Bài tập nhóm oxi

Một số phản ứng khó liên quan đến:

* O2

2Cu + 2H2SO4 + O2 → 2CuSO4 + 2H2O 2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2 ↑

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O → 2Fe(OH)3

H2S + ½ O2 → S + H2O (trắng xanh) (nâu đỏ)

H2S + 3/2 O2 → SO2 + H2O 2Fe(OH)2 + ½ O2 → Fe2O3 + 2H2O

* H2O2, O3

H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3 H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2

H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH O3 + 2Ag → Ag2O + O2

2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 →2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM OXI Một số phản ứng khó liên quan đến: * O2 2Cu + 2H2SO4 + O2 → 2CuSO4 + 2H2O 2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2 ↑ 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O → 2Fe(OH)3 H2S + ½ O2 → S + H2O (trắng xanh) (nâu đỏ) H2S + 3/2 O2 → SO2 + H2O 2Fe(OH)2 + ½ O2 → Fe2O3 + 2H2O * H2O2, O3 H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3 H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH O3 + 2Ag → Ag2O + O2 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 →2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O * S 3S + 2KClO3 → 3SO2 + 2KCl S + 2H2SO4 (đặc) → 3SO2 + 2H2O S + 2H2SO4 (đặc) → 3SO2 ↑ + 2H2O 3S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O * H2S 2NO + 2H2S → 2S ↓ + N2 + 2H2O H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8Cl2 H2SO3 + 2H2S → 3S ↓ + 3H2O H2S + Cl2 → S ↓ + 2HCl I2 + H2S → S ↓ + 2HI 2H2S + 2K → 2KHS + H2 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O 2H2S + 4Ag + O2 → 2Ag2S + 2H2O H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl + S ↓ CuS, PbS + H2SO4 : không phản ứng H2S + H2SO4 (đ) → SO2 ↑ + S ↓ + 2H2O H2S + CuSO4 → CuS ↓ + H2SO4 2KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5S + K2SO4 + 8H2O * SO2 SO2 + NO2 → SO3 + NO SO2 + 2H2O + Cl2 → H2SO4 + 2HCl SO2 + 2CO 2CO2 + S ↓ SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr SO2 + 2Mg → 2MgO + S ↓ SO2 + 2FeCl3 + 2H2O → 2FeCl2 + H2SO4 + 2HCl SO2 + 6HI → 2H2O + H2S + 3I2 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2O * SO3 SO3 + 2KI → K2SO3 + I2 3SO3 + 2NH3 → 3SO2 + N2 ↑ + 2H2O * H2SO3 H2SO3 + ½ O2 → H2SO4 4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S H2SO3 + I2 + H2O → H2SO4 + 2HI NaHSO3 + NaClO → NaHSO4 + NaCl H2SO3 + 2H2S → 3S + 3H2O * H2SO4 H2SO4 (đ) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O 2H2SO4 + C → 2SO2 ↑ + CO2 ↑ + 2H2O H2SO4 (đ) + 2HBr → Br2 + SO2 + 2H2O 2H2SO4 + S → 3SO2 ↑ + 2H2O 6H2SO4 (đ,n) + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 5H2SO4 + 2P → 2H3PO4 + 5SO2 ↑ + 2H2O 2H2SO4 (đ) + Zn → ZnSO4 + SO2 + 2H2O 4H2SO4 (đ,n) + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 4H2SO4 (đ) + 3Zn → 3ZnSO4 + S + 4H2O 4H2SO4(đ,n) + 2Fe(OH)2→Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O 5H2SO4 (đ) + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O H2SO4 (đ,n) + H2S → SO2 + S + 2H2O 2H2SO4 (đ) + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O K2Cr2O7 + 12FeSO4 + 11H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 6Fe2(SO4)3 + K2SO4 + S ↓ + 11H2O PHẦN I : BÀI TẬP SƠ ĐỒ, CHUỖI PHẢN ỨNG a/ A + B → D ↑ (mùi trưng thối) D + E → A + G A + O2 → E ↑ F + G → X E + O2 F E + G + Br2 → X + Y X + K2SO3 → H + E ↑ + G b/ A + B → C ↑ (mùi trứng thối) C + Cl2 → F + B C + O2 → E ↑ + H2O Dd F + H → FeCl2 +C ↑ B + O2 → E ↑ C + G → T ↓ (đen) + HNO3 c/ A + C → D ↑ D + E → A ↓ + H2O A + B → E ↑ D + KMnO4 + H2O → G + H + F A + F → D ↑ + H2O E + KMnO4 + F → A ↓ + G + H + H2O d/ FeS → H2S → Na2S → FeS → Fe2(SO4)3 → FeCl3 → Fe(OH)3 e/ FeS2 → SO2 → S → H2S → SO2 → SO3 → SO2 → H2SO4 → BaSO4 → SO2 → NaHSO3 f/ FeS → H2S → S → NO2; H2S → H2SO4 → CuSO4; H2S → SO2 → HBr g/ X A B C D BaSO4 ↓ C E BaSO4 ↓ h/ MnO2 → Cl2 → S → SO2 → H2SO4 → CO2 → K2CO3 → KNO3 i/ NaCl → NaOH → NaCl → Cl2 → S → H2S → H2SO4 → S; Cl2 → FeCl3 → Fe2(SO4)3 ; FeCl3 → S j/ KMnO4 → Cl2 → NaCl → Cl2 → FeCl3 → Fe2(SO4)3 → Fe(NO3)3 H2SO4 → NaHSO4 → Na2SO4 k/ Zn → ZnS → H2S → SO2 → H2SO4 → Fe2(SO4)3 → FeCl3 SO2 → S → Al2S3 l/ FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → Na2SO3 → Na2SO4 → NaCl → NaNO3 HBr → AgBr m/ Ca(NO3)2 → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuCl2 n/ ZnS ® H2S ® S ® SO2® SO3 ® H2SO4 ® HCl ® Cl2 ® KClO3 ® O2® S ® H2S ® SO2 ® Na2SO3 ® Na2SO4 ® NaCl ® Cl2 o/ ZnS® SO2 H2SO4 ® Fe2(SO4)3 ® Fe(OH)3 ® Fe2O3® Fe®FeS ® FeSO4®Fe2(SO4)3 H2S S SO2 KHSO3 ® K2SO3 ® K2SO4 ® KOH ® KClO ® Cl2® CaOCl2 p/ FeS ® H2S ® SO2 NaHSO3 ® Na2SO3 ® SO2 H2SO4 ® K2SO4 ® KCl ® KOH ® KClO3 ® O2 ® S ® ZnS ® SO2 ® SO3 ® BaSO4 PHẦN II : BÀI TOÁN 1. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh. Đem hoà tan chất rắn sau phản ứng trong dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lit khí thoát ra. Nếu đem hết lượng khí này cho vào dung dịch Pb(NO3)2 dư thì còn lại 2,24 lit khí. Các thể tích đều đo ở đktc. Tính % khối lượng của sắt và lưu huỳnh trong hỗn hợp đầu và tính khối lượng kết tủa tạo thành trong dung dịch Pb(NO3)2? 2. Cho sản phẩm tạo thành khi nung hỗn hợp 5,6 gam sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh vào 500 ml dung dịch HCl thì được 1 hỗn hợp khí bay ra và một dung dịch A (hiệu suất phản ứng 100%). a) Tính thành phần phần trăm thể tích hỗn hợp khí tạo thành? b) Để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch A phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl? 3. Cho 6,45 gam một hỗn hợp gồm lưu huỳnh và 1 kim loại M ( hoá trị 2) vào một bình kín không chứa Oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng với dung dịch HCl dư thu đựoc khí C và 1,6 gam chất rắn D không tan. Cho khí C đi từ từ qua 1 dung dịch Pb(CH3COO)2 có kết tủa cân nặng 11,95 g. Xác định kim loại M và tính khối lượng M và lưu huỳnh trong hỗn hợp ban đầu? 4. Một hỗn hợp X gồm bột lưu huỳnh và một kim loại M hoá trị 2 có khối lượng là 25,9 g. Cho X vào 1 bình kín không chứa không khí. Thực hiện phản ứng giữa M và S ( phản ứng hoàn toàn) thu được chất rắn A. khi cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, A tan hết tạo ra hỗn hợp khí B có V=6,72 lit (đkc) và tỉ khối đối với Hiđro bằng 11,666. Xác định thành phần hỗn hợp khí B, tên kim loại M và khối lượng S và M trong hỗn hợp X? 5. Một hỗn hợp Y gồm Zn và lưu huỳnh; Cho M và S phản ứng hoàn toàn với nhau tạo ra chất rắn C. Khi cho C tác dụng với dung dịch HCl dư thì còn lại 1 chất rắn D không tan cân nặng 6 gam và thu được 4,48 lit khí E có tỉ khối của E đối với hiđro là 17. Tính khối lượng Y? 6. Một hỗn hợp Z gồm kẽm và lưu huỳnh; nung nóng hỗn hợp trong bình kín không có oxi thu được chất rắn F. Khi cho F tác dụng với dung dịch HCl dư để lại một chất rắn G không tan cân nặng 1,6 gam và tạo ra 8,96 lit hỗn hợp khí (đkc) có tỉ khối đối với hiđro bằng 17. Tính khối lượng hỗn hợp Z và hiệu suất phản ứng giữa M và S? 7. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng trong các trường hợp sau: a) Dẫn 2,24 lit khí hiđrosunfua vào 300 ml dung dịch NaOH 1M b) Dẫn 13,44 lit SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M c) Dẫn 0,672 lit SO2 vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0.02 M 8. Dẫn 12, 8 gam SO2 vào 50 ml dung dịch NaOH 25% ( d= 1,28 gam /ml). Muối nào được tạo thành? Tính C% của nó trong dung dịch thu được? 9. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lit H2S (đktc) rồi hoà tan tất cả sản phẩm sinh ra vào 80 ml dung dịch NaOH 25% ( d= 1,28 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được? 10. Một hỗn hợp X gồm 2muối sunfit và hiđrosunfit của cùng một kim loại kiềm - Cho 43,6 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Chất khí A sinh ra làm mất màu vừa đủ 400 ml dung dịch KMnO4 0,3M 2KMnO4 + 5SO2 +2 H2O → 2MnSO4 + 2KHSO4 + H2SO4 - Mặt khác, 43,6 gam hỗn hợp X cũng tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. a) Xác định tên kim loại kiềm? % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X? b) Cho toàn bộ khí A sinh ra hấp thụ vào 500 gam dung dịch Ba(OH)2 6,84%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được? c) Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 6,84% tối thiểu dùng để hấp thu toàn bộ lượng khí A nói trên? 11. Dẫn V lit (đkc) khí CO2 qua dung dịch có chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Tính V? 12. Cho 16,8 lit khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Nếu cho một lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu đựoc lượng kết tủa bao nhiêu? 13. Dẫn V lit khí CO2 (đkc) hấp thụ vào dung dịch có chứa 0,5 mol Ca(OH)2 thấy có 25 gam kết tủa. Tính V? 14.* 11,2 lit (đkc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magiê và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của 2 kim loại. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A? thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B? 15.* Hoà tan hoàn toàn một lượng bột sắt vào dung dịch HNO3 thu được muối sắt (III) nitrat và hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Tính khối lượng sắt đã hoà tan? 16.* Cho 11 gam hỗn hợp sắt và nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lit khí SO2 (đkc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? 17.* Hoà tan hoàn toàn a gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 thu được b gam một muối và có 168 ml khí SO2 (đkc) duy nhất thoát ra. Tính trị số a, b và công thức FexOy? 18.* Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp M có khối lượng 12 gam gồm: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn M vào dung dịch H2SO4 đặc thu đựoc 3,36 lit SO2 duy nhất (đkc). Tính giá trị m? 19.* Hoà tan hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp kim loại Al, Zn bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được dd X; 7,616 lit SO2 (đkc) và 0,64 g lưu huỳnh. Tính tổng khối lượng muối trong X? 20.* Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng hết với 1 hỗn hợp gồm 4,80 gam magiê và 8,10 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của 2 kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A?

File đính kèm:

  • docBai tap Chuong oxi - luu huynh full.doc
Giáo án liên quan