Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Khối lượng. Đo khối lượng

- Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.

- Đơn vị cơ bản của khối lượng là kg. Ngoài ra còn có các đơn vị :

 1gam (g) = 0,001kg

 1miligam (mg) = 0,001g = 0,000001kg

 1 lạng = 100g; 1 tạ = 100kg; 1 tấn = 1000kg

- Để đo khối lượng của vật, người ta chủ yếu dùng cân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Khối lượng. Đo khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI LƯỢNG. ĐO KHỐI LƯỢNG - Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Đơn vị cơ bản của khối lượng là kg. Ngoài ra còn có các đơn vị : 1gam (g) = 0,001kg 1miligam (mg) = 0,001g = 0,000001kg 1 lạng = 100g; 1 tạ = 100kg; 1 tấn = 1000kg - Để đo khối lượng của vật, người ta chủ yếu dùng cân. Câu 1: Đúng hay sai : a) Đơn vị của khối lượng là gam. b) Cân dùng để đo khối lượng của vật. c) Cân luôn luôn có hai đĩa. d) Một tạ bằng 100kg. e) Một tấn bằng 100 tạ. f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn một tạ sắt. Câu 2 -Hãy điền các giá trị vào hàng bên cạnh cho thích hợp : 4 tấn, 500mg, 50g, 120 tấn. Vật Khối lượng Con voi Viên thuốc Quả trứng gà Máy bay Câu 3: Trên các hình vẽ dưới đây, hãy chỉ ra đâu là cân tiểu li, cân Rôbécvan, cân đồng hồ, cân xách và nêu công dụng của mỗi loại cân đó. (a) (b) (c) (d) Câu 4: -Để đo khối lượng chất lỏng, người ta dùng cân Rôbécvan và tiến hành hai giai đoạn sau : -Đặt cốc lên đĩa A. Để cân nằm cân bằng, người ta đặt lên đĩa B các quả cân 50g, 20g, 5g. -Đổ chất lỏng vào trong cốc. Để cân lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g, đồng thời thêm quả cân 10g. Tính khối lượng chất lỏng. 125g Câu 5: -Hãy ghi các thông tin cần thiết vào hai hình sau, biết rằng khối lượng chất lỏng là 125g. ? ? Câu 6:-Em hãy đọc các nhãn có ghi khối lượng trên các bao bì hàng hóa. Thế nào là khối lượng tịnh ? Câu 7: Loại ôtô nào có thể đi vào nơi có cắm biển này ? A-Các loại ôtô có khối lượng hàng 5 tấn. B-Các loại ôtô có khối lượng hàng và xe trên 5 tấn. C-Các loại xe ôtô có toàn bộ khối lượng hàng và xe không quá 5 tấn. Câu 8 : Một học sinh thực hiện các phép cân mô tả như trên hình vẽ sau : a) Tính khối lượng của cốc. b) Tính khối lượng của chất lỏng và cốc. c) Tính khối lượng của chất lỏng. Câu 9 : Trên đĩa cân bên phải của một cân Rôbécvan, người ta đặt một bình đựng 100cm3 nước và bình kia 100cm3 rượu. Ở đĩa bên trái tổng khối lượng các quả cân là 302g, khi đó cân nằm cân bằng. Trộn nước và rượu với nhau và cân lại hỗn hợp này. Khối lượng của hỗn hợp là bao nhiêu ? Hãy hoàn thiện hình vẽ dưới đây. Câu 10 : Tính khối lượng mỗi mẩu đường dựa vào hình vẽ sau đây. ✍ Hướng dẫn Câu 1: Các câu sai là c, d, f. Câu 2: Con voi : 4 tấn; Viên thuốc : 500mg Quả trứng gà : 50g; Máy bay : 120 tấn Câu 3: A : cân đồng hồ; B : cân tiểu li, cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài mg đến vài gam; C : cân Rôbécvan, cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam; D : cân xách. Câu 4: Khối lượng của cốc là 75g; khối lượng cốc và chất lỏng là 135g. Vậy khối lượng chất lỏng là : 60g. Câu 5: Trên hình A, đặt các tải trọng (thí dụ như cát) sao cho cân nằm cân bằng. Trên hình B, đặt các quả cân sao cho tổng giá trị của chúng là 125g. Câu 6: Khối lượng tịnh là khối lượng của hàng hoá, không tính khối lượng bao bì. Câu 7: Câu C: Các loại xe ôtô có toàn bộ khối lượng hàng và xe không quá 5 tấn. Bài 8: a) Khối lượng của cốc: 15,6g b) Khối lượng cốc và chất lỏng: 70,2g. c) Khối lượng của chất lỏng: 70,2g-15,6g = 54,6g Bài 9: Khối lượng của hỗn hợp vẫn không đổi, vì vậy ở đĩa cân bên phải, ta phải vẽ thêm các quả cân có khối lượng tổng cộng là 302g. Bài 10: Khi thêm vào đĩa cân bên phải 1g vào thì cân lệch đi 4 độ chia. Vậy một độ chia là 1/4 g = 0,25g. Như vậy, ở hình a, để kim chỉ số không thì phải thêm vào đĩa cân bên phải 0,5g. 25 mẩu đường cân nặng 138,5g, do đó khối lượng một mẩu đường là : = 5,54g. Trước đây, mỗi quốc gia, thậm chí mỗi thành phố có những đơn vị đo khối lượng khác nhau. Năm 1793, người ta quy ước dùng 1cm3 nước ở 00C làm đơn vị khối lượng chuẩn. Năm 1799, lần đầu tiên, người ta dùng đơn vị “ki-lô-gam chuẩn”, là khối lượng của một khối pla-tin hình trụ, có giá trị bằng 1000 lần mẫu trên. Năm 1889, Hội nghị quốc tế Đo lường lần thứ nhất đã quyết định chọn “ ki-lô-gam chuẩn” là khối lượng của một quả cân hình trụ bằng hợp kim pla-tin và iriđi, có đường kính đáy và chiều cao là 39mm. Quả cân mẫu này được đặt tại Viện đo lường quốc tế tại Sèvres, Pháp. Mỗi nước đều có bản sao khối lượng này đặt tại các trung tâm đo lường quốc gia. Nêu phương án để cân khối lượng của khối khí trong một quả bóng đá ?

File đính kèm:

  • docBai tap Khoi luong.doc
Giáo án liên quan