Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Nếu biết khối lượng của vật là m (kilôgam), thì trọng lượng của vật là P =10m (đon vị là niutơn). Cùng một khối lượng nhưng trọng lượng có thể khác nhau tuỳ theo vị trí của vật trên Trái Đất.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Lực kế – phép đo lực – khối lượng và trọng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC –
KHỐI LƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Nếu biết khối lượng của vật là m (kilôgam), thì trọng lượng của vật là P =10m (đon vị là niutơn). Cùng một khối lượng nhưng trọng lượng có thể khác nhau tuỳ theo vị trí của vật trên trái đất.
Câu 1: Đây là một vài loại lực kế thông dụng. Nhìn vào cách cấu tạo , em có thể dự đoán chúng được dùng vào các việc gì ?
D
A B C
Câu 2: Một nhãn hàng hóa có ghi : “Trọng lượng tịnh của hàng hóa là 80g”. Theo em cách ghi này đúng hay sai ?
Câu 3: Lực hút của Mặt trăng nhỏ hơn lực hút của trái đất 6 lần. Điền vào các chỗ trống cho phù hợp (100N, 600N, 60kg).
Một vật khi cân trên mặt đất có khối lượng 60kg. Trọng lượng của vật ở Trái đất là . . . . . niutơn. Khi mang vật ấy lên Mặt trăng thì khối lượng của vật là . . . . . kg, còn trọng lượng của vật là . . . . .
Câu 4: Điền vào các ô còn trống :
Vật
Xe
Quả Trứng
Máy bay
Bao gạo
Viên thuốc
Khối lượng
100 tấn
1mg
Trọng lượng (N)
5000
0,46
450
Câu 5: Hãy tính trọng lượng của một người có khối lượng 50 kg trên các thiên thể sau :
Tên thiên thể
Kim tinh
(Sao Mai)
Hoả tinh
Mộc tinh
Thổ tinh
Thiên vương tinh
Độ lớn của lực hút so với lực hút Trái đất
0,876
0,380
2,332
0,922
0,792
Trọng lượng(N)
Từ kết quả trên, em hãy nêu nhận xét giả sử con người sống trên các hành tinh trên, thì hành tinh nào được coi là tốt nhất nếu muốn trọng lượng gần giống trọng lượng trên Trái đất.
Câu 6: Em thường nghe nói đến trạng thái không trọng lượng, chứ không có trạng thái không khối lượng. Em hiểu vấn đề này như thế nào và cho thí dụ minh họa.
Câu 7: Dùng cân Rôbécvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. Khi đó hai dụng cụ cho cùng một kết quả. Nếu mang cả hai dụng cụ này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ của hai dụng cụ có còn giống nhau nữa không ? Cân nào chỉ đúng ?
✍ Hướng dẫn
Câu 1: Lực kế A là lực kế đơn giản dùng để đo các lực nhỏ cỡ vài chục niutơn.
Lực kế B là lực kế bỏ túi, thường dùng để cân khối lượng các vật.
Lực kế C để đo các lực lớn hơn , đến vài trăm niutơn.
Lực kế D để đo các lực rất lớn đến vài chục ngàn niutơn, có hai móc ở hai bên thường dùng để đo lực kéo của các loại xe.
Câu 2: Đúng hơn là phải ghi khối lượng tịnh. Từ lâu con người đã quen dùng trọng lượng để chỉ “sức nặng của hàng hoá” nhưng đơn vị lại ghi là khối lượng. Trong các bao bì sản phẩm của nước ngoài thường ghi “net weight” hoặc “poids net” và được dịch là trọng lượng tịnh.
Câu 3: 600 N, 60 kg, 100 N
Câu 5:
Tên thiên thể
Kim tinh
(Sao Mai)
Hoả tinh
Mộc tinh
Thổ tinh
Thiên vương tinh
Độ lớn của lực hút so với lực hút Trái đất
0,876
0,380
2,332
0.922
0,792
Trọng lượng(N)
433
190
1166
461
396
Từ bảng trên, ta thấy rằng một người trên mặt đất có trọng lượng 500 N thì ở Thổ tinh người này có trọng lượng là 461N, giá trị này gần với trọng lượng ở mặt đất nhất so với các thiên thể khác.
Câu 6: Khi một vật thoát khỏi lực hút của Trái đất (thí dụ ở rất xa Trái đất) thì khối lượng của vật không đổi, nhưng vật không có trọng lượng, nghĩa là vật không còn sức nặng nữa. Các phi hành gia khi bay quanh Trái đất thì khối lượng không đổi (nếu họ không tăng cân hoặc sụt cân) nhưng ở trạng thái không trọng lượng.
Câu 7: Khi dùng cân Rôbécvan thì dù ở vùng xích đạo hay ở địa cực thì khối lượng các quả cân ở đĩa bên này luôn bằng với khối lượng vật ở đĩa bên kia nên cân vẫn đúng. Còn khi trọng lượng của vật thay đổi thì số chỉ lực kế thay đổi. Vì vậy, ở địa cực, số chỉ của lực kế sẽ khác với ở xích đạo.
Tất cả các vật trên Trái đất đều có trọng lượng. Vậy lớp không khí bao quanh Trái đất có trọng lượng không ?
Trọng lượng của lớp không khí bao quanh Trái đất ép mọi vật xuống. Đó chính là nguyên nhân tạo ra áp suất khí quyển. ( Vật lí lớp 8).
Câu hỏi thảo luận
Hai học sinh ở vùng biển cân hai vật có khối lượng như nhau bằng hai loại cân. Bạn A cân bằng lực kế, bạn B cân bằng cân Rôbécvan. Khi đi chơi vùng núi cao (4000m), thì sau khi cân lại vật bằng hai cân nói trên, số chỉ không còn như nhau nữa. Bạn này đổ lỗi cho cân của bạn kia bị hư. Em hãy làm trọng tài.
File đính kèm:
- Bai tap Luc ke.doc