Bài tập lưu huỳnh 2

Bài 1. Đun nóng hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 3,2g lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí Y và dung dịch Z (hiệu suất phản ứng đạt 100%). Thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí X là:

A. 20% và 80%. B. 60% và 40% C. 55% và 45% D. Kết quả khác

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lưu huỳnh 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. Đun nóng hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 3,2g lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí Y và dung dịch Z (hiệu suất phản ứng đạt 100%). Thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí X là: A. 20% và 80%. B. 60% và 40% C. 55% và 45% D. Kết quả khác Bài 2. Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 (không khí) thì coi không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không? A. Có bị ô nhiễm B. Không bị ô nhiễm. C. Lượng SO2 vừa đúng quy định D. Không xác định được Bài 3. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,464 lít hỗ hợp khí X (đktc). Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu 23,9g kết tủa màu đen. Thể tích các khí trong hỗn hợp khí X là: A. 0,224 lít và 2,24 lít. B. 0,124 lít và 1,24 lít C. 0,224 lít và 3,24 lít D. 0,324 lít và 2,24 lít Bài 4. Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 và 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành là: A. 15,6g và 5,3g B. 18g và 6,3g C. 15,6g và 6,3g. D. Kết quả khác Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 125,6g hỗn hợp FeS2 và ZnS thu được 102,4g SO2. Khối lượng của 2 chất trên là: A. 77,6g và 48g. B. 76,6g và 47g C. 78,6g và 47g D. Kết quả khác Bài 6. Có 3 ống nghiệm đựng các khí SO2, O2 và CO2. Dùng phương pháp thực nghiệm nào sau đây để nhận biết các chất trên: A. Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ B. Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ C. Cho hoa hồng vào các khí, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ D. B và C đúng. Bài 7. Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6. X trong bảng tuần hoàn là: A. Oxi B. Lưu huỳnh. C. Cacbon D. Photpho Bài 8. Cho 4,6g natri kim loại tác dụng với một phi kim tạo muối và phi kim trong hợp chất có số oxi hoá là -2, ta thu được 7,8g muối, phi kim đó là phi kim nào sau đây: A. Clo B. Flo C. Lưu huỳnh. D. Kết quả khác Bài 9. Cho biết tổng số electron trong anion XY32- là 42. Trong các hạt nhân của X cũng như Y số proton bằng số nơtron. X và Y lần lượt là nguyên tố nào sau đây: A. F và Al B. N và K C. C và O D. S và O. Bài 10. Hoà tan 3,38g oleum X vào nước, người ta phải dùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử oleum X là công thức nào sau đây: A. H2SO4.3SO3. B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.4SO3 D. H2SO4.nSO3 Bài 11. Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Nếu chỉ dùng thêm một hoá chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên: A. Bari hiđroxit B. Natri hiđroxit C. Bari clorua d. A và C đều đúng. Bài 12. Có 200ml dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu? A. 711,28cm3 B. 533,60cm3. C. 621,28cm3 D. 731,28cm3 Bài 13.Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt: natri hiđroxit, axit clohiđric, axit sunfuric người ta có thể dùng một trong các chất nào sau đây: A. Na2CO3 B. Quỳ tím C. Đá phấn. D. Phenolphtalein Bài 14. Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, người ta có thể sản xuất được khối lượng axit sunfuric là bao nhiêu? a. 1558kg B. 1578kg C. 1548kg D. 1568kg. Bài 15. Có 5 bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: NaCl, H2SO4, FeCl3, MgCl2, NaOH. Nếu chỉ dùng thêm một hoá chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây để nhận biết các chất trên. A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch CuSO4 C. Phenolphtalein D. B và C đúng. Bài 16. Có những hoá chất sau: CaSO3 (1), BaSO3 (2), Na2SO3 (3), CuSO3 (4). Nếu cho những hoá chất trên tác dụng với dung dịch H2SO4 để điều chế SO2 thì chất nào là thuận lợi nhất? A. (3) và (4). B. (1) và (3) C. (2) và (3) D. (1) và (4) Bài 17. Có một loại quặng pirit chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn H2SO4 98% thì lượng quặng pirit trên cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất điều chế H2SO4 là 90%. A. 69,44 tấn. B. 68,44 tấn C. 67,44 tấn D. 70,44 tấn Bài 18. Cho các muối: natri florua (1), natri clorua (2), natri bromua (3), natri iotua (4). Muốn điều chế các hiđro halogenua ta có thể dùng muối nào trong các muối trên tác dụng với H2SO4 đặc: A. (1) và (3) B. (1) và (2). C. (2) và (3) D. (3) và (4) Bài 19. Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,660g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hoá trị II, người ta thu được 0,1 mol khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hoà tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí SO2. X, Y là những kim loại nào sau đây: A. Hg và Zn B. Cu và Zn. C. Cu và Ca D. Kết quả khác Bài 20. Có 6 bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: kali sunfat, đồng sunfat, kali sunfit, đồng clorua, kali sunfua, natri clorua. Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt các dung dịch trên: A. Dựa vào màu sắc, dùng dd BaCl2, dùng dd H2SO4, dùng dd Ba(OH)2 B. Dựa vào màu sắc, dùng dd Ba(OH)2, dùng dd H2SO4 loãng, dùng dd AgNO3 C. Dựa vào màu sắc, dùng dd BaCl2, dùng dd H2SO4 loãng, dùng dd Ba(OH)2 D. A và C đúng. Bài 26. Hoà tan 1,8g muối sunfat của kim loại thuộc nhóm IIA trong nước rồi pha loãng cho đủ 150ml dung dịch. Để phản ứng hết với dung dịchnày cần 20ml dung dịch BaCl2 0,75M. Tìm nồng độ mol của dung dịch muối sunfat pha chế và côg thức phân tử của muối. A. 0,3M và CaSO4 B. 0,3M và MgSO4 . B. 0,6M và CuSO4 D. 0,9M và BaSO4 Bài 27. X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong một nhóm A. Cấu hình electron ngoài cùng của X là 2p4. X và Y là hai nguyên tố nào sau đây: A. N và P B. C và Si C. O và S. D. Kết quả khác Bài 28. Cho một lượng chất A tác dụng hết với một lượng dung dịch H2SO4 vừa đủ, tạo ra chất B, C và 7,548 lít khí D ở 30oC, 1 atm. ở cùng nhiệt độ, áp suất, tỷ khối hơi của D so với hiđro bằng 2,286 lần tỷ khối hơi của nitơ so với hiđro. Biết rằng trong các pơhản ứng trên các chất đều có hệ số như nhau trong các phương trình; A có thể là một trong các chất K2CO3, K2SO3, KHCO3, KHSO3. Vậy A là chất nào trong các chất sau: A. K2SO3 B. K2CO3 C. KHSO3 D. K2SO3 hoặc KHSO3.

File đính kèm:

  • docBai tap luu huynh 2.doc
Giáo án liên quan