- Lò xo là một vật đàn hồi. Khi bị nén hoặc kéo dãn thì lò xo
có xu hướng trở về vị trí cũ. Khi đó lò xo sẽ tác dụng các lực lên các
vật tiếp xúc (hoặc gắn) và hai đầu của lò xo. Đó là lực đàn hồi.
- Độ biến dạng là phần chiều dài đoạn lò xo dài ra hoặc ngắn đi.
Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Với một số vật,
có những biến dạng không phát hiện được bằng mắt thường.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Lực đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰC ĐÀN HỒI
- Lò xo là một vật đàn hồi. Khi bị nén hoặc kéo dãn thì lò xo
có xu hướng trở về vị trí cũ. Khi đó lò xo sẽ tác dụng các lực lên các
vật tiếp xúc (hoặc gắn) và hai đầu của lò xo. Đó là lực đàn hồi.
- Độ biến dạng là phần chiều dài đoạn lò xo dài ra hoặc ngắn đi.
Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Với một số vật,
có những biến dạng không phát hiện được bằng mắt thường.
Câu 1: Nêu thí dụ về các vật biến dạng đàn hồi.
Câu 2: Các lực nào sau đây là lực đàn hồi ?
A-Lực hút của Trái đất lên các vật.
B-Lực hút của Mặt trời lên Trái đất.
C-Lực kéo của một sợi dây khi treo vật nặng vào.
D-Lực mà cung tác dụng lên mũi tên.
Câu 3: Trong hai cung bị kéo dãn sau đây, cung nào sẽ bắn mũi tên đi xa hơn.
Câu 4: Em hãy xem thử các vật sau đây có tính đàn hồi không ?
- đoạn dây kẽm.
- không khí.
- giường nệm.
- quả bóng căng và quả bóng xì hơi.
Nếu vật không có tính đàn hồi, em hãy nghĩ cách làm cho chúng trở thành các vật đàn hồi ?
Câu 5: Treo các vật có khối lượng như nhau vào lò xo.
a- Lò xo A ở trạng thái tự nhiên. Hãy so sánh lực đàn hồi của lò xo ở các trạng thái B, C, D.
b- Có nhận xét gì về trạng thái lò xo E.
Câu 6: Trên hình : A là lò xo ở trạng thái tự nhiên; B, C, D là lò xo ở trạng thái đang bị kéo dãn. Cho biết lực kéo vào lò xo C là 12N, độ dãn của lò xo D gấp đôi độ dãn của lò xo C, độ dãn của lò xo B bằng 5/6 độ dãn của lò xo C.
Xác định lực đàn hồi của các lò xo còn lại.
Câu 7: Câu hỏi thảo luận
Một bạn học sinh đưa ra giả thiết “tất cả mọi vật trên Trái đất đều có tính đàn hồi”. Bằng các ví dụ cụ thể, em hãy thảo luận với bạn bè để công nhận hay bác bỏ giả thuyết trên.
✍ Hướng dẫn
Câu 1: -Lưỡi cưa bằng thép khi bị uốn cong rồi thả ra thì quay trở lại như cũ.
- Khi đặt vật nặng lên tấm ván thì tấm ván bị cong xuống. Lấy vật nặng ra, tấm ván trở lại như cũ.
Câu 2: C, D.
Câu 3: Cung thứ hai sẽ bắn mũi tên đi xa hơn vì cánh cung bị biến dạng nhiều hơn.
Câu 4: -Giường nệm và quả bong bóng căng là hai vật đàn hồi dễ thấy nhất.
- Nếu uốn sợi dây kẽm rồi buông ra, dây kẽm khồng có tính đàn hồi. Nhưng nếu uốn thành lò xo, lò xo này có tính đàn hồi nhưng rất nhỏ.
- Cho không khí vào một ống tiêm, nén và buông ra. Ta thấy không khí có tính đàn hồi.
Câu 5: - Vì vật cân bằng nên lực đàn hồi cân bằng với trọng lượng. Trọng lượng vật treo ở C gấp 2 lần B, ở D gấp 3 lần B. Vì vậy, lực đàn hồi của lò xo C gấp 2 lần B và D gấp 3 lần B.
Trường hợp E : treo thêm vật vào thì lần này, lò xo dãn nhiều nhất, không giống như 3 trường hợp trên. Lò xo bị mất tính đàn hồi ta nói lò xo bị “mỏi” hay biến dạng dẻo.
Câu 6: - Lò xo A không bị biến dạng nên lực đàn hồi bằng không.
- Lực đàn hồi của C là 12N. ( Vì lò xo ở trạng thái cân bằng nên lực đàn hồi cân bằng với lực kéo).
- Độ dãn của lò xo D gấp đôi độ dãn ở C nên lực đàn hồi ở D là 24N.
- Độ dãn ở B bằng 5/6 độ dãn ở C nên lực đàn hồi B là 10N.
Bê tông (hỗn hợp xi măng, đá, cát) có thể chịu được lực ép rất lớn nhưng không chịu được lực kéo. Thép chịu được lực kéo. Vì vậy, người ta kết hợp bê tông và thép thành bê tông cốt thép thành một vật liệu vừa chịu nén, vừa chịu kéo để đáp ứng các nhu cầu trong xây dựng.
Phương án thí nghiệm : Em hãy nêu phương án để xác định trọng lượng của một vật bằng cách dùng một giá ba chân, một lò xo, một cái thước, một đoạn dây, và chỉ một quả cân ?
File đính kèm:
- Bai tap Luc dan hoi.doc