Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Lực – hai lực cân bằng

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật kia gọi là lực.

 - Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4333 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Lực – hai lực cân bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật kia gọi là lực. - Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều. Câu 1: Bức họa sau đây ở trên bức tường của một ngôi mộ Ai cập mô tả quá trình lao động để xây dựng các Kim tự tháp. Em hãy cho biết có các lực nào ? Câu 2: Em hãy cho các thí dụ phân biệt phương và chiều của lực. Câu 3: Trường hợp nào sau đây, hai lực được gọi là cân bằng : A-Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. B-Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. C-Hai lực khác phương, không mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. D-Hai lực hoàn toàn như nhau tác dụng lên cùng một vật. E-Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật Câu 4: Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên. Chọn câu trả lời đúng. A- Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay A là hai lực cân bằng. B- Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng. C- Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai em học sinh là hai lực cân bằng. D- Các câu A, B, C đều đúng. Câu 5: Tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống : a) Một lực sĩ nâng và giữ quả tạ đứng yên. Lực . . . . . của lực sĩ và . . . . . quả tạ là hai lực cân bằng. b) Một con chim đứng yên trên bầu trời. Lực . . . . . và trọng lượng là hai lực . . . . c) Buộc một hòn sỏi nhỏ vào cái ná thun. Dây thun dãn ra, sau đó hòn sỏi đứng yên. Lực kéo của dây thun và. . . . . của hòn sỏi là hai lực. . . . . . Câu 6: Các vật sau đây nằm cân bằng. Hãy tìm ra lực thứ hai tác dụng lên vật. a) Con chim đậu trên cành cây. Lực thứ nhất là trọng lượng của chim. Lực thứ hai là . . . . . b) Người đi qua chiếc cầu khỉ. Cầu bị cong xuống. Lực thứ nhất là trọng lượng của người. Lực thứ hai là . . . . . c) Chiếc tàu nằm yên trên mặt nước. Lực thứ nhất là trọng lượng con tàu. Lực thứ hai là . . . . . Câu 7: Khi kéo co (câu 2), em học sinh A mạnh hơn em B. Dây bị kéo về phía A. Chọn câu đúng. A- Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay là hai lực không cân bằng. B- Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực không cân bằng. C- Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai em học sinh là hai lực không cân bằng. D- Các câu A, B, C đều đúng. Câu 8: Một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời với vận tốc không đổi. Em hãy phân tích các lực tác dụng lên máy bay và cho biết lực nào cân bằng với lực nào ? ✍ Hướng dẫn Câu 1: Có các lực kéo, lực đẩy, lực nâng. Câu 2: Trên phương nằm ngang có hai chiều : chiều từ trái sang phải và chiều từ phải sang trái. Theo phương thẳng đứng có hai chiều : chiều từ trên xuống và chiều từ dưới lên. Câu 3: Câu E đúng. Câu 4: Hai lực được gọi là cân bằng khi cùng tác dụng vào một vật và làm cho vật đó đứng yên. Trong câu B, hai lực của hai em học sinh tác dụng vào hai phía của dây làm cho dây đứng yên. Vậy câu B đúng. Câu 5: a) lực nâng; trọng lượng. b) lực nâng của không khí ; cân bằng. c) trọng lượng; cân bằng. Câu 6: a) lực nâng của cành cây. b) lực nâng của cầu. c) lực nâng của nước (sau này gọi là lực đẩy Ácsimét). Câu 7: Câu D đúng. Trong trường hợp này, ta phải hiểu : -Hai lực ở câu A và C không cân bằng vì chúng tác dụng lên các vật khác nhau. -Hai lực ở câu B không cân bằng vì chúng cùng tác dụng lên sợi dây nhưng sợi dây không đứng yên. Câu 8: -Trọng lượng của máy bay cân bằng với lực nâng của không khí tác dụng lên cánh. -Vì máy bay có vận tốc không đổi nên lực kéo của động cơ máy bay cân bằng với lực cản của không khí. Một giọt mưa dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi nhanh dần. Nếu rơi từ độ cao 2000m thì vận tốc khi chạm đất là 200m/s. Với vận tốc này, mưa có thể phá hoại cây cối, mùa màng. Trong thực tế, những giọt mưa không làm hư nổi một cánh hoa hồng. Tại sao vậy? Khi vừa mới rơi, lực cản không khí rất nhỏ, trọng lực đóng vai trò chính làm hạt mưa rơi nhanh dần trong khoảng 1 phút. Sau đó lực cản của không khí tăng lên rất nhanh theo vận tốc, cho đến khi lực cản cân bằng với trọng lượng thì vận tốc của giọt mưa không tăng nữa. Câu hỏi thảo luận: Em hãy chia thành hai nhóm để thảo luận nội dung như sau :“ Có 4 lực tác dụng lên vật. Vật đứng yên. - Học sinh A bảo: dứt khoát phải có hai cặp lực cân bằng nhau. - Học sinh B bảo: lực cân bằng nhau chỉ đúng với hai lực mà thôi. Với bốn lực tác dụng lên vật không nhất thiết phải có hai cặp lực cân bằng nhau”. Các em hãy dùng các lực kế cùng tác dụng vào một vật để biện hộ cho lập luận của mình.

File đính kèm:

  • docBai tap Hai luc can bang.doc
Giáo án liên quan