = a ´ a ´ a
Hình hộp : V = a ´ b ´ c
Hình trụ : V = 3,14 ´ R2 ´ h
Hình cầu : V = ´ 3,14 ´ R3.
Câu 3: Nút bấc nổi trên mặt nước, vì vậy dùng kim nhỏ xuyên qua nút bấc rồi ấn nhẹ nút bấc xuống nước.
Quả bóng bàn cũng nổi trên mặt nước, nhưng trơn và trượt không thể lấy kim ấn như nút bấc được. Vì vậy ta có thể tiến hành các phương án sau :
Lấy dây thép uốn thành ngàm có 3 chân để đẩy quả bóng xuống nước.
Đổ nước cho đầy bình chia độ. Bỏ quả bóng bàn trên mặt nước. Dùng một miếng bìa cứng phẳng đặt lên quả bóng bàn và ấn xuống sao cho mặt bìa nằm sát với miệng bình.
Lấy tấm bìa và quả bóng bàn ra, độ giảm của mực nước trong bình chia độ chính là thể tích quả bóng bàn.
Câu 4: Lấy một nắm đinh, bỏ vào bình chia độ. Thể tích mỗi chiếc đinh là thể tích phần nước dâng lên chia cho số đinh. Số đinh càng nhiều, kết quả càng chính xác.
Câu 5: Nhỏ hơn 171 cm3 vì nước sẽ len lỏi vào những phần trống giữa những hạt cát.
Câu 6: Dùng bình chia độ đo thể tích ban đầu của mẫu chì. Sau đó dùng búa đập cho mẫu chì biến dạng rồi đo lại thể tích.
Cũng giống như khối lượng, trước đây, người ta dùng nhiều loại đơn vị đo thể tích khác nhau. Năm 1790, Pháp đã đề nghị sử dụng đơn vị cơ bản đo thể tích là m3và các ước số là dm3, cm3, mm3. Một số nước sau đó đã chấp nhận hệ thống đơn vị này. Tuy nhiên nước Anh và các nước thuộc Liên hiệp Anh vẫn giữ hệ thống đơn vị truyền thống của mình vì vậy trên thế giới hiện nay còn nhiều đơn vị đo thể tích khác nhau. Một ba-ren bằng 159l là đơn vị thông dụng để mua bán dầu. Để đo thể tích tàu hàng người ta còn dùng đơn vị “tôn-nô” có giá trị là 2,83m3 ( Ở Châu Âu tôn-nô là thùng đựng rượu).
Hãy tìm cách xác định thể tích của một quả cam.
File đính kèm:
- Bai tap Do the tich vat ran.doc