Tóm tắt lý thuyết:
1. Tập hợp các điểm M cách đều điểm O cho trước một khoảng không đổi bằng R là đường tròn tâm O bán kính R. Kí hiệu (O ; R) hoạc (O).
OM = R M (O ; R)oooo
2. a. Qua ba điểm không thẳng hàng, ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.
b. Đường tròn qua 3 đỉnh của một tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Khi đó tam giác được gọi là nội tiếp đường tròn.Tâm của đường tròn này là giao điểm của hai hay ba đường trung trực của tam giác đó.
3. a. Tâm của đường tròn ngoại tiếp vuông là trung điểm của cạnh huyền.
b. Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.
4. Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Đó là tâm đối xứng của đường tròn đó.
5. Đường tròn có vô số trục đối xứng, đó là bất kì đường kính nào của đường tròn.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hình học 9 Chương II Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: ĐƯỜNG TRÒN
&
Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Tóm tắt lý thuyết:
Tập hợp các điểm M cách đều điểm O cho trước một khoảng không đổi bằng R là đường tròn tâm O bán kính R. Kí hiệu (O ; R) hoạc (O).
OM = R Û M Ỵ (O ; R)oooo
a. Qua ba điểm không thẳng hàng, ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.
b. Đường tròn qua 3 đỉnh của một tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Khi đó tam giác được gọi là nội tiếp đường tròn.Tâm của đường tròn này là giao điểm của hai hay ba đường trung trực của tam giác đó.
a. Tâm của đường tròn ngoại tiếp D vuông là trung điểm của cạnh huyền.
b. Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.
Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Đó là tâm đối xứng của đường tròn đó.
Đường tròn có vô số trục đối xứng, đó là bất kì đường kính nào của đường tròn.
Cho hình chữ nhật ABCD.
a. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C và D cùng thuộc một đường tròn.
b. Cho AB = 10cm và BC = 6cm. Tính bán kính của đường tròn trên.
Cho h.thang cân ABCD. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C và D nằm trên một đường tròn.
Chứng minh định lí sau:
a. Tâm của đường tròn ngoại tiếp D vuông là trung điểm của cạnh huyền.
b. Nếu một D có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì D đó là D vuông.
Trong mặt phẳng tọa độ, hãy xác định vị trí của mỗi điểm A(1 ; –1), B(2 ; 1) và C(–;) với đường tròn tâm O bán kính 2. (Với O là gốc tọa độ)
Cho hình vuông ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo, OA = cm. Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2cm. Hãy xác định vị trí của năm điểm A, B, C, D, O so với đường tròn
Cho DABC nhọn. Vẽ (O) có đường kính BC, nó cắt các cạnh AB, AC theo thứ tự ở D và E.
a. Chứng minh: CD ^ AB và BE ^ AC.
b. Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh: AK ^ BC.
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD và DA. C/m: bốn điểm M, N, P và Q cùng nằm trên một đường tròn.
Cho DABC đều. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, BC, CA. Chứng minh rằng bốn điểm B, C, P và M cùng nằm trên một đường tròn.
Cho DABC đều có độ dài cạnh là a (cm). Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp DABC.
Cho (O ; 4cm) có hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Dây AM của (O) cắt bán kính OC tại I. Cho biết OI = 3cm. Tính AM và đường cao MH của DAMB.
Cho hình vuông ABCD cạnh a.
a. Chứng minh: bốn đỉnh A, B, C và D của hình vuông trên cùng nằm trên một đường tròn.
b. Xác định tâm và bán kính của đường tròn đó.
Cho DABC cân tại A, nội tiếp đường tròn (O). Đường cao AH cắt (O) ở D.
a. Chứng minh: AD là đường kính của đường tròn (O).
b. Tính ACÂD.
c. Cho BC = 24cm, AC = 20cm. Tính AH và bán kính của (O).
Cho DABC có đường cao AH. Từ một điểm M bất kỳ trên cạnh BC, kẻ MD ^ AB và ME ^ AC. Chứng minh: năm điểm A, D, H, M và E cùng nằm trên một đường tròn.
Cho DABC cân tại A, BC = 12cm, đường cao AH = 4cm. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp DABC.
Cho DABC cân tại A, đường cao BE. Gọi D, F lần lượt là trung điểm của BC và AB.
a. Chứng minh: 4 điểm A, B, D và E cùng nằm trên một đường tròn.
b. Chứng minh: C không thuộc đường tròn trên.
Cho DABC. Điểm I di động trên cạnh BC. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của I trên AB và AC. Lấy M đối xứng với A qua D, lấy N đối xứng với A qua E. Chứng minh:
a. I là tâm đường tròn đi qua ba điểm A, M, N.
b. Đường tròn (I) nói trên đi qua một điểm cố định khác A.
Cho DABC nhọn có ba đỉnh thuộc đường tròn (O ; R). Gọi H là trực tâm của DABC. Vẽ đường kính AD.
a. Tứ giác BHCD là hình gì ? Vì sao ?
b. Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh: AH = 2OI.
c. Gọi G là trọng tâm của DABC. Chứng minh: O, H, G thẳng hàng.
d. So sánh diện tích của hai tam giác AHG và AOG.
Ba đường cao AD, BE, CF của DABC gặp nhau tại H. Gọi I, K, L lần lượt là trung điểm của AB, BC, CA và M, N, P lần lượt là trung điểm của HA, HB, HC. Chứng minh:
a. Các tứ giác INPL và MLKN là các hình chữ nhật.
b. 9 điểm D, E, F, L, I, K, M, N và P cùng nằm trên một đường tròn. (đường tròn Euler)
Đường kính và dây cung của đường tròn
Tóm tắt lý thuyết:
Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính. Từ đó suy ra nếu AB là một dây cung bất kì của (O ; R) thì AB £ 2B.
a. Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
b. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
Cho đường tròn (O) có bán kính OA = 3cm. Dây BC của đường tròn vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Tính BC.
Cho DABC, các đường cao BD và CE. Chứng minh:
a. Bốm điểm B, E, D và C cùng nằm trên một đường tròn.
b. DE < BC.
a. Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD không cắt đường kính AB. Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của A và B trên CD. Chứng minh: CH = DK.
b. Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD cắt đường kính AB tại I. Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của A và B trên CD. Chứng minh: CH = DK.
Tứ giác ABCD có BÂ = DÂ = 900.
a. Chứng minh: bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn.
b. So sánh AC và BD. Nếu AB = CD thì tứ giác ABCD là hình gì ?
Cho đường tròn (O) có đường kính AD = 2R. Vẽ cung tròn tâm D bán kính R, cung này cắt đường tròn (O) ở B và C.
a. Tứ giác OBDC là hình gì ? Vì sao ?
b. Tính các góc CBÂD, CBÂO, OBÂA. c. Chứng minh: DABC đều.
a. Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB, dây CD. Các đường vuông góc với CD tại C và D tương ứng cắt AB ở M và N. Chứng minh: AM = BN.
b. Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Trên AB lấy các điểm M, N sao cho AM = BN. Qua M và N kẻ các đường thẳng song song với nhau, chúng cắt nửa đường tròn lần lượt tại C và D. Chứng minh: MC ^ CD và ND ^ CD.
Cho đường tròn (O ; R) và điểm M nằm bên trong đường tròn.
a. Hãy nêu cách dựng AB nhận M làm trung điểm.
b. Tính AB, biết R = 5cm, OM = 1,4cm.
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên trong đường tròn, điểm B nằm bên ngoài đường tròn sao cho trung điểm I của AB nằm bên trong đường tròn.Vẽ dây CD ^ OI tại I. Tứ giác ACBD là hình gì ? Vì sao ?
Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Cho đường tròn tâm O bán kính 5cm, dây AB = 8cm.
Tóm tắt lý thuyết:
Trong một đường tròn: a. Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
b. Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
Trong hai dây của một đường tròn:
a. Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
b. Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.
a. Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.
b. Gọi I là điểm thuộc dây AB sao cho AI = 1cm. Kẻ dây CD đi qua I và vuông góc với AB. Chứng minh CD = AB.
Cho đường tròn tâm O bán kính 25cm, dây AB = 40cm. Vẽ dây CD song song với AB và có khoảng cách đến AB bằng 22cm. Tính độ dài dây CD.
Cho (O) có các dây cung AB và CD bằng nhau, các tia AB và CD cắt nhau tại E nằm nên ngoài đường tròn. Gọi H và K lần lượt là trung điểm của của AB và CD. Chứng minh:
a. EH = EK b. EA = EC.
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây BC ^ OA tại A. Vẽ dây EF bất kỳ đi qua A và không vuông góc với OA. So sánh BC và EF .
Cho đường tròn tâm O có các dây cung AB và CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I. Biết IC = 2cm, ID = 14cm. Tính khoảng cách từ O đến mỗi dây.
Cho đường tròn (O), dây AB và CD (AB < CD) cắt nhau tại K nằm bên ngoài đường tròn. Đường tròn (O ; OK) cắ KA và BC lần lượt tạo M và N. So sánh KM và KN.
Cho đường tròn (O), dây AB và CD (AB > CD) cắt nhau tại M. Gọi H và K lần lượt là trung điểm của AB và CD. So sánh MH và MK (Chú ý: xét 2 trường hợp của điểm M).
Cho đường tròn (O), hai dây AB và CD (AB = CD) cắt nhau tại I nằm bên trong đường tròn. Chứng minh: a. OI là tia phân giác của một trong hai góc tạo bởi hai dây AB và CD.
b. I chia AB, CD thành các đoạn thẳng bằng nhau từng đôi một.
Cho đường tròn (O), dây AB bất kỳ không đi qua tâm. Trên cung nhỏ AB lấy hai điểm phân biệt C, D sao cho D nằm trên cung nhỏ Ac và AD = BC. Chứng minh: CD // AB.
Cho đường tròn (O ; 5cm), hai dây AB và CD (AB // CD), biết AB = 8cm, CD = 6cm. Tính khoảng cách giữa hai dây.
Cho đường tròn (O) và điểm I nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây AB ^ OI tại I.
Chứng minh rằng AB là dây cung ngắn hơn mọi dây cung khác đi qua I.
Cho DABC nội tiếp trong đường tròn (O) có Â > BÂ > CÂ. Gọi OH, OI, OK lần lượt là khoảng cách từ O đến BC, AC và AB. So sánh các độ dài OH, OI, OK.
Cho đường tròn (O), các bán kính OA, OB. Trên cung nhỏ AB lấy các điểm M và N sao cho AM = BN. Gọi C là giao điểm của các đường thẳng AM và BN. Chứng minh rằng:
a. OC là tia phân giác của AÔB. b. OC ^ AB.
Cho (O ; R) và một điểm A cố định với OA = R/2. Một dây cung MN quay quanh A.
a. Chứng minh: trung điểm của MN thuộc một đường tròn cố định.
b. Xác định vị trí của MN để độ dài MN ngắn nhất ? Dài nhất ? Tính độ dài ngắn nhất, dài nhất đó của MN.
Cho DABC vuông tại A, M là điểm di động trên cạnh huyền BC. Gọi (O) là đường tròn đường kính AM.
a. Chứng minh: (O) luôn đi qua hai điểm cố định.
b. (O) cắt AB, AC lần lượt tại E và F. Định vị trí của M sao cho độ dài EF nhỏ nhất.
Cho đường tròn (O) và dây AB cố định. M và N là hai điểm di động lần lượt trên cung lớn và cung nhỏ AB.
a. Chứng minh:
b. Định vị trí của MN để diện tích tứ giác AMBN lớn nhất.
Cho đường tròn (O) và dây BC cố định. Điểm A di chuyển trên cung lớn BC. Gọi M là trung điểm của AC và H là hình chiếu của M trên AB. Kẻ CD ^ BC.
a. Chứng minh: B, O, D thẳng hàng.
b. Chứng minh: MH luôn đi qua một điểm cố định.
Cho hình vuông ABCD cạnh a, O là giao điểm của hai đường chéo. Gọi M là trung điểm của OB, N là trung điểm của CD.
a. Xác định tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp DABN.
b. Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp DAON và E là trung điểm của ON.
Chứng minh: DKIE và DAND đồng dạng.
c. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp DAON.
d. Chứng minh AMÂN = 900 và AN > MD.
Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B nằm bên trong đường tròn và không cùng thuộc một đường kính. Dựng hai dây song song và bằng nhau sao cho điểm A nằm trên một dây, điểm B nằm trên dây còn lại.
Các công thức về tam giác vuông cân – tam giác đều – nửa tam giác đều
Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp:
Tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng a.
Tam giác đều cạnh bằng a.
Cho đường tròn (O ; R) có hai bán kính OA, OB với góc AÔB = 1200. Đường cao OI của DAOB cắt (O) tại C.
Chứng tỏ tứ giác OACB là hình thoi.
Kẻ đường kính CD của (O). Chứng tỏ DABD đều.
Cho đường tròn (O ; R) có hai bán kính OA, OB vuông góc với nhau. Tia phân giác của AÔB cắt (O) ở C. Lấy điểm bất kì trên cung BC và hạ đường vuông góc DH xuống OA, đường này cắt OC ở E.
Tính theo R khoảng cách từ C đến OA.
Tóm tắt lý thuyết:
Tam giác vuông cân: Cho DABC vuông cân tại A: BC = AB.
Tam giác đều: Cho DABC đều cạnh a, chiều cao h, diện tích S.
; ;
Nửa tam giác đều: DABC: Â = 900, BÂ = 600, CÂ = 300
AB = ; AC = ; AC = AB.;
Chứng minh: HD2 + HE2 không đổi khi D thay đổi.
Tóm tắt lý thuyết:
Cho đường tròn (O ; R), đường thẳng cách O một khoảng d.
d > R Û a và (O) không có điểm chung
d = R Û a và (O) tiếp xúc nhau (có một điểm chung)
d < R Û a và (O) cắt nhau (có hai điểm chung)
Tiếp tuyến của đường tròn là đường thẳng cí điểm chung duy nhất với đường tròn (điểm chung đó gọi là tiếp điểm)
Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:
Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm.
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Dấu hiệu nhân biết tiếp tuyến của đường tròn
Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Trên mặt phẳng tọa độ cho điểm I(–3 ; 2). Nếu vẽ đường tròn tâm I bán kính bằng 2 thì đường tròn đó có vị trí tương đối như thế nào đối với cac trục tọa độ ?
Cho đường thẳng a. Tâm I của tất cả các đường tròn có bán kính 5cm và tiếp xúc với đường thẳng a nằm trên đường nào ?
Cho điểm A cách đường thẳng xy là 12cm. Vẽ đường tròn (A ; 13cm).
a. Chứng minh rằng đường tròn (A) có hai giao điểm với đường thẳng xy.
b. Gọi hai giao điểm nói trên là B và C. Tính độ dài BC.
Cho đường tròn (O) bán kính bằng 2cm. Một đường thẳng đi qua điểm A nằm bên ngoài đường tròn và cắt đường tròn tại B và C, trong đó AB = BC. Kẻ đường kính COD. Tính AD.
Cho hình thang ABCD (Â = DÂ = 900), AB = 4cm, BC = 13cm, CD = 9cm.
a. Tính độ dài AD.
b. Chứng minh rằng đường thẳng AD tiếp xúc với đường tròn có đường kính là BC.
Cho đường tròn (O ; R), bán kính OA, dây CD là đường trung trực của OA.
a. Tứ giác OCAD là hình gì ? Vì sao ?
b. Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại C, tiếp tuyến này cắt đường thẳng OA tại I. Tính CI.
Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qu điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng:
a. CE = CF. b. AC là tia phân giác của BÂE. c. CH2 = AE . BF
Cho đường tròn (O ; R) có đường kính AB và hai tiếp tuyến Ax, By. Một tiếp tuyến khác tại điểm M cắt Ax ở C và cắt By ở D.
Chứng minh: CD = AC + BD.
Chứng minh: DCOD vuông.
Chứng minh: AB2 = 4AC . BD.
AM cắt OC tại I, BM cắt OD tại K. Tứ giác OIMK là hình gì ? Định vị trí của M để OIMK là hình vuông.
AM cắt By tại F, BM cắt Ax tại E. Chứng minh:
i) C là trung điểm của AE ii) SDABM = SDEFM.
Cho đường tròn (O ; R) và đoạn thẳng OA = 2R. Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O).
Chứng minh: OA là đường trung trực của đoạn thẳng BC.
Chứng minh: DABC đều.
Tính theo R độ dài BC và diện tích DABC.
Đoạn OA cắt (O) tại D. Tứ giác OBDI là hình gì ? Vì sao ?
Đường thẳng BO cắt AC kéo dài tại I. Tính theo R độ dài các cạnh của DABI.
Từ O kẻ đường vuông góc với OC cắt AB tại K. Tính khoảng cách từ K đến OA.
Cho DABC cân tại A, có O là trung điểm của BC và BC = 2a. Đường tròn (O) tiếp xúc với AB, AC lần lượt tại H và K. Qua D trên cung nhỏ HK, kẻ tiếp tuyến với (O) cắt AB và AC ở M và N.
a. Chứng minh: A, H, O, K cùng thuộc một đường tròn.
b. Chứng minh: MÔN = ABÂC. c. Tính tích BM . CN theo a.
d. Định vị trí của MN sao cho BM + CN đạt giá trị nhỏ nhất.
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Dùng thước và compa, hãy dựng các điểm B và C thuộc đường tròn (O) sao cho AB và AC là các tiếp tuyến của đường tròn (O).
Cho điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Dựng đường tròn (O) đi qua A và B, nhận đường thẳng d làm tiếp tuyến.
Cho DABC vuông tại A. Vẽ đường tròn (B ; BA) và đường tròn (C ; CA), chúng cắt nhau tại điểm D (khác A). Chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của (B).
Cho DABC cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ đường tròn (O) có đường kính AH. Chứng minh:
a. Điểm E nằm trên đường tròn (O). b. DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Cho điểm M trên (O ; R) đường kính AB. Gọi H là trung điểm của BM, OH cắt (O) tại I và cắt tiếp tuyến tại B của (O) ở điểm D. Gọi N là hình chiếu của I trên AM.
Chứng minh: NI và DM là các tiếp tuyến củ (O).
Cho đường tròn (O ; R) đường kính AB. Một tiếp tuyến tại M của (O) cắt hai tiếp tuyến Ax, By theo thứ tự tại C và D. Chứng minh: đường tròn đường kính CD tiếp xúc với AB.
Trên tiếp tuyến tại A của (O ; R) lấy điểm B với AB = R. Từ A kẻ đường vuông góc với OB tại H, đường này cắt (O) tại C. OB cắt cung nhỏ AC tại I.
Chứng minh: AC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Tính theo R độ dài BH, IH và AI.
Từ điểm I bên ngoài đường tròn (O ; R) vẽ hai cát tuyến IAB và ICD (không qua tâm O). Gọi M và N lần lượt là trung điểm của hai dây AB và CD.
Chứng minh: O, I, M, N cùng thuộc một đường tròn.
Đường tròn (OIMN) cắt (O) tại E và F. Chứng minh: IE, IF là hai tiếp tuyến của (O).
EF cắt OM tại K và cắt OI tại H. Chứng minh: OM . OK = OH . OI = R2.
Cho DABC vuông tại A (AB < AC) có đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm B, bán kính BA, đường tròn này cắt AH tại điểm thứ hai là D.
Chứng minh: CD tiếp xúc với đường tròn (B ; BA).
Gọi I là đối xứng của B qua AH, đường thẳng AI cắt CD tại E. Chứng minh: A, H, E, C cùng thuộc một đường tròn. Suy ra AB là tiếp tuyến của đường tròn này.
Cho đường tròn đường kính AB. Gọi C là điểm bắt kì trên đường tròn và H là hình chiếu của C trên AB. Từ A và B kẻ các tiếp tuyến AD và BE đến đường tròn (C ; CH). Chứng minh:
D, C, E thẳng hàng.
DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.
Xác định vị trí của điểm C để diện tích tứ giác ABED lớn nhất.
Cho góc xÔy, điểm A thuộc tia Ox. Dựng (I) tiếp xúc với Ox tại A và có tâm I nằm trên Oy.
Cho đường tròn (O) và đường thẳng d không giao nhau. Dựng tiếp tuyến của đường tròn (O) sao cho tiếp tuyến đó song song với d.
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (M, N là hai tiếp điểm).
a. Chứng minh: OA ^ MN.
b. Vẽ đường kính NOC. Chứng minh: MC // AO.
c. Tính độ dài các cạnh của DAMN biết OM = 3cm, OA = 5cm.
Cho đường tròn tâm O đường kính AB và một điểm C nằm trên đường tròn (C khác A và B). Gọi D là trung điểm của AC.
Tính số đo ODÂA và chứng tỏ rằng OD song song với BC.
Tiếp tuyến tại A của (O) cắt tia OD tại E. Chứng minh: EC là tiếp tuyến của (O).
Đường thẳng BC cắt tiếp tuyến tại A của (O) tại điểm M.
Chứng minh rằng OE là trung tuyến của DAOM.
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B và C là hai tiếp điểm). Qua điểm M thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn, tiếp tuyến này cắt AB và AC lần lượt tại D và E. Chứng minh rằng
a. Chu vi DMPQ không phụ thuộc vào vị trí điểm M.
b. BÔC = 2. DÔE c. DE <
Cho đường tròn (O; 5cm) có đường kính AB và dây cung CD. Kéo dài AB và CD cắt nhau tại M. Gọi N là trung điểm của dây cung CD.
Chứng minh: DMNO là tam giác vuông.
Tiếp tuyến tại B của (O) cắt đường thẳng CD tại Q. C/m: MN . MQ = MO . MB
Tia ON cắt (O) tại E. Tính độ dài dây cung EC nếu độ dài dây cung CD = 6 cm
Cho nửa đường tròn (O ; R) đường kính AB. Gọi Ax, By là các tia vuông góc với AB (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Gọi D là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại D cắt Ax và By theo thứ tự tại M và N.
a. Tứ giác AMNB là hình gì ? Vì sao ?
b. Tính số đo góc MÔN.
c. Chứng minh: MN = AM + BN.
d. Chứng minh: AM . BN = R2.
e. Đường tròn đường kính MN tiếp xúc với AB tại O.
f. AN và BM cắt nhau tại Q, DQ cắt AB tại H. Chứng minh: DQ ^ AB và QH = QD.
g. Tìm vị trí của D để tứ giác AMNB có chu vi nhỏ nhất.
h. Cho R = 2cm. Tìm vị trí của M và N để chu vi tứ giác AMNB có chu vi bằng 14cm.
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB và 1 là điểm C nằm trên đường tròn. Đường thẳng song song với AC kẻ từ O cắt tiếp tuyến tại C của (O) tại D. Chứng minh:
a. CÔD = BÔD.
b. DB cũng là tiếp tuyến tại B của (O). c. AC . OD = 2R2.
Cho đường tròn (O; R) và 1 điểm A nằm ngoài (O). Từ A kẻ 2 tiếp tuyến AM, AN của (O) (M, N là 2 tiếp điểm).
DAMN là D gì ? Vì sao ?
Đường thẳng vuông góc với OM tại O cắt đường thẳng AN tại P. C/minh: AP = PO.
Gọi H là giao đểm của AO và MN. Chứng minh: OH . OA = R2.
Cho đường tròn (O) đường kính BC và 1 điểm A nằm trên đường tròn (A khác B và C). Qua O, kẻ tia Ox song song với AC, tia Ox cắt AB tại D.
Chứng minh: OD ^ AB và từ đó suy ra D là trung điểm của AB.
Tiếp tuyến tại B của (O) cắt tia Ox tại E. C/m: EA cũng là tiếp tuyến của (O)
Tia CA cắt tia BE tại F. Chứng minh: tia CE đi qua trung điểm I của của đường cao AH của DABC.
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Từ trung điểm I của bán kính OB vẽ dây cung CD vuông góc với OB.
So sánh IC và ID.
Tiếp tuyến tại C của (O) cắt đường thẳng AB tại M. Chứng minh:
i) DCOM = DDOM. ii) MD là tiếp tuyến của (O) .
Tính độ dài đoạn MC theo R.
Cho (O ; 3cm) và điểm A sao cho OA = 5cm. Kẻ cac tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của AO và BC.
Tính độ dài OH.
Qua điểm M bắt kì thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt AB, AC theo thứ tự tại D và E. Tính chi vi DADE.
Cho DABC vuông tại A, đường cao AH. Vẽ đường tròn (A ; AH). Kẻ các tiếp tuyến BD, CE với đường tròn (D, E là các tiếp điểm khác H). Chứng minh:
Ba điểm D, A, E thẳng hàng.
DE tiếp xúc với đường tròn đường kính BC.
Cho (O ; R), và điểm A sao cho OA = R, kẻ các tiếp tuyến AB, AC với (O). (B, C là các tiếp điểm). Qua điểm M bắt kì thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt AB, AC theo thứ tự tại D và E.
Tứ giác ABOC là hình gì ? Vì sao ?
Tính số đo góc DÔE.
Đoạn OA cắt (O) tại K. Chứng minh: K là tâm đường tròn nội tiếp DABC. Tính bán kính của đường tròn này.
Tính độ dài BK theo R.
Tóm tắt lý thuyết:
a. Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của D gọi là đường tròn nội tiếp tam giác.
b. Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm các đường phân giác trong của tam giác.
a. Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp của tam giác.
b. Tâm của đường tròn bàng tiếp của tam giác là giao điểm của phân giác trong và hai phân giác ngoài của hai góc còn lại.
Cho đường tròn (O ; R) tiếp xúc với đường thẳng xy tại A. Trên tia Oz song song với đường thẳng xy lấy điểm I. Từ I vẽ các tiếp tuyến với (O) cắt xy tại E và F.
Chứng minh: I là tâm đường tròn ngoại tiếp DOEF.
Cho OI = R, tính chu vi DIEF.
Đường tròn nội tiếp – bàng tiếp tam giác
Cho DABC vuông cân tại A nội tiếp (O ; R). Gọi (I ; r) là đường tròn nội tiếp DABC. Tính độ dài AB và r theo R.
Cho DABC đều có cạnh 8cm.
Tính bán kính đường tròn (I) nội tiếp DABC.
Một tiếp tuyến của (I) cắt AB, AC theo thứ tự ở M và N. Cho biết MN = 3cm. Tính SDABC.
Cho (I ; r) nội tiếp DABC vuông tại A. Các tiếp điểm trên AC, AB theo thứ tự là D, E.
Tứ giác ADOE là hình gì ? Vì sao ?
Tính chu vi và diện tích tứ giác ADOE theo r.
Gọi R là bán kính đường tròn ngoại tiếp DABC. Chứng minh: AB + AC = 2(R + r).
Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn (O) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn (O). OA cắt (O) tại I. Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp của DABC.
Cho đ
File đính kèm:
- Bai tap C2 HH 9.doc