Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Ròng rọc

-Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

-Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật.

-Trong thực tế, người ta thường dùng palăng, đó là hệ thống gồm nhiều ròng rọc động ghép lại với nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Ròng rọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÒNG RỌC -Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. -Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. -Trong thực tế, người ta thường dùng palăng, đó là hệ thống gồm nhiều ròng rọc động ghép lại với nhau. Câu 1: Em rút ra kết luận gì qua hình vẽ sau đây ? Câu 2: Có ba quả cân như nhau được mắc như bên tạo thành một ròng rọc động. Hệ đứng cân bằng. Qua sơ đồ trên, em hãy rút ra kết luận về tính chất của ròng rọc động ? Câu 3: Giả sử ta dùng ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg. Ta chỉ cần tác dụng một lực bằng bao nhiêu trong các giá trị sau đây : A) 600N B) 100N C) 800N Câu 4: Chọn câu đúng : A-Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực. B-Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định. C-Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực. D-Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực. Câu 5: Trong hình vẽ bên, vật treo có trọng lượng 100N. Lực kế chỉ giá trị là bao nhiêu ? Câu 6: Ròng rọc kép gồm hai ròng rọc có đường kính khác nhau được gắn với nhau. Em hãy quan sát sơ đồ sau và nêu rõ : a) Tác dụng của ròng rọc kép. b) Ròng rọc này tương đương với ròng rọc nào mà em đã học ? Câu 7: Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không ? ✍ Hướng dẫn Câu 1: Ròng rọc cố dịnh chỉ làm thay đổi hướng mà không làm thay đổi độ lớn của lực. Câu 2: Để cân bằng hai quả cân bên trái, ta chỉ cần một quả cân ở bên phải. Với ròng rọc động, ta chỉ cần tác dụng một lực nhỏ hơn để cân bằng với một lực lớn hơn. Câu 3: 100N Câu 4: Câu C đúng. Câu 5: 50N Câu 6: Để giữ một vật 100N, ta cần một lực 50N. Vì vậy ròng rọc này tương đương với một ròng rọc động. Câu 7: Đúng. Điểm tác dụng nằm ở hai mép của ròng rọc, còn điểm tựa chính là trục quay. Palăng là một hệ thống nhiều ròng rọc động ghép lại nhau, dùng để nâng các vật có trọng lượng rất lớn. Số ròng rọc động càng nhiều thì lực nâng càng nhẹ.

File đính kèm:

  • docBai tap Rong roc.doc
Giáo án liên quan