1. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A mạch hở, thấy sinh ra CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Số mol O2 phản ứng gấp 4 lần số mol A đem đốt. xác định CTPT, CTCT có thể có của A. Gọi tên A. Biết A tác dụng H2 cho rượu B đơn chức bậc I.
2. Điều chế:
a. Nhựa phenolfomandehit từ metan.
b. Andehit benzoic từ đá vôi và than đá.
c. Propenal từ butan.
d. Andehit fomic từ tinh bột.
3. A là một chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, có mạch cacbon không phân nhánh, trong đó có oxi chiểm 37,21% về khối lượng. khi cho 1mol A tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư được 4 mol Ag. Xác định CTCT của A. từ A điều chế cao su buna.
4. Cho 8,6gam ankanal A phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 cho một axit hữu cơ C và 21,6 gam Ag.
Xác định CTPT A.
5. Cho hỗn hợp A và 1 đồng đẳng B nhỏ hơn A 2 nguyên tử cacbon tác dụng với H2 dư xúc tác Ni được 8,28g rượu. Mặt khác nếu cùng một lượng hỗn hợp trên nếu đem đốt cháy được 19,8 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hợp trên.
6. 11,6 gam andehit đơn no A có số cacbon lớn hơn 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8gam. Tìm CTCT của A.
7. Oxi hóa x gam rượu etylic bằng oxi không khí với xúc tác Cu để tạo thành andehit tương ứng. Nếu lấy hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với Na dư cho 0,036l khí (đkc). Nếu cho hỗn hợp phản ứng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 4,32gam Ag. Tính x? Tính hiệu suất phản ứng. Nếu H tăng 10% thì thể tích H2 tăng hay giảm bao nhiêu lần?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học Lớp 11 - Phần: Anđehit. Xeton. Axit Cacboxilic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP
Chương: ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXILIC
(TỰ LUẬN)
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A mạch hở, thấy sinh ra CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Số mol O2 phản ứng gấp 4 lần số mol A đem đốt. xác định CTPT, CTCT có thể có của A. Gọi tên A. Biết A tác dụng H2 cho rượu B đơn chức bậc I.
Điều chế:
a. Nhựa phenolfomandehit từ metan.
b. Andehit benzoic từ đá vôi và than đá.
c. Propenal từ butan.
d. Andehit fomic từ tinh bột.
A là một chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, có mạch cacbon không phân nhánh, trong đó có oxi chiểm 37,21% về khối lượng. khi cho 1mol A tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư được 4 mol Ag. Xác định CTCT của A. từ A điều chế cao su buna.
Cho 8,6gam ankanal A phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 cho một axit hữu cơ C và 21,6 gam Ag.
Xác định CTPT A.
Cho hỗn hợp A và 1 đồng đẳng B nhỏ hơn A 2 nguyên tử cacbon tác dụng với H2 dư xúc tác Ni được 8,28g rượu. Mặt khác nếu cùng một lượng hỗn hợp trên nếu đem đốt cháy được 19,8 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hợp trên.
11,6 gam andehit đơn no A có số cacbon lớn hơn 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8gam. Tìm CTCT của A.
Oxi hóa x gam rượu etylic bằng oxi không khí với xúc tác Cu để tạo thành andehit tương ứng. Nếu lấy hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với Na dư cho 0,036l khí (đkc). Nếu cho hỗn hợp phản ứng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 4,32gam Ag. Tính x? Tính hiệu suất phản ứng. Nếu H tăng 10% thì thể tích H2 tăng hay giảm bao nhiêu lần?
10,2gam hỗn hợp 2 andehit đơn noA và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dd AgNO3/NH3 cho 43,2gam Ag và 2 axit hữu cơ tương ứng. Nếu đem hỗn hợp trên đốt cháy hoàn toàn thì V (CO2), m (H2O) =? Tìm CTPT của A, B.
Cho bay hơi 2,9gam mốt chất hữu cơ X chỉ chứa 1 loại nhóm chức ta được 2,24l khí X (109,2oC; 0,7 atm). Mặt khác, cho 5,8d X tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thấy tạo thành 43,2gam Ag. Xác định CTPT, CTTCT và gọi tên X.
A, B là chất hữu cơ chứa H, C, O (chứa 1 loại nhóm chức). Trong đó A có thành phần khối lượng m (O): m (H): m (O)=1,5:0,25:2. Còn khi đốt B thì tỉ lệ mol n (CO2): n ( H2O): n (O2)=2:1:1,5.
Tìm công thức nguyên của A và B. Tìm CTPT, CTCT của A và B. Biết 1mol A hay 1mol B tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư đều cho 4mol Ag. Viết Phuong trình phản ứng điều chế A,B từ metan.
Cho 2,4g X tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư thu được 7,2g Ag. Xác định CTPT X. Từ CH4 điều chế X.
Một hỗn hợp X gồm 2 khí axetilen và propin có d (X/H2) =15,8. Cho 2,24lit khí X (đkc) tác dụng với nước, điều kiện thích hợp được hỗn hợp 2 sản phẩm, sau đó cho tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì được 10,8g Ag. Hỗn hợp khí X còn lại sau phản ứng hợp nước dẫn qua dung dịch Brom dư thấy bình tăng lên 0,66g. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X. Tính hiệu suất phản ứng hợp nước của mỗi hidrocacbon.
Một hỗn hợp X gồm ankanal A và H2. Đốt cháy 1,12lit X (đkc) cho 2,64g CO2 và 1,62g H2O. Mặt khác, nếu dẫn hh X trên qua Ni nóng được hh Y, d (Y/H2) =20. Tính %VA;%V (H2). Xác định CTCT của A và tỉ lệ A tham gia phản ứng cộng H2.
Cho 0,1 mol andehit A có mạch cacbon không phân nhánh tác dụng hoàn toàn với hidro, thấy cần dùng 6,72lit H2( đkc) và thu được chất hữu cơ B. Cho lượng B này tác dụng với Na dư thì thu được 2,24lit khí (đkc). Mặt khác, nếu lấy 8,4gam A tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được hỗn hợp X gồm 2 muối và 43,2 gam Ag. Xác định CTCT A, B. Tính khối lượng hỗn hợp muối.
Chia 11,36gam hỗn hợp 2 andehit đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
- Đốt cháy phần 1 ta thu đựơc 12,32gam CO2 và 3,6g H2O.
- Phần 2 cho tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 dư được 34,56gam Ag.
Xác định CTPT 2 andehit đã cho.
Oxi hóa 53,2gam hỗn hợp một rượu đơn chức và 1 andehit đơn chức ta thu được 1 axit hữu cơ duy nhất (H=100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam hh dung dịch NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thu được dd chỉ chứa muối của axit hữu cơ có nồng độ 21,87%. Xđ CTPt của rượu và andehit ban đầu. Hỏi m có giá trị trong khoảng nào. Cho m=400g. Tính %m rượu và andehit trong hỗn hợp đầu.
Hai chất hữu cơ no mạch hở A, B đều chứa C, H, O.
Cho vào bình kín 0,01mol chất A với lượng oxi vừa đủ để đốt cháy hết A. Sauk hi đốt cháy hoàn toàn, thấy số mol khí giảm 0,01mol so với số mol trước phản ứng. Xác định CTPT A biết rằng A chỉ chứa 1 nguyên tử Oxi. Bằng dung dịch felinh, oxi hóa 3,48g A thành axit C, toàn bộ lượng C tạo thành được trộn với B theo tỉ lệ nC: nB=2:1. Để trung hòa hỗn hợp thu được phải dùng hết 25,42ml dd NaOH 16% (d= 1,18 g/ml). Tìm CTCT A, B. Biết B không bị thủy phân.
Chất hữu cơ (A) có chứa C, H, O. Cho 2,25g (A) tác dụng vừa đủ với 50ml dd KOH 1M. Tìm CTCT A. Biết A + Na2CO3 tạo CO2
A có công thức đơn giản là (CHO)n. Đốt 1 mol A ta thu được dưới 6mol CO2. Biện luận tìm CTPT (A). Gọi tên (A).
Một hh X gồm 2 axit hữu cơ no (mỗi axit chứa không quá 2 nhóm –COOH) có khối lượng 16g tương ứng với 0,175mol. Đốt cháy hoàn toàn hh X rồi cho sản phẩm chạy qua nước vôi trong dư, thu được 47,6g kết tủa. Mặt khác, nếu cho hh X tác dụng vừa đủ với dd Na2CO3 thu được 22,6g muối. CTCT các axit trong hh X?
Muốn trung hoà 0,15mol một axit cacboxylic (A) cần dùng 200ml dd NaOH 1,5M. Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn 0,05mol (A) trên thì thu được 4,4g CO2 và 0,9g H2O. a) CTCT A. Gọi tên A. b) Từ CH4 đ/c (A).
Oxi hoá 6g một chất hữu cơ chứa oxi (A) thu được 1 axit hữu cơ đơn tương ứng (B) với hiệu suất 80%. Nếu lấy lượng axit thu được ở trên tác dụng với Na2CO3 dư thấy thoát ra 896cm3 CO2 (đkc). Tìm CTCT A, B.
Một axit hữu cơ mạch hở A. Khi đốt hoàn toàn A nhận thấy: – Số mol CO2 thu được = số mol oxi pứ. – Số mol H2O thu được = 2 nA pứ. Mặt khác, 0,1mol A pứ vừa đủ với 160g dd brom 10%. CTCT A.
Oxi hoá 1 rượu đơn no (A) ta được axit đơn no (B) tương ứng. Lấy 3,42g hh A, B tác dụng với Na (dư) cho 5,6lít khí (đkc).
a) CTPT – CTCT A, B.
b) Nếu đun 1,71g hh trên với H2SO4 đđ. Tính m % thu được. (H = 100%).
Cho 30g hh 2 chất hữu cơ A, B mạch hở chỉ chứa nhóm chức – OH và – COOH. Trong đó A có 2 nhóm chức khác và B chỉ có 1 nhóm chức. Cho hh A, B tác dụng Na (dư) giải phóng 6,72 lít H2 (đkc). Mặt khác nếu đem trung hoà 30g hh trên cần 0,8 lít dd NaOH 0,5M. Khi đốt A cũng như B đều thu được nCO2 = nH2O – gốc hydrocacbon A lớn hơn B. Tìm CTPT – CTCT A, B.
Hoà tan 26,8g hh 2 axit cacboxylic no đơn chức vào H2O. Chia dd làm 2 phần bằng nhau – phần 1 tác dụng hoàn toàn với Ag2O(dư)/NH3 thu được 21,6g Ag. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với 200ml dd NaOH 1M. CTCT 2 axit.
Hh X gồm 2 axit hữu cơ no mạch hở, 2 lần axit (A) và axit không no (có 1 nối đôi, mạch hở, đơn chức (B). Số nguyên tử cacbon trong chất này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08g hh X được 4,704 lít CO2 (đkc). Nếu trung hoà hết 508g hh X cần 360ml dd NaOH 0,2M được hh muối Y. a) Tìm CTPT A, B. b) Tính % klg các chất trong hh X.
50ml dd A gồm một axit hữu cơ đơn chức và 1 muối của nó với một kim loại kiềm cho tác dụng với 10ml dd Ba(OH)2 1,25M. Sau pứ để trung hoà dd cần thêm 3,75g dd HCl 14,6%. Sau đó cô cạn dd thu được 54,325g muối khan. Mặt khác, khi cho 50ml dd A tác dụng với H2SO4 dư rồi đun nóng thì thu được 0,784 lít hơi của axit hữu cơ trên (sau khi làm khô) ở 54,60C và 1,2atm. a) Tính CM các chất trong dd? b) CTPT muối của axit hữu cơ.
Cho m gam hh X gồm một axit hữu cơ (A) có CTTQ: CnH2nO2 và một rượu B có CT: CnH2n+2O. Biết A và B có klg phân tử bằng nhau. Lấy 1/10 hh X cho tác dụng lượng dư Na thì thu được 168ml H2 (đkc). – Đốt 1/10 hh X cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dd NaOH dư, sau đó thâm tiếp dd BaCl2 dư vào thì nhận được 7,88g kết tủa. a) Tìm CTPT của A, B. b) Tính m?. c) Đun m g hh X với H2SO4 đđ, làm xt. Tính m % ta thu được (H = 100%).
X là chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O có MX = 88 đvC. Cho biết: X + dd Ca(OH)2 2 : 1 ® Y + Z. (Cả 2 đều tráng gương được). Tìm CTCT X, Y, Z. Từ khí thiên nhiên đ/c X, Y, Z.
Có 3 chất hữu cơ A, B, C đều là rượu và chỉ chứa nhóm – OH, klg phân tử của A, B, C lần lượt tạo thành một cấp số cộng và có tính chất sau: – Oxi hoá A bởi CuO tạo chất hữu cơ A có khả năng tham gia pứ tráng gương – B và C khi cho tác dụng Cu(OH)2 thì chỉ có C tạo được dd màu xanh lam trong suốt – Khi đốt bất kỳ lượng nào của A, B, C đều cho mCO2 : mH2O = 11 : 6. Tìm CTPT – CTCT A, B, C.
Có 4 chất hữu cơ mạch hở ứng với CTPT: C3H6O; C3H6O2; C3H4O; C3H4O2, được ký hiệu ngẫu nhiên A, B, C, D. Trong đó A, C cho pứ tráng gương, B, D pứ được với NaOH, D pứ vớ H2 tạo thành B; oxi hoá C thu được D. Tìm A, B, C, D. 2) Este là gì? Viết CT tổng quát của este (A) tạo bởi axit một lần axit và rượu m lần rượu. Este (B) tạo ra bởi axit n lần axit và rượu 1 lần rượu; este (C) tạo bởi axit n lần axit và m lần rượu. Viết các pứ của A, B, C lần lượt tác dụng với dd Ba(OH)2 đun nóng.
Chất hữu cơ A chứa C, H, O. Cho 2,25g A tác dụng vừa đủ với 50ml dd KOH 1M. Tìm CTCT A, biết A + Na2CO3=>CO2.
A có công thức đơn giản là (CHO)n. Đốt 1mol A ta thu được dưới 6mol CO2. Biện luận tìm CTPT và gọi tên A.
Một hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no (mỗi axit không chứa quá 2 nhóm –COOH) có khối lượng 16g tương ứng với 0,175mol. Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư, thu được 47,6g kết tủa. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dd Na2CO3 thu được 22,6g muối. CTCT của các axit trong hỗn hợp X.
Muốn trung hòa 0,15 mol một oxit cacboxylic (A) cần dùng 200 ml dd NaOH 1,5M. mặc khác để đốt cháy hoàn toàn 0,05 ml (A) trên thì thu được 4,4 g CO2và 0,9 g H2O.1) CTCT A- gọi tên A. 2) Từ CH4 đ/c A.
Oxi hóa 6 g một chất hữu cơ chứa oxi (A) thu được một oxit hữu cơ đơn tương ứng (B) với hiệu suất 80%. Nếu lấy lượng axít thu được ở trên tác dụng với Na2CO3 dư thấy thoát ra 896 cm3 CO2 (đkc). Tìm CTCT A, B.
Một axit1 hữu cơ mạch hở A. khi đốt hoàn toàn A nhận thấy:
- số mol CO2 thu được = số mol oxi phản ứng- số mol H2O thu được = 2 nA phản ứng. Mặt khác, 0,1mol A phản ứng vừa đủ với 160g dd Brom 10%. CTCT A?
Oxi hóa một rượu đơn no A ta được một axit đơn no B tương ứng. Lấy 3,42g hỗn hợp A, B tác dụng với Na dư cho 5,6lit khí (đkc). Xác định CTPT, CTCT A, B. Nếu đunn 1,71g hh trên với axit H2SO4 đậm đặc. Tính m este thu được (H=100%).
Cho 30g hh 2 chất hữu cơ A, B mạch hở chỉ chu71anho1m chức –OH và –COOH. Trong đó A có 2 nhóm chức khác và B chỉ có 1 nhóm chức. Cho hh A, B tác dụng Na dư giải phóng 6,72lit khí H2 (đkc). Mặt khác, nếu đem trung hòa hh trên cần 0,8 lit dd NaOH 0,5M. Khi đốt A cũng như b đều thu được n (CO2) = n (H2O). Biết rằng gốc hidrocacbon của A lớn hơn B, xa1x định CTPT, CTCT của A, B.
Hòa tan 26,8g hh 2 axit cacboxylic no, đơn chức vào nước. Chia dung dịch thành 2 phần bắng nhau.
- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với Ag2O dư/NH3 thu được 21,6g Ag.
- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M.
Xác định CTPT, CTCT của 2 axit.
Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no , mạch hở, 2 lần axit A và axit không no (có 1 nối đôi) mạch hở, đơn chức B. Số nguyên tử cacbon trong chất này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong chất kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08g hh X cần 4,704lit CO2 (đkc). Nếu trung hòa hết 5,08g hh X cần 360ml dd NaOH 0,2M được hh muối Y. Tìm CTPT A, B. Tính % khối ượng các chất trong hỗn hợp đầu.
50ml dung dịch A gồm 1 axit hữu cơ đơn chức và 1 muối của nó với 1 kim loại kiềm cho tác dụng với 10ml dung dịch Ba(OH)2 1,25M. Sau phản ứng để trung hòa dd cần them 3,75g dd HCl 14,6%. Sau đó cô cạn dd thu được 54,325g muối khan. Mặt khác, khi cho 50ml dd A tác dụng với H2SO4 dư rồi đun nóng thì thu được 0,784l hơi của axit hữu cơ trên (sau khi làm khô) ở 54,6oC va2 1,2 atm. Tính CM các chất trong dung dịch. Xác định CTPT của axit hữu cơ.
Cho m gam hỗn hợp X gồm 1 axit hữ cơ A có công thức tổng quát CnH2nO2 và 1 rượu B có công thức tổng quát CmH2m+2O. Biết A và B có khối lượng phân tử bằng nhau. Lấy 1/10 hh X cho tác dụng với lượng dư Na thì thu được 168ml H2 (đkc). Đốt 1/10 hhX, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dd NaOH dư, sau đó thêm tiếp dd BaCl2 dư vào thì nhận được 7,88g kết tủa. Tìm CTPT của A, B. Tính m.
Đun m gam hhX với H2SO4 đậm đặc làm xúc tác. Tính khối lượng ester thu được (H=100%). X là hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O có MX=88 đv.C. Cho biết X X tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ 2:1 thu được Y và Z ( cả 2 đều tráng gương được). Tìm CTCT X, Y, Z. Từ khí thiên nhiên điều chế X, Y, Z.
Có 3 chất hữu cơ A, B, C đều là rượu và chỉ chứa nhóm –OH,, khối lượng phân tử A, B, C tạo thành 1 cấp số cộng và có tính chất sau:
- Oxi hóa A bởi CuO tạo thành chất hữu cơ A’ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
- B, và C cho tác dụng với Cu(OH)2 thì chỉ có C tạo được thành dd màu xanh lam trong suốt.
- Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lượng bất kí A, B hay C đều cho n (CO2): n (H2O) =11:6.
Tìm CTPT, CTCT của A, B, C.
Có 4 chất hữu cơ mạch hở ứng với CTPT: C3H6O, C3H6O2, C3H4O, C3H6O2 được kí hiệu ngẫu nhiên A, B, C, D. Trong đó A, C cho phản ứng tráng gương ; D, B phản ứng được với NaOH; D phản ứng với H2 tạo thành B; oxi hòa C được D. Tìm A, B, C, D.
Ester là gì? Viết CTTQ của ester A tạo bởi axit một lần axit và rượu m lần rượu. Ester B tạo bởi axit n lần axit và rượu 1 lần rượu. Ester C tạo bởi axit n lần axit và rượu m lần rượu. Viết các phàn ứng của A, B, C lần lượt tác dụng với Ba(OH)2 đun nóng.
Một chất hữu cơ X có CT C7H8O2 . X tác dụng với dd NaOH theo tỉ lệ phản ứng là 1:1. Lấy lượng X tác dụng với dd NaOH đem tác dụng với Na thì n (H2) = nX. Tìm CTCT X.
Đốt cháy hoàn toàn axit hữu co A mạch hở được m (CO2): m ( H2O) = 88:27; ngoài ra axit A + NaOH muối B D . Viết CTCT các đồng phân axit.
Hai chất X (C2H4O2) và Y (C3H6O3), khi cho X và Y với số mol bằng nhau tác dụng với dd NaOH thì Y tạo ra khối lượng muối gấp 1,647 lần khối lượng muối tạo ra từ X. Ngoài ra nếu cho Y tác dụng với CuO đun nóng tạo ra Z có khả năng tráng bạc. Tìm CTCT của X, Y, Z.
Từ xenlulozo và các chất vô cơ cần thiết có đủ, điều chế: PVC, nhựa Bakelit, axit picric, metyl axetat, vinyl-axetat.
Từ tinh bột, điều chế: cao su Buna, polyvinylaxetat, p-cresolat natri.
Từ rượu n-propylic đ/c rượu metylic,rượu etylic.
Từ CaCO3, C, H2O, k khí, Zn, HCl đ/c aniline.
Từ CaCO3,C,H2O,NaCl,HNO3 hãy đ/c caosubuna,caosubuna-S,caosubuna-N,caosu cloropren, thuốc trừ sâu 666, thuốc nổ TNT, DDT,Tơ clorin, thuốc diệt cỏ dại 2,4-D.
Từ 3 nguyên liệu chất là C,H2O,NaCl điều chế fomiat metyl, arylat metyl.
Nhận biết:
Etylen, propen.
Axetylen, propin.
Benzene, toluene, etyl benzene.
Ancol etylic, ancol n-propylic.
Etyl focmiat, etyl axetat.
Một hh gồm Axit axetic, ancol n-propylic, andehit axetic.
Chỉ dùng 1 thuốc thủ nhận biết nhận biết: CH3OH, C2H5OH, CH3COOH.
Chỉ dùng 1 thuốc thủ nhận biết nhận biết 5dd sau:NaNO3, Na2CO3, CH3COONa, C6H5ONa, C2H5ONa.
Axit axetic, axit arylic, ancol etylic, etylen glycol, andehit axetic.
Không dùng thuốc thử hãy nhận biết : CuSO4, NaOH, glyxerol, andehit axetic, glucozo, axit axetic, benzene.
Polyetylen, polyvinylclorua.
Nhận biết axit focmic, axit axetic, axit acrylic, axit amino axetic.
Tách rời:
CH3CHO, CH3COOH, CH3-O-CH3
CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH, H2O. Tách CH3COOH
Natri phenolat, natri axetat, clohydrat aniline.
Khi oxi hóa rượu butylic thu được hh axit butylric, andehit butylric, và ancol butylric dư.
Chia hh A gồm rượu metylic và 1 rượu đđ thành 3 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất td hết với natri thấy bay ra 336 ml H2 (đktc). Oxi hoá phần thứ hai bằng CuO thành andehit (hiệu suất pu 100%) sau đó cho td với AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 10,8 gam Ag kim loại. Cho phần thứ 3 bay hơi và trộn với một lượng dư oxi thì thu được 5,824 lít khí ở 136,50C và 0,75 atm. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu thì thu được 5,376 l khí ở 136,50C và 1 atm.
1. Viết các ptpư xẩy ra.
2. Xác định CTPT của rượu đồng đẳng
3. Nếu không biết rượu bậc 2 là đồng đẳng của rượu metylic mà chỉ biết nó là rượu bậc nhất, đơn chức thì có thể tìm được công thức của rượu thư 2 không?
File đính kèm:
- bai_tap_hoa_hoc_lop_11_phan_andehit_xeton_axit_cacboxilic.doc