Bài tập Hóa học Lớp 11 - Bài số 7: Axit. Bazơ và phản ứng trong dung dịch - Lê Kim Long

Khái niệm axit - bazơ:

+ Theo quan niệm cổ điển, axit là những chất tan vào nước tạo ra dung dịch có vị chua như

dấm, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Ngược lại bazơ là những chất khi tan trong nước tạo ra

dung dịch có vị nồng như vôi, làm xanh quỳ tím và phênolphtalein không màu chuyển thành

màu xanh.

+ Theo thuyết điện ly của Arêniuyt:

- Axit là những chất tan trong nước phân ly ra H+. Chính sự tồn tại của các ion H+ trong dung

dịch mà dung dịch axit có các tính chất như mô tả cổ điển. Ngược lại bazơ là những chất khi

hoà tan trong nước phân ly ra OH-. Sự tồn tại của các ion OH- trong dung dịch mà dung dịch

bazơ có những tính chất được mô tả như ở trên.

- Như vậy trong các phân tử axit phải có sẵn H và trong bazơ phải có sẵn OH-. Thực tế có

những chất không có sẵn H+ trong phân tử nhưng khi hoà tan vào nước lại thấy tạo ra H+. Thí

dụ khi hoà tan SO3, SO2, NO2 . vào trong nước thì dung dịch có tính chất của dung dịch axit.

Khi hoà tan Na2CO3 (sôđa), NH3 vào nước thì dung dịch có các tính chất của một dung dịch

bazơ điển hình. Các phân tử kể trên không có H+ hay OH- sẵn có trong phân tử nên không phải

là các axit hay bazơ theo Arêniuyt. Như vậy quan niệm axit - bazơ của Arêniuyt không đầy đủ.

+ Khái niệm axit - bazơ theo Bronxtet: Để nêu được bản chất của axit và bazơ, vai trò của nước

người ta sử dụng định nghĩa axit bazơ theo Bronxtet:

- Axit là những chất có khả năng cho proton

- Bazơ là những chất có khả năng nhận proton.

- Thực chất có thể coi khái niệm axit - bazơ theo Bronxtet là thuyết proton về axit - bazơ. Nói

đơn giản hơn, axit là những chất khi tan vào nước tạo ra H+, còn bazơ là những hợp chất khi

tan vào nước tạo thành OH-.

pdf11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học Lớp 11 - Bài số 7: Axit. Bazơ và phản ứng trong dung dịch - Lê Kim Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng Bài số 07 Axit - bazơ và phản ứng trong dung dịch A. Lý thuyết: a) Khái niệm axit - bazơ: + Theo quan niệm cổ điển, axit là những chất tan vào nước tạo ra dung dịch có vị chua như dấm, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Ngược lại bazơ là những chất khi tan trong nước tạo ra dung dịch có vị nồng như vôi, làm xanh quỳ tím và phênolphtalein không màu chuyển thành màu xanh. + Theo thuyết điện ly của Arêniuyt: - Axit là những chất tan trong nước phân ly ra H+. Chính sự tồn tại của các ion H+ trong dung dịch mà dung dịch axit có các tính chất như mô tả cổ điển. Ngược lại bazơ là những chất khi hoà tan trong nước phân ly ra OH-. Sự tồn tại của các ion OH- trong dung dịch mà dung dịch bazơ có những tính chất được mô tả như ở trên. - Như vậy trong các phân tử axit phải có sẵn H và trong bazơ phải có sẵn OH-. Thực tế có những chất không có sẵn H+ trong phân tử nhưng khi hoà tan vào nước lại thấy tạo ra H+. Thí dụ khi hoà tan SO3, SO2, NO2 .. vào trong nước thì dung dịch có tính chất của dung dịch axit. Khi hoà tan Na2CO3 (sôđa), NH3 vào nước thì dung dịch có các tính chất của một dung dịch bazơ điển hình. Các phân tử kể trên không có H+ hay OH- sẵn có trong phân tử nên không phải là các axit hay bazơ theo Arêniuyt. Như vậy quan niệm axit - bazơ của Arêniuyt không đầy đủ. + Khái niệm axit - bazơ theo Bronxtet: Để nêu được bản chất của axit và bazơ, vai trò của nước người ta sử dụng định nghĩa axit bazơ theo Bronxtet: - Axit là những chất có khả năng cho proton - Bazơ là những chất có khả năng nhận proton. - Thực chất có thể coi khái niệm axit - bazơ theo Bronxtet là thuyết proton về axit - bazơ. Nói đơn giản hơn, axit là những chất khi tan vào nước tạo ra H+, còn bazơ là những hợp chất khi tan vào nước tạo thành OH-. + Khái niệm axit - bazơ theo Bronxtet rộng hơn và bao quát các khái niệm axit bazơ cũ đồng thời cũng nói đến bản chất của khái niệm axit - bazơ: - Các axit cổ điển khi tan vào nước phân ly ra H+: HCl = H+ + Cl- - Các ôxit axit tan vào nước và tác dụng với nước tạo ra ion H+: SO2 + H2O = H+ + HSO3- - Các muối amoni sun phát, nhôm sunphát tan vào nước bị thuỷ phân tạo ra H+: (NH4)SO4 = 2 NH4+ + SO42- Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng NH4+ + H2O = NH4OH + H+ Al2(SO4)3 = 2 Al3+ + 3 SO42- Al3+ + H2O = Al(OH)2+ + H+ + Các thí dụ về bazơ có thể lấy tương tự: NaOH, CaO, muối K2CO3. Khi đó các bazơ tan trong nước sẽ tạo ra OH-, OH- có thể kết hợp với H+ theo định nghĩa axit bazơ của Bronxtet. b) Các dung dịch axit, dung dịch bazơ: 1) Dung dịch axit: + Khi tan vào nước axit sẽ tạo ra H+ (nói chính xác hơn là tạo ra H3O+) và anion gốc axit. Các gốc axit có thể khác nhau nhưng dung dịch nào cũng có chứa ion H+. Có thể nói rằng: Dung dịch axit là các dung dịch có chứa các ion H+ (hoặc ion H3O+). + Các dung dịch đều có chứa các ion H+ nên dung dịch axit nào cũng có tính chất chung giống nhau: có vị chua của dấm, làm đổi màu chỉ thị, dung dịch axit tác dụng với các bazơ và ôxit bazơ. + Các dung dịch axit tiêu biểu: - Các dung dịch axit cổ điển gồm CH3COOH, HCl, HBr, H2SO4. - Các dung dịch tạo thành do các ôxit axit tác dụng với nước: NO2, P2O5, CO2, ... - Các dung dịch muối trong đó cation là các ion kim loại yếu hay NH4+ còn anion là gốc của axit mạnh 2) Dung dịch bazơ: + Khi tan vào nước bazơ tạo thành các anion hiđroxyl OH- và các cation kim loại tồn tại ở dạng hiđrat hóa. Các cation có thể khác nhau nhưng các ion OH- hoàn toàn giống nhau. Có thể nói: Dung dịch bazơ là những dung dịch chứa các anion OH-. + Các dung dịch bazơ đều chứa OH- nên có tính chất chung là: có vị nồng như vôi, làm đổi màu chỉ thị màu như quỳ tím hoá xanh và phenolphtalein không màu biến thành hồng. Các dung dịch bazơ có tác dụng với các axit và các ôxit axit. + Các loại dung dịch bazơ: - Các bazơ cổ đIển là các hiđroxit kim loại mạnh như KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 hay NH4OH. - Các dung dịch tạo thành khi hoà tan các ôxit kim loại mạnh hay NH3 vào nước. Các dung dịch muối tạo thành từ một kim loại mạnh và gốc của axit yếu: Na2CO3, (NH4)2CO3, K2SiO3, ... c) Phản ứng axit - bazơ: + Khi trộn hai dung dịch axit mạnh như dung dịch HCl và dung dịch bazơ mạnh như NaOH thấy dung dịch nóng lên, trong dung dịch xảy ra phản ứng: Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng NaOH + HCl = NaCl + H2O - Có thể viết phương trình phản ứng ở dạng ion đầy đủ: Na+ + OH- + H+ + Cl- = Na+ + Cl- + H2O - Do không thể phân biệt được Na+ và Cl- trước và sau phản ứng, nên bỏ các ion giống nhau ở hai vế của phương trình ta có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- = H2O - Như vậy HCl (thực chất là H3O+) nhường proton cho phân tử NaOH (trực tiếp nhận ion H+ là OH-). Phản ứng xảy ra giữa bất kỳ axit mạnh và bazơ mạnh nào cũng có cùng phương trình ion rút gọn như trên. Phản ứng này toả nhiệt với lượng nhiệt như nhau. Khi axit hoặc bazơ yếu thì lượng nhiệt giảm đi do cần có năng lượng để phá vỡ liên kết trong axit hay bazơ yếu. + Khi cho dung dịch axit mạnh tác dụng với bazơ yếu (không tan hay ít phân ly kiểu NH4OH) thì phản ứng xảy ra do việc chuyẻen proton từ axit sang bazơ không tan hay ít phân ly. Có thể thấy sự chuyển ấy qua phản ứng xảy ra khi cho dung dịch HNO3 tác dụng với Fe(OH)3: Fe(OH)3 + 3 HNO3 = Fe(NO3)3 + 3 H2O Do Fe(OH)3 không tan nên không phân ly thành ion trong dung dịch nên phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt khối rắn Fe(OH)3. Phương trình ion đầy đủ và rút gọn như sau: Fe(OH)3 + 3 H+ + 3 NO3- = Fe3+ + 3 H2O + 3 NO3- Fe(OH)3 + 3 H+ = Fe3+ + 3 H2O HNO3 chuyển proton cho phân tử Fe(OH)3. Hiện tượng tương tự xảy ra khi cho dung dịch HCl tác dụng với dung dịch NH3: HCl + NH4OH = NH4Cl + H2O H+ + Cl- + NH4OH = NH4+ + Cl- + H2O H+ + NH4OH = NH4+ + H2O + Khi cho dung dịch tác dụng với oxit bazơ không tan thấy ôxit bazơ tan dần. Thí dụ cho dung dịch HNO3 tác dụng với CuO. Phản ứng thể hiện qua phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ và ion rút gọn như sau: 2 HNO3 + CuO = Cu(NO3)2 + H2O 2 H+ + 2 NO3- + CuO = Cu2+ + 2 NO3- + H2O 2 H+ + CuO = Cu2+ + H2O HNO3 nhường H+ cho phân tử CuO. Phân tử CuO nhận proton nên theo định nghĩa của Bronxtet CuO là bazơ. Như vậy có thể kết luận rằng phản ứng axit - bazơ là phản ứng hoá học trong đó có sự cho và nhận proton. Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng Cần chú ý rằng các oxit axit tan trong nước không còn giữ trạng thái ôxit ban đầu nên khi cho các ôxit bazơ tác dụng với bazơ vẫn là phản ứng của axit với bazơ. Tuy nhiên vẫn có thể viết phương trình phản ứng của ôxit. Thí dụ cho SO3 tác dụng với dung dịch NaOH, phương trình phản ứng có thể viết là: SO3 + 2 OH- = SO42- + H2O d) Hyđroxit lưỡng tính và các chất lưỡng tính: + Có thể biểu diễn hiđroxit bằng công thức tổng quát là X(OH)n với n là số ôxi hoá của X. Các hyđroxit kim loại tan được là các hiđroxit kim loại kiềm NaOH, KOH hay Ba(OH)2. Hiđroxit ít tan là Ca(OH)2. Các hiđroxit còn lại đều không tan như Fe(OH)2, Cu(OH)2 Các hiđroxit tan hay không tan đều tác dụng được với các dung dịch axit. Có một số hiđroxit không tan như Zn(OH)2, Al(OH)3 ... không chỉ tác dụng được với các dung dịch axit mà còn tác dụng được với các dung dịch kiềm. Các hiđroxit này được gọi là các hiđroxit lưỡng tính. + Phương trình phản ứng hoà tan các hiđroxit lưỡng tính (thí dụ Al(OH)3) trong axit (thí dụ HCl) và kiềm (thí dụ KOH) có thể viết như sau: - Phương trình phân tử: 3 HCl + Al(OH)3 = AlCl3 + 3 H2O NaOH + HAlO2. H2O = NaAlO2 + 2 H2O - Phương trình ion đầy đủ: 3 H+ + 3 Cl- + Al(OH)3 = Al3+ + 3 Cl- + 3 H2O Na+ + OH- + HAlO2. H2O = Na+ + AlO2- + 2 H2O - Phương trình ion rút gọn: 3 H+ + Al(OH)3 = Al3+ + 3 H2O OH- + HAlO2. H2O = AlO2- + 2 H2O Như vậy theo định nghĩa của Bronxtet Al(OH)3 vừa là axit vừa là bazơ. Al(OH)3 thể hiện tính axit khi nó tác dụng với OH- và thể hiện tính bazơ khi tác dụng với H+. Có thể nói rằng Hiđroxit lưỡng tính là các hiđroxit có cả hai khả năng cho proton hoặc nhận proton. + Mở rộng định nghĩa trên về hợp chất và ion lưỡng tính có thể xếp các ion HSO3-, HSO4-, HCO3- vào loại chất lưỡng tính theo quan đIểm axit - bazơ của Bronxtet. Có thể lấy HCO3- làm thí dụ về phản ứng axit - bazơ: HCO3- + H+ = CO2 + H2O HCO3- + OH- = CO32- + H2O d) Khái niệm pH: + Trong nước nguyên chất luôn luôn có tồn tại cân bằng phân ly tự ion hoá tạo thành ion H+ và OH-. Khi không có chất tan [H+] = [OH-] và ở 20oC tính số hai nồng độ H+ và OH- không thay đổi Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng và bằng 10-14 nên [H+] = [OH-] = 10-7 mol/l. Nồng độ H+ như vậy là rất nhỏ. Nếu có phản ứng làm giảm nồng độ H+ thì nước phân li thêm tạo thêm ra H+ để tích số nồng độ H+ và OH- không thay đổi. Ngược lại khi có phản ứng làm giảm nồng độ OH- thì cân bằng phân ly của nước cũng thay đổi để tích số nồng độ H+ và OH- cũng không thay đổi. + Trong dung dịch nồng độ H+ thể hiện độ axit hay bazơ. Đối với trường hợp các dung dịch có nồng độ H+ nhỏ, để tiện sử dụng người ta đánh giá độ axit hay bazơ của các dung dịch bằng đại lượng pH. pH = - lg [H+] + Trong nước nguyên chất pH = - lg (10-7) = 7. Khi [H+] > 10-7 thì pH < 7 dung dịch có môi trường axit. Ngược lại trong môi trường bazơ [H+] 7. + Để xác định pH của dung dịch người ta hay sử dụng chất chỉ thị màu. Những chất này có màu thay đổi đột ngột ở các giá trị pH xác định. Thí dụ quỳ tím có màu hồng khi pH < 5, có màu tím khi 5 8. Phênolphtalein không có màu khi pH < 8, màu hồng ở pH > 8. Người ta pha chế hỗn hợp nhiều chất chỉ thị để có được hỗn hợp có màu thay đổi rõ rệt từ pH = 1 đến pH = 14. Muốn xác định pH chính xác hơn người ta dùng máy đo pH. e) Muối và sự thuỷ phân của muối: + Muối là các hợp chất mà phân tử gồm cation kim loại (hay amoni) liên kết với anion gốc axit. Như vậy thực chất muối là sản phẩm của phản ứng axit - bazơ. + Khi tan trong nước, muối phân ly hoàn toàn thành các ion kim loại và anion gốc axit. Như vậy có thể nhận xét sơ bộ rằng dung dịch muối là các dung dịch có chứa các cation kim loại và các anion gốc axit. + Khi axit tạo muối là các axit đa chức như H2CO3, H2SO3, H3PO4, ... thì muối có thể còn chứa các nguyên tử hiđro trong phân tử. Các muối như vậy được gọi là các muối axit. Cần chú ý rằng H trong muối axit phải là H thay thế được bằng ion kim loại. Thí dụ muối Na2HPO3 không phải là muối axit vì nguyên tử H trong muối không thay được bằng ion kim loại. Các muối không có H thay thế được bằng kim loại được gọi là muối trung hoà (hay muối trung tính). + Các muối tan vào trong nước thực chất là tham gia phản ứng với nước tạo thành các ion hiđrat hoá. Các ion (cation cũng như anion) có khả năng tương tác với nước không giống nhau vì thế kết quả hoà tan muối vào nước cúng không hoàn toàn giống nhau: - Các muối tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh như NaCl, K2SO4, BaCl2,... hay tạo từ axit yếu và bazơ yếu như nhau như CH3COONH4, khi hoà tan tạo ra dung dịch có môI trường trung tính. Cho giấy quỳ vào dung dịch NaCl giấy quỳ không đổi màu. - Các muối tạo từ các axit mạnh hơn bazơ như NH4Cl, Zn(NO3)2, Al2(SO4)3 ... khi hoà tan trong nước sẽ tạo ra môi trường axit (pH < 7). Bỏ giấy quỳ vào dung dịch Al2(SO4)3 giấy quỳ có mày Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng hồng, dung dịch muối này có vị chua (nên muối nhôm sunphát được gọi là phèn chua). Nguyên nhân là khi hoà tan Al2(SO4)3 vào nước có phương trình phân ly: Al2(SO4)3 = 2 Al3+ + 3 SO42- Các ion SO42- là các ion gốc axit mạnh và là ion trung tính. Trong khi đó khi bị hiđrat hoá ion Al3+ phản ứng với nước theo phương trình: Al3+ + H2O = Al(OH)2+ + H+ Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)2+ + H+ Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)3 + H+ - Ngược lại các muối tạo ra từ axit yếu và kim loại mạnh như Na2CO3, Na3PO4, CH3COONa, ... khi hoà tan trong nước sẽ xảy ra sự thuỷ phân của các anion gốc axit tạo ra OH- nên dung dịch có môi trường bazơ, pH > 7. f) Phản ứng trong dung dịch: + Trong hầu hết các phản ứng vô cơ xảy ra trong dung dịch nước là phản ứng có sự tham gia của các ion. + Phản ứng trung hoà xảy ra giữa các ion H+ và ion OH- tạo ra muối và nước. + Loại phản ứng thường gặp là phản ứng trao đổi ion giữa hai chất ion hay một chất ion và chất khác. Điều kiện cần và đủ để một phản ứng trao đổi diễn ra hoàn toàn là phản ứng phải tạo ra chất kết tủa, chất bay hơi hay chất ít điện ly. - Thí dụ 1: Trộn hai dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa. Phương trình phản ứng dạng phân tử, ion đầy đủ và ion rút gọn như sau: Na2SO4 + BaCl2 = BaSO4↓ + 2 NaCl 2 Na+ + SO42- + Ba2+ + 2 Cl- = BaSO4↓ + 2 Na+ + 2 Cl- SO42- + Ba2+ = BaSO4↓ - Thí dụ 2: Trộn hai dung dịch Na2CO3 với dung dịch H2SO4 loãng tạo khí CO2. Phương trình phản ứng dạng phân tử, ion đầy đủ và ion rút gọn như sau: Na2CO3 + H2SO4 = Na2SO4 + H2O + CO2↑ 2 Na+ + CO32- + 2 H+ + SO42- = 2 Na+ + SO42- + H2O + CO2↑ CO32- + 2 H+ = H2O + CO2↑ - Thí dụ 3: Trộn dung dịch CH3COONa với dung dịch HCl. Phản ứng xảy ra tạo thành dung dịch có mùi dấm. Phương trình phản ứng như sau: CH3COONa + HCl = CH3COOH + NaCl CH3COO- + Na+ + H+ + Cl- = CH3COOH + Na+ + Cl- CH3COO- + H+ = CH3COOH Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng + Nếu không đáp ứng điều kiện trên thì các phản ứng trao đổi sẽ không xảy ra. Chẳng hạn khi trộn hai dung dịch NaCl và dung dịch HNO3, không xảy ra phản ứng do trong dung dịch các ion tồn tại đồng thời không tạo chất mới. B. bài tập lý thuyết: 1) a) Theo định nghĩa axit - bazơ của Bronxtet, các ion Na+, NH4+, CO32-, CH3COO-, HSO4-, K+, Cl-, HCO3- là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao? b) Trên cơ sở đó hãy dự đoán các dung dịch cho dưới đây có pH lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4. 2) a) Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính : C H S , Na 4NH , + 3 2Al(H O) , + 6 5O , − 2− 2Zn(OH) , +, ? Tại sao ? Cl− b) Hòa tan 5 muối NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2S, C6H5ONa vào nước thành 5 dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung dịch một ít quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì ? Tại sao ? 3) Thêm dần dung dịch KOH 33,6% vào 40,3 ml dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,24 g/ml) đến khi trung hòa hoàn toàn, thu được dung dịch A. Đưa A về 0oC thu được dung dịch B có nồng độ 11,6% và khối lượng muối tách ra là m (gam). Tính m. 4) a) Hãy giải thích tại sao nước nguyên chất có pH = 7 và nước có hòa tan CO2 (khi để nước cất ngoài không khí) lại có pH < 7 ? b) Cho vài giọt dung dịch quỳ tím vào các dung dịch NH4Cl, Na2SO4, Na2CO3 dung dịch chuyển màu gì ? Giải thích. 5) Cho một ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng ta thu được dung dịch A. Hỏi dung dịch có màu gì ? Màu dung dịch A biến đổi như thế nào trong các thí nghiệm sau : a) Đun nóng dung dịch hồi lâu ? b) Thêm một số mol HCl bằng số mol NH3 có trong dung dịch A ? c) Thêm một ít Na2CO3 ? d) Thêm AlCl3 tới dư ? 6) Cho từ từ một mẫu natri kim loại vào dung dịch muối sunfat kim loại hóa trị II cho tới khi kết tủa trắng xuất hiện và sau đó vừa tan hết. Hỏi đó là muối sunfat kim loại gì đã học (Fe, Mg, Zn, Cu, Ni, Ca, Hg, Ba, Mn) ? Giá trị pH của dung dịch thu được lớn hơn hay nhỏ hơn 7 ? Tại sao ? 7) Cho dung dịch NaOH có pH = 12 (dung dịch A). a) Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có pH = 11. b) Cho 0,5885 gam muối vào 100 ml dung dịch A và đun sôi dung dịch, sau đó làm nguội và thêm một ít phenolphtalein vào. Hỏi dung dịch có màu gì ? 4NH Cl Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng 8) a) Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4 ? b) Cho a mol NO hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7, tại sao ? 2 9) Các câu sau đây đúng hay sai, tại sao ? a) Có những bazơ lưỡng tính, ví dụ : Al(OH)3. b) Trong phân tử bazơ phải có nhóm - OH. c) Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. d) Bazơ luôn luôn tác dụng với oxit axit. 10) Những loại muối nào dễ bị thủy phân ? Phản ứng thủy phân có phải là phản ứng trao đổi proton hay không ? Nước đóng vai trò axit hay bazơ. 11) Cho biết CrO là oxit bazơ, là oxit lưỡng tính và là oxit axit. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho từng oxit lần lượt tác dụng với các dung dịch HCl và NaOH. 2 3Cr O 3CrO 12) Dung dịch A chứa các ion Na , , SO , . + 4NH + 2 4 − 2 3CO − 1. Dung dịch đó được điều chế từ 2 muối trung hòa nào ? 2. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau : − Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch dư, đun nóng, ta thu được 4,3 gam kết tủa X và 470,4 ml khí Y ở 13 và 1 atm. 2Ba(OH) o,5 C − Phần thứ hai cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2 ml khí ở 13 và 1 atm. o,5 C Tính tổng khối lượng các muối trong 1/2 dung dịch A. 13) a) Hãy phân biệt các ôxit rắn: SiO2, Al2O3 và MgO bằng dung dịch axit - bazơ. b) Cho BeO là một ôxit luỡng tính, N2O5 là ôxit axit, CaO là một ôxit badơ. Hãy viết phương trình phản ứng nếu có khi cho chúng tác dụng lần lượt với các dung dịch NaOH, HCl, NH4OH và CO2. c) Phân biệt PbO lưỡng tính, BaO bazơ và P2O5 axit. C. Các bài toán: 1) Cho một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol 3:1. Lấy 100 ml dung dịch A trung hoà vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH chứa 20 g NaOH trong một lít. a) Hãy tính nồng độ mỗi axit (mol/lit) Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng b) 200 ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch badơ B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M c) Tính tổng lượng muối thu được sau phản ứng giữa dung dịch A và B? 2) Cho một dung dịch A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ 2:1 (về số mol). a) Biết rằng khi cho 200 ml dung dịch A tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M thì lượng axit dư trong A vừa đủ để tác dụng với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Tính nồng độ mol mỗi axit trong dung dịch A. b) Nếu trộn 500 ml dung dịch A với 100 ml dung dịch B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5 M thì thu được dung dịch C có tính axit hay badơ? c) Phải thêm vào dung dịch C bao nhiêu lít dung dịch A hay B để thu được dung dịch D trung tính. d) Cô cạn dung dịch D thì thu được bao nhiêu gam muối khan. 3) Hoà tan 17,88 g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B và một kimloại kiềm thổ M vào nước thì thu được dung dịch C và 0,24 mol khí H2 bay ra. Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl với tỉ lệ mol là 1: 4. a) Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần V lít dung dịch D. Tính tổng khối lượng muối khan tạo thành . b) Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào 1/2 dung dịch C thu được dung dịch E và lượng H2 bằng 3/4 lượng H2 thu được ở trên(khi hoà tan hỗn hợp X vào nước). Hãy tính m? c) Nếu cho V lít dung dịch D vào dung dịch E thì lượng kết tủa thu được nhiều hơn lượng kết tủa tạo ra ở phần a bằng bao nhiêu? Cho biết M dễ tan trong nước còn MSO4 không tan. 4) Nung 16,2 gam hỗn hợp A gồm các ôxit MgO, Al2O3 và MO trong một ống sứ rồi cho một luồng H2 đi qua. Trong điều kiện thí nghiệm, H2 chỉ khử MO với hiệu suất 80%, lượng hơi H2O tạo ra chỉ được hấp thụ 90% vào 15,3 g dung dịch H2SO4 90% và thu được dung dịch H2SO4 86,34%. Chất rắn còn lại đem hoà tan trong một lượng axit không ôxi hóa vừa đủ (ví dụ HCl) thu được dung dịch B và còn lại 2,56 g chất rắn kim loại M không tan. Lấy 1/10 dung dịch B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,28 g ôxit. a) Tính khối lượng nguyên tử của M. b) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 5) Hoà tan một mẫu hợp kim Ba - Na (tỉ lệ mol 1:1) vào nước được dung dịch A và 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. a) Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl để trung hoà 1/10 dung dịch A. b) Cho 56 ml CO2 hấp thu hết vào 1/10 dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng c) Cho m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2 M được kết tủa C. Tính m để cho lượng kết tủa C là lớn nhất, bé nhất. Tính lượng kết tủa này? 6) Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit oxalic H2C2O4 và H2SO4 trung hoà hoàn toàn đúng với 250 ml dung dịch NaOH 0,2 M. 250 ml hỗn hợp X làm mất màu đúng 60 ml dung dịch thuốc tím 0,1M. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b) Tìm nồng độ mol từng axit trong dung dịch X? 7) Cho một mẩu hợp kim Na và K tác dụng hết với nước thu được 2 lít H2 (ở 0oC và 1,12 at) và dung dịch D. Đem trung hoà dung dịch D bằng axit HCl 0,5M rồi cô cạn dung dịch thì thu được 13,30 g hỗn hợp muối khan. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim. b) Tính số ml dung dịch HCl cần dùng để trung hoà dung dịch D. 8) Cho 44 g NaOH vào dung dịch chứa 39,2 g axit phôtphoric và cô cạn dung dịch thu được. Hỏi khối lượng các muối tạo thành. 9) Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hoà 100 ml dung dịch C cần dùng hết 35 ml dung dịch H2SO4 2M và thu được 9,32 g kết tủa. a) Tính nồng độ mol của các dung dịch A và B. b) Cần phải trộn bao nhiêu ml dung dịch B với 20 ml dung dịch A để dung dịch thu được hoà tan vừa hết 1,08 g bột nhôm. 10) Hoà tan 7,83 g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A và B thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng HTTH thì thu đưọc 1 lít dung dịch C và 2,8 lít khí H2 (đktc). a) Xác định A và B và nồng độ mol AOH và BOH trong dung dịch C? b) Lấy 500 ml dung dịch C tác dụng với 200 ml dung dịch D chứa H2SO4 0,1 M và HCl nồng độ x mol/l. Tính x cho biết dung dịch E thu được có môi trường trung tính. c) Tính tổng khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch E? 11) Cho 100 ml dung dịch X chứa H2SO4 và HCl tỉ lệ mol 1:1. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần 400 ml dung dịch NaOH 5% (d = 1,2). a) Tính nồng độ mol mỗi axit trong dung dịch X? b) Nếu nồng độ % NaCl trong dung dịch sau phản ứng bằng 1,95. Hãy tính khối lượng riêng của dung dịch X và nồng độ % mỗi axit trong dung dịch X? Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội www.truongthi.com.vn Lớp học qua mạng Môn Hoá Thầy Lê Kim Long Khoa Hoá – ĐH Quốc gia Hà Nội c) Một dung dịch Y chứa hai badơ là NaOH và Ba(OH)2. 100 mldung dịch X trung hoà vừa đủ 100 ml dung dịch Y tạo ra 23,3 g kết tủa. Chứng minh rằng trong dung dịch thu được không còn Ba2+. Tính nồng độ mol mỗi badơ trong dung dịchY? 12) Thêm 100 ml nước vào 100 ml dung dịch H2SO4 thu được 200 ml dung dịch X có d = 1,1 g/ml. a) 10 ml dung dịch X trung hoà vừa đủ 10 ml dung dịch NaOH 2M. Tính nồng độ mol và khối lượng riêng của dung dọch H2SO4 ban đầu. b) Lấy 100 ml dung dịch X rồi thêm vào đó 100 ml dung dịch HCl được 200 ml dung dịch Y. Khi trung hoà vừa đủ 100 ml dung dịch Y bằng 200 ml dung dịch NaOH thì thu được hai muối có tỉ lệ khối lượng NaCl / Na2SO4 bằng 1,17. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl và dung dịch NaOH

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_so_7_axit_bazo_va_phan_ung_trong.pdf