Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Trọng lực – Đơn vị lực

Trọng lực là lực hút của Trái Đất.

- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

- Dưới tác dụng của trọng lực, các vật đều có “sức nặng” gọi là trọng lượng của vật. Trong đời sống hàng ngày, trọng lực còn được gọi là trọng lượng.

- Đơn vị của lực là niutơn (N).

- Để tìm trọng lượng của một vật, ta lấy khối lượng nhân cho 10. Như vật, một vật khối lượng 100g = 0,1kg thì có trọng lượng là :

P = 0,1 10 = 1 N

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4836 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Trọng lực – Đơn vị lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC - Trọng lực là lực hút của Trái đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất. - Dưới tác dụng của trọng lực, các vật đều có “sức nặng” gọi là trọng lượng của vật. Trong đời sống hàng ngày, trọng lực còn được gọi là trọng lượng. - Đơn vị của lực là niutơn (N). - Để tìm trọng lượng của một vật, ta lấy khối lượng nhân cho 10. Như vật, một vật khối lượng 100g = 0,1kg thì có trọng lượng là : P = 0,1´ 10 = 1 N Câu 1: Hãy chỉ rõ tác dụng của trọng lực (trọng lượng) lên các vật sau đây : A- Một em bé đứng trên chiếc cầu khỉ. B- Vận động viên nhảy từ trên cao xuống. C- Vật treo vào sợi dây thun. D- Một mũi tên được bắn thẳng đứng lên cao. Câu 2: Tất cả mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của trọng lượng. Nếu vật đứng yên thì có một lực thứ hai tác dụng lên vật và cân bằng với trọng lượng. Em hãy chỉ “lực thứ hai” đó trong các trường hợp sau đây: A- Chiếc ghế nằm yên trên mặt đất. B- Bóng đèn treo vào sợi dây. C- Chiếc tàu trên mặt nước. D- Chim đứng yên tại chỗ trong không trung. Câu 3: Hãy tính trọng lượng của các vật sau : A- Một quả trứng 50g. B- Không khí trong một căn phòng có thể tích 20m3, biết rằng một lít không khí có khối lượng là 1,293g. C-Một xe tải khối lượng 6 tấn. D-Một con kiến khối lượng 1mg. Câu 4: Hãy chọn giá trị trọng lượng cho phù hợp : A) Một kg đường ( 1N/ 10N) B) Một bao xi măng ( 5N/ 500 N) c) Một chiếc xe đạp (15N/ 150N/ 1500N) d) Quả bóng đá ( 4,3N/ 43N/ 430N) Câu 5: Bạn đang đứng yên trên một cái cân y tế và đọc trọng lượng của mình. Sau đó bạn cúi gập người xuống, ngay lúc đó số chỉ của cân : Vẫn không thay đổi; Giảm đi Tăng lên Bạn hãy lí giải cho sự chọn lựa câu trả lời của mình. Câu 6: Em hãy thảo luận theo chủ đề sau : “ Giả sử không có lực hút của Trái đất tác dụng lên mọi vật. Em hãy tưởng tượng sự vật xung quanh mình sẽ biến đổi như thế nào ?” ✍ Hướng dẫn Câu 1: A-Cầu khỉ bị biến dạng (võng xuống). B-Chuyển động của vận động viên thay đổi (nhanh dần). C-Dây bị biến dạng (dãn ra). D-Chuyển động của mũi tên thay đổi (chậm dần). Câu 2: A-Lực của mặt đất tác dụng lên ghế. B-Lực của sợi kéo bóng đèn lại. C-Lực của nước đẩy tàu lên. D-Lực nâng của không khí đẩy cánh chim lên. Câu 3: A) P = 0,05´ 10 = 0,5 (N) B) Khối lượng không khí trong phòng : 25,86 kg P = 25,86 ´ 10 = 258,6 (N) C) P = 6000 kg ´ 10 = 60.000 (N) D) P = 0,000001 ´ 10 = 0,00001N Câu 4: a) Một kg đường : 10N b) Một bao xi măng : 500 N c) Một chiếc xe đạp : 150N d) Quả bóng đá : 4,3N Câu 5: Chọn B : số chỉ của cân giảm đi. Vì khi bạn cúi xuống những cơ kéo gập phần trên của thân thể cũng đồng thời co phần dưới của thân lên trên, làm giảm lực ép do phần dưới gây ra trên bàn cân. (Khi tư thế cúi gập người được giữ yên thì số chỉ của cân sẽ trở lại như cũ). Câu 6: Một vài gợi ý : - Có thể ngủ bên dưới một tảng đá khổng lồ mà không sợ bị đá đè bẹp. - Không lo sợ động đất vì nhà không bị sập. - Khó nuốt thức ăn. - Cây cối không mọc thẳng đứng lên trên ... Muốn tránh ánh sáng Mặt trời thì trốn vào buồng tối. Muốn tránh âm thanh thì trốn vào một thùng cách âm thật tốt. Nhưng không thể nào tránh được lực hút của Trái đất. Mọi vật ở trên Trái đất đều chịu tác dụng của trọng lực, cho dù vật ấy được cách ly bằng những vật liệu dày nhất, tốt nhất. Lực hút của Trái đất xuyên qua mọi vật và không thể nào ngăn cản lực hút này ! Thí nghiệm Dùng dây treo một vật bất kỳ. Từ điểm treo kẻ một đường theo phương thẳng đứng xuống dưới. Treo vật vào những điểm khác nhau của vật, và làm lại thí nghiệm, ta thấy các đường kẻ cắt nhau tại một điểm. Em hãy cắt bìa cứng thành các hình dạng khác nhau như hình tròn, tam giác, hình vuông … và xác định điểm đặc biệt trên.

File đính kèm:

  • docBai tap Trong luc Don vi luc.doc
Giáo án liên quan