Bài tập Kim loại kiềm thô

[1]. Cho các KL sau: Na, Ba, Ca, Mg, Fe, Al, Cr. KL nào tác dụng với H2O ở điều kiện thường? KL nào phản ứng ít? Viết phương trình phản ứng, nêu mối quan hệ giữa số mol OH- trong dd và số mol khí H2 thu được sau phản ứng.

[2]. Cho Na lần lượt vào các dd sau: HCl, NH4NO3, AlCl3, NaOH, Ca(OH)2, FeCl2. Trường hợp nào xảy ra phản ứng? Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Nêu thay Na bằng Ba thì hiện tượng có gì khác không?

[3]. Cho hỗn hợp X gồm Ba, Ca, Na, K vào nước dư, sau phản ứng thu được 0,448 lít khí(đktc) và 200 ml ddG.

a/ Tính pH của ddG.

b/ Muốn trung hòa ddG cần bao nhiêu ml dd gồm HCl 0,1M, H2SO4 0,1M, HNO3 0,1M.

c/ Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho ddG tác dụng với 100 ml ddH gồm HNO3 0,1M và Fe(NO3)3 0,2M.

[4]. Một hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp có khối lượng 8,5g, X phản ứng hết với H2O thu được 3,36 l khí H2 (đktc).

a/ Xác định A, B

b/ Thêm vào 8,5g hỗn hợp X trên 1 kim loại kiềm thổ D được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với H2O được 4,48 l H2 (đktc) và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn Z có khối lượng 22,15g. Xác định D và khối lượng của D.

c/ Để trung hoà dung dịch E cần thêm bao nhiêu lít dung dịch F chứa HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được.

[5]. Cho 5,05g hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm tác dụng với H2O. Sau phản ứng cần dùng hết 250ml dung dịch H2SO4 0,3M để trung hoà hoàn toàn dung dịch thu được.

a/ Xác định kim loại kiềm, biết rằng tỉ lệ khối lượng nguyên tử của kim loại kiềm chưa biết và kali hỗn hợp lớn hơn 1/4.

b/ Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Kim loại kiềm thô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KL + H2O ở điều kiện thường [1]. Cho các KL sau: Na, Ba, Ca, Mg, Fe, Al, Cr. KL nào tác dụng với H2O ở điều kiện thường? KL nào phản ứng ít? Viết phương trình phản ứng, nêu mối quan hệ giữa số mol OH- trong dd và số mol khí H2 thu được sau phản ứng. [2]. Cho Na lần lượt vào các dd sau: HCl, NH4NO3, AlCl3, NaOH, Ca(OH)2, FeCl2. Trường hợp nào xảy ra phản ứng? Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Nêu thay Na bằng Ba thì hiện tượng có gì khác không? [3]. Cho hỗn hợp X gồm Ba, Ca, Na, K vào nước dư, sau phản ứng thu được 0,448 lít khí(đktc) và 200 ml ddG. a/ Tính pH của ddG. b/ Muốn trung hòa ddG cần bao nhiêu ml dd gồm HCl 0,1M, H2SO4 0,1M, HNO3 0,1M. c/ Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho ddG tác dụng với 100 ml ddH gồm HNO3 0,1M và Fe(NO3)3 0,2M. [4]. Một hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp có khối lượng 8,5g, X phản ứng hết với H2O thu được 3,36 l khí H2 (đktc). a/ Xác định A, B b/ Thêm vào 8,5g hỗn hợp X trên 1 kim loại kiềm thổ D được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với H2O được 4,48 l H2 (đktc) và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn Z có khối lượng 22,15g. Xác định D và khối lượng của D. c/ Để trung hoà dung dịch E cần thêm bao nhiêu lít dung dịch F chứa HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được. [5]. Cho 5,05g hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm tác dụng với H2O. Sau phản ứng cần dùng hết 250ml dung dịch H2SO4 0,3M để trung hoà hoàn toàn dung dịch thu được. a/ Xác định kim loại kiềm, biết rằng tỉ lệ khối lượng nguyên tử của kim loại kiềm chưa biết và kali hỗn hợp lớn hơn 1/4. b/ Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp. [6]. Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là A. Na. B. Ca. C. Ba. D. K. [7]. Hoà tan một lượng hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm M, M’ thuộc 2 chu kì kế tiếp vào H2O thu được dung dịch A và 0,336 lít khí (đktc). Cho HCl dư vào dd A, cô cạn dung dịch thu được 2,075 gam muối khan. Kim loại M, M’ là: A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. [8]. Cho 4,6 gam hỗn hợp gồm Rb và một kim loại kiềm M tác dụng với H2O thì thu được một dung dịch kiềm. Để trung hoà lượng kiềm này người ta phải dùng hết 800 ml dung dịch HCl 0,25M. 1/ Kim loại kiềm M là: A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. 2/ Thể tích khí thoát ra khi cho hỗn hợp phản ứng với H2O ở 00C và 2atm là: A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít. [9]. Hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA. Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp vào nước, toàn bộ khí thu được cho qua ống đựng CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 6,4 gam Cu. X và Y là A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs. [10]. Hoà tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp kim loại kiềm A và oxit của nó vào nước ta thu được dung dịch B. Cô cạn dụng dịch B thì thu được 22,4g hiđroxit kim loại khan. a/ Định tên kim loại biết thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp gần bằng nhau. b/ Định thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch B. [11]. Hoà tan 6,43 g hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước được 150 g dung dịch và 2,352 lít H2 (đktc). 1/ Tìm hai kim loại A, B và phần trăm khối lượng của chúng trong hỗn hợp. 2/ Cần bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 0,1 M để trung hoà 150 g dung dịch trên ? [12]. Một kim loại M tác dụng với HNO3 loãng thu được M(NO3)3, H2O và hỗn hợp khí F chứa N2 và N2O. Khi hoà tan 2,16(g) M trong 0,5 lít dung dịch HNO3 0,6M thu được 604,8ml hỗn hợp khí F (đktc) có tỷ khối so với H2 là 18,445 và dung dịch D. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 8,638g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào 0,4 lít dung dịch HCl chưa biết nồng độ thu được 3427,2 ml H2(đktc) và dung dịch E. Trộn dung dịch D với dung dịch E thu được 2,34(g) kết tủa. 1/ Xác định M và 2 kim loại kiềm. 2/ Xác định nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng. [13]. Một hỗn hợp nặng 2,15(g) gồm một kim loại kiềm A và một kim loại kiềm thổ B tan hết trong H2O thoát ra 0,448 lít H2 ở đktc và dung dịch C. 1/ Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà một nửa dung dịch C. 2/ Biết rằng khi thêm H2SO4 dư vào một nửa dung dịch C còn lại thì thu được kết tủa nặng 1,165(g). [14]. Cho 4,6g hỗn hợp gồm Rb và một kim loại kiềm M tác dụng với H2O(dư) thì thu được dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch này người ta phải dùng hết 800ml dd HCl 0,25M. 1/ Xác định kim loại M. 2/ Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. 3/ Tính V khí thoát ra khi cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng với H2O(dư) ở 00C và 2atm. [15]. Cho 23 gam Na tác dụng với 100 gam H2O. Nồng độ % của dung dịch kiềm thu được là: A. 32,8%. B. 23,8%. C. 30,8%. D. 29,8%. [16]. Cho 3,9 gam K tác dụng với 101,8 gam H2O thu được dung dịch KOH có d = 1,056g/ml. 1/ Nồng độ % của dung dịch KOH là: A. 5,1%. B. 5,2%. C. 5,3%. D. 5,4%. 2/ Nồng độ mol của dung dịch KOH là: A. 1M. B. 1,5M. C. 0,5M. D. 0,75M. [17]. Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml. [18]. Cho 21,84(g) K kim loại vào 200(g) một dung dịch chứa Fe2(SO4)3 5%, FeSO4 3,04% và Al2(SO4)3 8,55% về khối lượng. Sau phản ứng, lọc tách, thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi. 2/ Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa A. 3/ Tính nồng độ % khối lượng các chất tạo thành trong dung dịch B. [19]. Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%, đun nóng để đuổi hết NH3. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dd C. 1/ Thể tích khí A ở đktc là: A. 6,72 lít. B. 4,48 lít. C. 8,96 lít. D. 10,08 lít. 2/ Lấy kết tủa B rửa sạch, nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là: A. 31,2215g. B. 31,2125g. C. 26,2125g. D. 26,2215g. 3/ Nồng độ % của các chất tan trong C là: A. 2,8683%. B. 3,0505%. C. 2,8863%. D. 3,035%. [20]. Hoà tan một mẫu hợp kim Ba - Na (với tỉ lệ số mol nBa:nNA = 1:1) vào nước được dung dịch A và 6,72 lít khí (ở đktc). 1/ Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,1 M để trung hoà 1/10 dung dịch A? 2/ Cho 56ml CO2 (ở đktc) hấp thụ vào 1/10 dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. 3/ Thêm m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A ta được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M, được kết tủa C. Tính m để cho lượng kết tủa C là lớn nhất, bé nhất. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất, bé nhất. [21]. Cho 9,2(g) Na vào 200g dung dịch chứa Fe2(SO4)3 4% và Al2(SO4)3 6,84%. Sau phản ứng, người ta tách kết tủa ra và nung đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung và C% các muối tạo thành trong dung dịch. [22]. Cho 16 gam hợp kim của Ba và một kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch A. 1/ Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để trung hoà 1/10 dung dịch A là: A. 60ml. B. 120ml. C. 30ml. D. Kết quả khác. 2/ Lấy 1/10 A thêm vào đó 99ml dung dịch Na2SO4 0,1M thấy trong dung dịch vẫn còn dư ion Ba2+, thêm tiếp 2 ml vào nữa thấy còn dư ion . Kim loại kiềm là: A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. [23]. Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào H2O thu được dung dịch C và 0,24 mol khí H2 bay ra. Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl trong đó số mol HCl gấp 4 lần số mol H2SO4. 1/ Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần hết V lít dd D. Tổng khối lượng muối tạo thành trong phản ứng trung hoà là: A. 18,64g. B. 18,46g. C. 16,48g. D. 16,84g. 2/ Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào 1/2 dung dịch C thu được dung dịch E và một lượng H2 bằng 3/4 lượng H2 thu được ở trên ( khi hoà tan X vào H2O ). Giá trị của m là: A. 6,48g. B. 6,84g. C. 3,42g. D. 3,24g. 3/ Nếu cho V lít dung dịch D tác dụng với dung dịch E thì lượng kết tủa thu được nhiều hơn lượng kết tủa tạo ra ở phần 1 là: (cho biết M dễ tan trong nước, MSO4 không tan). A. 6,93g. B. 6,39g. C. 9,63g. D. 9,36g. [24]. (ĐHA-2010). Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là A. 12,78 gam. B. 14,62 gam. C. 18,46 gam. D. 13,70 gam. [25]. Nguyên tố M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Hoà tan 23,29 gam kim loại M trong 300ml nước thu được dung dịch Y và có 3,808 lít khí (đktc) bay ra. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y? A. 8,97 %. B. 9,01 %. C. 17,94 %. D. 19,38 %. [26]. Ion M+ có số proton là 11. Cho 6,9gam M tan trong a gam nước thu được dung dịch X có nồng độ 25%. Công thức hiđroxit cao nhất của M và giá trị a là A. KOH ; 41,25 gam. B. NaOH ; 41,1 gam. C. NaOH ; 41,4 gam. D. KOH ; 41,1 gam. [27]. Cho 16g hỗn hợp của Ba và 1 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O ta thu được dung dịch A và 3,36 l H2 (đktc). a/ Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl để trung hoà 1/10 dung dịch A. b/ Cô cạn 1/10 dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. [28]. Hoà tan hoàn toàn 17,2g hỗn hợp kim loại kiềm A và oxit của nó vào H2O thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 22,4g hiđroxit khan. Xác định kim loại và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. [29]. Hoà tan 10,8g hỗn hợp kim loại gồm kim loại kiềm và oxit của nó bằng H2O thu được 500g dung dịch B. Để trung hoà dung dịch B cần 200ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định kim loại. [30]. Hoà tan 46 gam hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì kế tiếp vào nước thu được dung dịch D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì dung dịch sau phản ứng còn dư ion . Kim loại A, B là: A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. [31]. Hoà tan 1,4 gam một kim loại kiềm vào 100 gam H2O thu được 101,2 gam dd bazơ. Kim loại đem hòa tan là: A. Na. B. K. C. Rb. D. Li. [32]. Hoà tan 19,5 gam một kim loại kiềm vào 216 ml H2O thu được dd kiềm có nồng độ 10%. Kim loại kiềm là: A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. [33]. Hoà tan 19,32 hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì kế tiếp vào H2O thu được 5,9136 lít khí đo ở 27,30C, 1atm. Hai kim loại kiềm đó là: A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. [34]. Cho 10,1 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O được dung dịch Y. Để trung hoà dung dịch Y cần 250 ml dd hỗn hợp H2SO4 0,3M và HCl 0,6M. Biết nK < 4nM. Kim loại M là: A. Li. B. Na. C. Rb. D. Li, Na. [35]. Cho 17 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau tác dụng hết với H2O thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. 1/ X gồm: A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. 2/ Thể tích dung dịch HCl 2M cần để trung hoà dung dịch Y là: A. 200 ml. B. 250 ml. D. 300 ml. D. 350 ml. [36]. Cho 3 gam hỗn hợp gồm Na và một kim loại kiềm M tác dụng với H2O thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Trung hoà X cần 800 ml dung dịch HCl 0,25M. 1/ Kim loại M là: A. Li. B. K. C. Rb. D. Cs. 2/ Giá trị của V là: A. 1,12 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. [37]. Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol khí H2 bay ra. Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl trong đó số mol HCl gấp 4 lần số mol H2SO4. 1/ Để trung hoà dung dịch C cần hết V (lít) dung dịch D. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng trung hoà. 2/ Hoà tan hoàn toàn m (gam) Al vào dung dịch C thu được dung dịch E và một lượng H2 bằng lượng H2 thu được ở trên (khi hoà tan X vào nước). Tính m? 3/ Nếu cho V (lít) dung dịch D tác dụng với dung dịch E thì lượng kết tủa thu được nhiều hơn lượng kết tủa tạo ra ở phần 1 là bao nhiêu gam? Cho biết M dễ tan trong nước, MSO4 không tan, Al=27; S=32; O=16; Cl=35,5. [38]. Hoà tan 4,25 g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào H2O được dung dịch A. Để trung hoà dung dịch A cần 150 ml dung dịch HCl 0,1 M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được bao nhiêu gam muối khan. KL + ddaxit [1]. Cho 4g một kim loại kiềm thổ phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A và 2,24 lít khí (đktc). Xác định kim loại kiềm thổ. [2]. Cho m(g) một kim loại kiềm phản ứng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A và 4,48 lít H2 (đktc). Sục 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch A, sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 25,4g hỗn hợp muối khan. Xác định kim loại kiềm và tính khối lượng m. [3]. Cho 20,2g hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp phản ứng với 150ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch A và 3,36 lít H2 (đktc). a/ Xác định hai kim loại kiềm và tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch A. b/ Để trung hoà dung dịch A cần bao nhiêu lít dung dịch B chứa HCl 0,5M và H2SO4 0,5M. [4]. Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp phản ứng với 500ml dung dịch HCl thu được dung dịch A và 2,24 lít H2 (đktc). Cho dung dịch A phản ứng với 100ml dung dịch AlCl3 0,3M thu được 1,56g kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm và nồng độ mol/ lít của dung dịch HCl đã dùng. [5]. X, Y, Z là 3 nguyên tố kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử 3 nguyên tố trên là 36. Lấy 10,1 gam hỗn hợp X, Y, Z (có tỉ lệ mol lần lượt là 1:1:2) tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích H2 (ở đktc) là A. 8,96 lít. B. 6,72 lít. C. 3,36 lít. D. 10,08 lít. [6]. X là nguyên tố kim loại. Trong một loại nguyên tử của X có tổng số các hạt cơ bản là 58. Cho m gam X vào 0,2 lít dung dịch HCl nồng độ 1M thu được 6,72 lít khí (đktc) và 0,2 lít dung dịch Y. Nồng độ mol của muối trong dung dịch Y là: A. 1M. B. 3M. C. 1,5M. D. 0,75M Muối cacbonat [1.1]. Viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau: a/ Cho ddNa2CO3 lần lượt tác dụng với: ddCa(OH)2, ddBaCl2, HNO3, Na, Ba. b/ Chứng minh tính lưỡng tính của NaHCO3. c/ Nung hh gồm NaHCO3, Na2CO3, KHCO3, NH4HCO3, CaCO3 đến khối lượng không đổi. d/ Cho ddNaHCO3 tác dụng với ddKOH, Ba(OH)2. [1.3]. Trừ muối cacbonat trung hòa của KL nhóm IA, còn lại hầu hết muối cacbonat trung hòa khác đều kém bền với nhiệt. Khi nhiệt phân thì thu được oxit KL và khí CO2. Viết pt nhiệt phân các muối sau: K2CO3, CaCO3, MgCO3, FeCO3, FeCO3 trong kk. [2.1]. Muối hiđrocacbonat của KL nhóm IA bị nhiệt phân ở trạng thái rắn, KL nhóm IIA bị nhiệt phân ngay khi đun nóng trong dd. Viết pt khi đun nóng các dd sau: KHCO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, Mg(HCO3)2, dd gồm Ca2+, Cl-, HCO32- [2.2](B-2010). Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. [2.2]. Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dd sau: Na2CO3, HCl, KHCO3, NaCl, NaOH. [3.7]. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3 và Al2O3 với số mol mỗi chất bằng nhau thu được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X vào nước dư thu được dung dịch Z và kết tủa V. Sục khí Y vào dung dịch Z thu được sản phẩm là: A. Al(OH)3 và BaCO3 B. Ba(AlO2)2 và Ba(HCO3)2 C. Al(OH)3 và Ba(HCO3)2 D. Ba(AlO2)2 và BaCO3. [3.7]. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O, CaCl2 và NaHCO3 có cùng số mol vào nước dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X. Chất tan có trong X là: A. NaCl B. Ca(HCO3)2, NaOH và NaCl C. NaOH và NaCl D. NaOH. [1.2]. Khi cho ddH+ tác dụng với ddCO32- tùy theo cách tiến hành phản ứng mà có thể có phản ứng khác nhau. Viết phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn trong các trường hợp sau: a/ Cho từ từ đến dư ddHCl vào ddNa2CO3, sau một thời gian thấy có khí thoát ra. b/ Cho từ từ ddNa2CO3 vào ddHCl hoặc đổ 2 dd vào nhau, thấy có khí thoát ra ngay. c/ Cho từ từ ddHCl vào ddX gồm K2CO3 và NaHCO3. d/ Cho từ từ ddX ở trên vào ddHCl. [4.1](A-2009). Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. [4.2](A-2010). Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là A. 0,020. B. 0,030. C. 0,015. D. 0,010. [4.3](A-2007). Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b). [4.7]. Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) bởi 200 ml dung dịch KOH aM , thu được dung dịch X , thêm từ từ cho đến hết dung dịch có chứa 0,4 mol HCl vào thấy thoát ra 2,24 lit CO2 ( đktc). Giá trị của a là A. 2,5. B.2,0. C.3,0 . D. 1,5. [3.7]. Hoà tan hoàn toàn 13,8 gam muối cacbonat một kim loại kiềm R2CO3 trong 110 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng còn dư axit trong dung dịch và thể tích khí thoát ra V1 vượt quá 2016 ml. 1/ Muối R2CO3 là: A. Li2CO3. B. Na2CO3. C. K2CO3. D. Rb2CO3. 2/ Giá trị của V1 là: A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. 3/ Hoà tan 13,8 gam muối R2CO3 trên vào nước, thêm từ từ dung dịch HCl 1M cho tới đủ 180 ml, thu được V2 lít khí. Giá trị của V2 là: A. 2,016 lít. B. 1,792 lít. C. 2,24 lít. D. Không xác định được. [3.7]. Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng dd HCl dư thu được V lít khí (đktc) và dung dịch chứa 3,17 gam muối khan. 1/ Giá trị của V là: A. 0,448 lít. B. 0,672 lít. C. 0,224 lít. D. 0,896 lít. 2/ Hai kim loại là: A. Be, Mg. B. Ca, Ba. C. Ba, Sr. D. Mg, Ca. [3.7]. Hoà tan 19,75 gam một muối hiđrocacbonat vào nước. Dung dịch thu được cho tác dụng với H2SO4 vừa đủ, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 16,5 gam muối sufat trung hoà khan. 1/ Công thức của muối hiđrocacbonat là: A. NaHCO3 B. NH4HCO3 C. Ca(HCO3)2 D. KHCO3 2/ Trong một bình kín dung tích 2,8 lít chứa 3,95 gam muối trên. Nung bình để muối bị phân huỷ hoàn toàn rồi giữ nhiệt độ bình ở 3000C thì áp suất trong bình là: A. 2,517atm B. 2,751atm C. 2,571atm D. 2,715atm [2.3]. Cho hhH gồm(Na2CO3, NaHCO3, NH4HCO3). Tiến hành các thí nghiệm sau với cùng 26,9 gam hhH. - Nhiệt phân đến khối lượng không đổi thì thu được V1 lít hh khí và hơi G, 15,9 gam chất rắn L. - Tác dụng vừa đủ với 400 ml ddHCl 1M, thu được V2 lít khí Q. a/ Tính khối lượng mỗi chất trong hhH. b/ Tính V1, V2 ở đktc. [3.1]. Một dd X chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Ca2+; x mol HCO3- và y mol Cl-. Cô cạn dd X rồi lấy chất rắn mang nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng 17,08 gam. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,24 mol và 0,16 mol. B. 0,25 mol và 0,15 mol. C. 0,16 mol và 0,24 mol. D. 0,2 mol và 0,2 mol. [3.3]. Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X ? A. 71,4 gam. B. 23,8 gam. C. 86,2 gam. D.119 gam. [3.4](A-2010). Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,14 và 2,4. D. 0,07 và 3,2. [3.5](A-2010). Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl-; 0,006 mol HCO3- và 0,001 mol NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là A. 0,180. B. 0,120. C. 0,444. D. 0,222. [3.6](B-2010). Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 9,21. B. 9,26. C. 8,79. D. 7,47. [3.7]. Hấp thụ hết V lít CO2 ( đktc) bởi dung dịch có chứa 0,35 mol Ba(OH)2 thu được kết tủa, thêm tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư vào, thấy kết tủa xuất hiện, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 83,95 gam. Giá trị của V là: A. 15,68. B. 11,2. C. 13,44. D. 10,08. [3.7]. Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 16 gam một oxit sắt duy nhất. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. 1/ Công thức của là: A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. FeO và Fe3O4. 2/ Thể tích dung dịch HCl 2M ít nhất phải dùng để hoà tan hoàn toàn 18,56 gam A là: A. 0,6 lít. B. 0,16 lít. C. 0,24 lít. D. 0,48 lít. [4.9]. Trộn 100 ml dung dịch Na2CO3 x M với lượng vừa đủ 100 ml dung dịch gồm FeCl3 0,1M và Fe2(SO4)3 0,15M thu được 4,28 gam kết tủa . Giá trị của x là : A. 0,200. B. 0,146. C.0,6. D. 0,300. [4.10]. Trộn dung dịch K2CO3 vừa đủ với V ml dung dịch FeCl3 0,1M và Fe2(SO4)3 0,15M , phản ứng kết thúc , khối lượng nước lọc thu được có khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của hai dd trước khi trộn là 34,6 gam. Giá trị của V là A. 400. B. 500. C.200. D.300. [3.2]. Cho m gam hỗn hợp Na, Na2O , NaHCO3 , Na2CO3 phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% , phản ứng kết thúc , thu được dung dịch X chỉ chứa một muối trung hòa có nồng độ % là 13,598 và 22,4 lít hỗn hợp khí Y , tỉ khối của Y so với H2 là 17,8 . Cô cạn X được 113,6 gam rắn khan. Giá trị của m là A. 68. B.96. C.106. D. 87. [3.7]. Dung dịch A gồm Na2CO3 và NaHCO3 - Lấy 25 ml A cho tác dụng với 100 ml dd HCl 1M. Lượng HCl dư được trung hoà bằng 14 ml dd NaOH 2M. - Lấy 25 ml dd A cho tác dụng với dd BaCl2 dư, lọc bỏ kết tủa cho nước lọc tác dụng vừa đủ với 26 ml dd HCl 1M. Nồng độ mỗi muối trong 25 ml dung dịch A là: A. 0,92M ; 1,4M. B. 0,92M ; 1,04M. C. 0,75M ; 1,5M. D. 0,75M ; 1,25M. [3.7]. Hoà tan hỗn hợp gồm 23,5 gam CaCO3 và 8,4 gam MgCO3 vào HCl dư thu được dd X và V1 lít khí (đktc), cô cạn dung dịch X và điện phân nóng chảy muối khan thu được m gam kim loại ở catot và V2 lít khí (đktc) ở anot. 1/ Giá trị của m là: A. 11,8g. B. 18,1g. C. 9,64g. D. 9,46g. 2/ Giá trị của V2 là: A. 7,045 lít. B. 7,405 lít. C. 7,504 lít. D. 7,054 lít. 3/ Giá trị của V1 là: A. 8,96 lít. B. 11,2 lít. C. 6,72 lít. D. 7,504 lít. [3.7]. Hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của kim loại thuộc 2 chu kì kế tiếp phân nhóm chính nhóm 2, cho X tác dụng hết với HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y và điện phân nóng chảy muối khan thu được 15 gam kim loại ở catot và V lít khí (đktc) ở anot. 1/ Hai muối là: A. BeCO3, MgCO3. B. MgCO3, CaCO3. C. CaCO3, SrCO3. D. CaCO3, BaCO3. 2/ Giá trị của V là: A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít. [3.7]. Cho 8,8 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và CaCO3 vào bình kín dung tích không đổi chứa 0,01 mol O2. Nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, được hỗn hợp chất rắn B và khí C. Cho B phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch HNO3 6,72% thu được dung dịch D và khí NO. 1/ Khối lượng các chất trong A là: A. B. C. D. 2/ Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch D là: A. 17,02g. B. 17,2g. C. 15,46g. D. 15,64g. 3/ Thể tích khí NO (đktc) là: A. 0,224 lít. B. 0,112 lít. C. 0,075 lít. D. 0,0224 lít. [3.7]. Hỗn hợp A gồm M2CO3 và BaCO3 (M là kim loại kiềm). Cho 10 gam A tác dụng vừa đủ với HCl 0,4M thấy thoát ra 1,344 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối B. Điện phân nóng chảy B thu được V lít khí (đktc) ở anôt và 2 kim loại ở catôt. Cho hỗn hợp 2 kim loại này hoà tan vào nước sau đó cho tác dụng với dung dịch (NH4)2SO4 dư thu được khí C và 9,32 gam kết tủa. 1/ Kim loại M là: A. Li. B. K. C. Na. D. Rb. 2/ Thể tích của dung dịch HCl đã dùng là: A. 0,3 lít. B. 0,6 lít. C. 0,15 lít. D. 0,224 lít. 3/ Khối lượng kim loại thu được ở catot là: A. 6,4g. B. 4,6g. C. 5,94g. D. 5,49g. 4/ Giá trị của V là: A. 2,688 lít. B. 0,672 lít. C. 1,344 lít. D. 1,12 lít. [3.7]. Hoà tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500 ml dd H2SO4 loãng ta thu được dd A, chất rắn B và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dd A thu được 12 gam muối khan. Mặt khác đem nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và chất rắn B1. 1/ Biết hỗn hợp ban đầu số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3. Kim loại R là: A. Ca. B. Fe. C. Ba. D. Cu. 2/ Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng là: A. 0,2M. B. 0,4M. C. 0,8M. D. 0,3M. 3/ Khối lượng của B là: A. 110,5g. B. 122,5g. C. 125,2g. D. 115g. 4/ Khối lượng của B1 là: A. 85,8g. B. 58,8g. C. 88,5g. D. Kết quả khác. [3.7]. Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98% sẽ thu được bao nhiêu gam

File đính kèm:

  • docbai_tap_kim_loai_kiem_tho.doc
Giáo án liên quan