Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Tổng kết chương II Nhiệt học

ÔN TẬP

Câu 1: Ở tâm của một đĩa bằng nhôm có một lỗ nhỏ. Nếu nung nóng đĩa thì :

 a) Đường kính của lỗ không thay đổi.

b) Đường kính của lỗ tăng.

 c) Đường kính của lỗ giảm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Tổng kết chương II Nhiệt học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT CHƯƠNG II ÔN TẬP Câu 1: Ở tâm của một đĩa bằng nhôm có một lỗ nhỏ. Nếu nung nóng đĩa thì : a) Đường kính của lỗ không thay đổi. b) Đường kính của lỗ tăng. c) Đường kính của lỗ giảm. Câu 2: Qua bảng sau đây, em hãy cho biết chất nào dãn nở nhiều nhất, ít nhất ? Chất Thể tích ở 00C (cm3) Thể tích ở 400C (cm3) Dầu mỏ 2000 2073 Thủy ngân 3000 3021 Rượu 6000 6264 Câu 3 : Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau đây : Chất khí nở vì nhiệt . . . . hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất . . . Câu 4 : Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây ? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 5: Muốn rót nước nóng vào cốc thủy tinh, để khỏi vỡ, ta có thể làm theo các cách nào sau đây ? A-Rót một ít nước ấm vào cốc rồi tráng đều cốc trước khi đổ nước nóng vào. B-Rót từ từ, nhẹ nhàng để cốc nóng đều. C-Thả một chiếc thìa vào trong cốc. D-Cho vào cốc ít nước đá rồi mới rót nước nóng vào cốc. Câu 6: Trong một thí nghiệm đun nóng sôi nước, người ta vẽ được đồ thị sau. Em hãy mô tả quá trình này theo từng giai đoạn. Từ đồ thị ta có thể rút ra nhận xét gì về nhiệt độ sôi của nước ? Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự bay hơi ? A- Ngọn nến đang cháy. B- Các giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm. C- Sáp nến đông cứng lại. D- Các bọt khí xuất hiện trên mặt nước và vỡ ra. E- Muối biển đọng lại trên ruộng. Câu 8: Câu nào sau đây là sai. Nếu sai em hãy cho biết tại sao ? A-Băng phiến nóng chảy ở 800C. B- Nước tăng thể tích khi đông đặc. C-Khi bay hơi, nhiệt độ của nước không thay đổi. D-Trong quá trình sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. E-Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. Câu 9: Một băng kép được cấu tạo bởi hai vật liệu có độ dãn nở vì nhiệt khác nhau, hàn dính lại nhau. Ở băng kép trong hình vẽ dưới đây thì lớp L1 dãn nở nhiều hay ít hơn lớp L2 ? Em hãy nêu một vài ứng dụng của băng kép trong kỹ thuật và trong đời sống. Ô chữ NHIỆT HỌC 1 2 3 4 5 6 7 Hàng ngang 1- Nhiệt kế . . . . . . . . . . dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. 2- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng . . . . . . . . . . 3* Nhiệt độ của chất lỏng khi chuyển sang thể hơi bằng hiện tượng sôi. 4- Thể tích khối khí giảm khi gặp . . . . . . . . . . 5- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể . . . . sang thể rắn. 6- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng . . . . vì nhiệt của các chất. 7- Bộ phận chủ yếu trong cái ngắt điện tự động (hoạt động dựa vào tính chất dãn nở vì nhiệt). Hàng dọc ( ô được tô đậm) Một dạng tồn tại của vật chất, ở trạng thái trung gian giữa thể rắn và thể khí. HƯỚNG DẪN VUI ĐỂ HỌC VÀ Ô CHỮ Vui để học bài 2, trang 9: Gợi ý: - Dùng thước đo từ gốc lên 1m rồi đánh dấu. - Lùi ra xa, cầm thước đưa vào khoảng tầm tay trước mắt rồi đếm 1m trên cây và chiều cao của cây chiếm bao nhiêu vạch mm trên thước. Biết được tỷ lệ số vạch trên sẽ ước lượng được chiều cao của cây. Vui để học bài 3, trang 13: Gợi ý: - Cách 1 : Nhúng bông lau bảng trong nước, nước sẽ thấm vào các phần rỗng. Lấy bông lau bảng ra rồi vắt lấy nước, đo thể tích của nước. Cách này không chính xác lắm vì khi vừa lấy bông lau bảng ra khỏi nước, nước đã chảy ra khỏi bông rồi. - Cách 2 : Đổ nước vào một bình chia độ. Thả bông lau bảng nhanh vào trong nước, nước chưa kịp thấm vào bông, ghi nhanh giá trị của mực nước. Sau đó nước thấm vào bông lau bảng, mực nước hạ xuống. Thể tích phần rỗng của bông là hiệu của hai mực nước này. Vui để học bài 5, trang 21: Gợi ý: - Cân quả bóng căng, khối lượng là m1 - Sau đó cho quả bóng xì hết không khí. Khối lượng quả bóng là m2. Khối lượng không khí trong quả bóng là m1 – m2. Vui để học bài 6, trang 25: Gợi ý: Dùng 4 lực kế tác dụng lên cùng một vật. Lực kế 1 và 2 kéo vật về phía bên phải. Lực kế 3 và 4 kéo vật về phía bên trái. Giữ cho vật cân bằng. Sẽ có hai trường hợp xảy ra : - Trường hợp 1 : các lực của lực kế 1 cân bằng với lực kế 3 và của lực kế 2 cân bằng với lực kế 4 . Vậy bạn A không sai. - Trường hợp 2: lực này không cân bằng với lực kia, nhưng vật vẫn cân bằng. Khi đó ta nói tác dụng kéo vật về bên trái của hai lực kế 1 và 2 cân bằng với tác dụng kéo vật về phía bên phải của hai lực kế 3 và 4. Ta có thể kết luận như sau : “ Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật mà vật vẫn đứng yên thì tác dụng các lực theo hướng này cân bằng với tác dụng của các lực theo hướng ngược lại”. Như vậy ta có thể nói, tác dụng của hai lực 2 và 3 theo hướng đi xuống cân bằng với tác dụng của hai lực 1 và 4 theo hướng lên trên. Vui để học bài 7, trang 29: Gợi ý: Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động mà là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động. Một chiếc đang chạy, dưới tác dụng của lực cản thì chuyển động chậm dần và dừng lại. Trong trường hợp này, lực không “gây” mà “hãm” chuyển động lại. Vui để học bài 9, trang 36: Gợi ý: Mắc lò xo vào giá ba chân. -Lúc đầu, treo quả cân vào lò xo, đo độ dãn x1 của lò xo. -Sau đó treo vật vào lò xo. Đo độ dãn x2 của lò xo. Biết được trọng lượng quả cân, biết được x2 bằng bao nhiêu lần x1, ta sẽ tìm được trọng lượng của vật. Vui để học bài 10, trang 39: Gợi ý: xem hướng dẫn câu 7 (trang 39) Vui để học bài 13, trang 46: Gợi ý: Có thể cưa các khúc cây thành các mẫu gỗ hình tròn, khoan một lỗ ổ tâm, luồn đinh hoặc dây thép qua thì tạo nên ròng rọc cố định. (Có thể dùng các ống chỉ cũ ). Dùng ròng rọc cố định ta có thể : - Ngồi trong nhà mà vẫn đóng cổng hoặc mở cổng. - Kéo cửa líp lên xuống. Vui để học bài 12, trang 43: Gợi ý: Nếu thể tích và khối lượng của vật không đổi thì khối lượng riêng của vật không đổi, không phụ thuộc vào vật ở đâu trên Trái đất. Trọng lượng riêng là trọng lượng của một đơn vị thể tích của vật. Vì trọng lượng của vật thay đổi tùy theo vị trí trên Trái đất nên trọng lượng riêng cũng thay đổi theo. Vui để học bài 15, trang 53: Gợi ý: Khối lượng Trái đất 6 000 000 000 000 000 000 000 000 kg Xem Trái đất có trọng lượng 60 000 000 000 000 000 000 000 000 N Lực tác dụng của Ácsimét lên cánh tay đòn : 600N Tay đòn dài dài hơn tay đòn ngắn 100 000 000 000 000 000 000 000 lần Nếu đầu mút treo Trái đất di chuyển 1cm thì đầu mút (điểm tác dụng của lực bàn tay) di chuyển 1 000 000 000 000 000 000 km Nếu đi bộ thì phải mất 2ngàn tỉ năm. Vui để học bài 18, trang 65: Gợi ý: Khi nóng, ống đồng thau nở nhiều hơn que Inva khiến que Inva đi lên làm ngắt mạch điện. Vui để học bài 19, trang 69: Gợi ý: Nước ở 40C có trọng lượng riêng lớn nhất nên chìm xuống, nằm phía dưới. Vì vậy tuy trên mặt hồ đã đóng băng, nhưng đưới hồ là nước. Vui để học bài 21, trang 19: Gợi ý: Không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn nên đi xuống, còn không khí nóng có trọng lượng riêng nhỏ nên đi lên. Vui để học bài 24-25, trang 83: Gợi ý: b, d, f, a, c, e Nhiệt độ ở hai ống nghiệm là 3270C. Vui để học bài 26-27, trang 86: Gợi ý: Nhúng ngón tay vào trong nước rồi đưa lên, gió thổi từ hướng nào thì ngón tay phía bên ấy lạnh đi. GIẢI ĐÁP Ô CHỮ CƠ HỌC 1 M É T 2 T Á C D Ụ N G 3 Đ Ứ N G Y Ê N 4 C Â N 5 P H Ư Ơ N G 6 Đ O L Ự C 7 N H Ỏ H Ơ N 8 Đ Ò N B Ẩ Y 9 R Ò N G R Ọ C 10 B I Ế N D Ạ N G 11 G I Ả M 12 N I U T Ơ N GIẢI ĐÁP Ô CHỮ NHIỆT HỌC 1 Y T Ế 2 K H Ô N G Đ Ổ I 3 Đ I Ể M S Ô I 4 L Ạ N H 5 L Ỏ N G 6 D Ã N N Ở 7 B Ă N G K É P

File đính kèm:

  • docBai tap Tong ket chuong II.doc