Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc ) ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc).

- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc) khác nhau.

- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó.

- Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8551 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc ) ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc). - Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc) khác nhau. - Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. - Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ? A-Ngọn nến đang cháy. B-Vào mùa xuân, băng tuyết tan ra. C-Xi măng đông cứng lại. D- Hâm nóng thức ăn để mỡ tan ra. Câu 2: Thí nghiệm chứng tỏ nhiệt độ không thay đổi trong quá trình đông đặc. Trộn đá và muối để tạo thành một hỗn hợp sinh hàn rồi cho vào cốc. Cho một ít nước vào một ống nghiệm, đặt ống nghiệm vào hỗn hợp sinh hàn và khuấy nhẹ cho đến khi tạo thành các cục nước đá. Ghi kết quả và nhận xét trong bảng như sau : Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nhiệt độ Nhận xét Câu 3: Từ các thí nghiệm trên điền vào các chỗ trống sau : Nước đá đông đặc ở nhiệt độ…………….0C. Người ta gọi là nhiệt độ………. Trong quá trình đông đặc, …………………….của nước đá không thay đổi. Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ…………….0C. Người ta gọi là nhiệt độ………. Trong quá trình nóng chảy, …………………….của nước đá không thay đổi. Câu 4: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số vật liệu như sau : Vật liệu Cồn Nhôm Thủy ngân Chì Tung-sten Sắt Vàng Nhiệt độ nóng chảy( 0C) -130 660 -39 327 3370 1535 1063 Từ bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau : - Người ta thường chọn kim lọai nào làm dây tóc bóng đèn ? - Để đo nhiệt độ ở các vùng địa cực giá lạnh, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu ? - Vật liệu nào dùng để làm cầu chì (một dụng cụ mà khi nhiệt độ qua hệ thống điện tăng, dụng cụ tự ngắt, bảo vệ an toàn cho máy) ? Câu 5: Một bạn lấy các viên đá ra khỏi tủ lạnh rồi làm thí nghiệm sau. Em hãy sắp xếp thí nghiệm lại theo thứ tự : Câu 6: Nếu nhìn vào các mạch điện trong các thiết bị, máy móc, ta thấy các mối hàn được làm bằng chì ? Tại sao người ta không hàn bằng các vật liệu khác? Câu 7: Chọn các câu đúng : a-Một tảng băng có khối lượng 500kg khi nóng chảy sẽ cho 500kg nước. b-Một khối nước có khối lượng 500kg khi đông đặc sẽ cho 500kg băng đá. c-Một khối nước 500kg khi đông đặc cho 480kg đá. d-500cm3nước khi đông đặc cho 480 cm3 đá. e-500cm3nước khi đông đặc cho 500cm3 đá. f-500cm3nước khi đông đặc cho 550cm3 đá. Câu 8: Để chia vạch chỉ 00C của một nhiệt kế rượu mới chế tạo, hai bạn đã làm theo hai cách như sau : Bạn A: Ngâm nhiệt kế vào nước đá thật lạnh, càng lạnh càng tốt, rượu chỉ mức nào thì mức đó là 00C. Bạn B: Ngâm nhiệt kế vào nước đá đang tan, rượu chỉ mức nào thì mức đó là 00C. Theo em thì bạn nào đúng ? ✍ Hướng dẫn Câu 1: Câu C không liên quan đến sự nóng chảy vì nhiệt độ hạ xuống. Câu 4: Người ta thường chọn Tungsten làm dây tóc bóng đèn vì đây là một chất nóng chảy ở nhiệt độ rất cao. Để đo nhiệt độ ở các vùng địa cực, người ta dùng nhiệt kế rượu, vì nhiệt độ đông đặc của rượu thấp hơn của thủy ngân. Chì được dùng làm cầu chì vì nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại. Khi dòng điện qua thiết bị tăng, dây chì nóng chảy và ngắt mạch điện. Câu 5: E,A, D, B, C. Câu 6: Các linh kiện trên các mạch điện có các tính chất sau: nếu gặp nhiệt độ cao thì dễ bị hư hỏng. Vì vậy phải chọn vật liệu nóng chảy ở nhiệt thấp để hàn các linh kiện lại với nhau. Câu 7: Các câu a,b, f đúng. Khi đông đặc thể tích của nước tăng lên. Câu 8: Bạn A làm sai vì đá lạnh có thể có nhiệt độ thấp hơn 00C. Khi đá đang tan thì nhiệt độ là 00C và không đổi trong suốt quá trình đá tan. Vì vậy bạn B đúng. Nếu băng đá ở hai địa cực tan ra thì mực nước biển sẽ dâng cao 70m. Đó là một thảm hoạ cho Trái đất. Vì vậy nhiệm vụ của tất cả mọi người là phải bảo vệ môi trường, giữ cho khí hậu được ổn định. Để xác định nhiệt độ nóng chảy của chì, một học sinh đã thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên bằng cách lấy chì bỏ vào trong ống nghiệm và đun nóng. Dựa vào hình vẽ, em hãy : -Sắp xếp các ống nghiệm theo thứ tự thời gian. - Xác định giá trị nhiệt độ ở các ống nghiệm còn lại. ? ?

File đính kèm:

  • docBai tap Nong chay va dong dac.doc
Giáo án liên quan